K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cảm nghĩ đoàn viên

Mừng ngày hai sáu tháng ba
Nguồn vui tuổi trẻ nở hoa tưng bừng
Bảy ba năm lớn không ngừng
Vì dân vì nước hiến dâng đức tài

Tôi yêu đoàn như muôn hoa lá
Đoàn vinh quang óng ả giữa mùa xuân
Đang thúc giục tinh thần tôi cố gắng
Để vươn lên hàng ngũ của đoàn
Tôi yêu đoàn, tôi yêu biết mấy
Giây phút nào tả được lòng tôi
Nguyện một lòng cố gắng bạn ơi
Để xứng đáng là đoàn viên giỏi
Nào bạn ơi vững vàng rắn rỏi
bước lên đường bao thế hệ đã qua
Cất tiếng hát và làm nhiều việc khác
Để đất nước ta ngày một đẹp hơn

Cảm nghĩ đoàn viên

Mừng ngày hai sáu tháng ba
Nguồn vui tuổi trẻ nở hoa tưng bừng
Bảy ba năm lớn không ngừng
Vì dân vì nước hiến dâng đức tài

Tôi yêu đoàn như muôn hoa lá
Đoàn vinh quang óng ả giữa mùa xuân
Đang thúc giục tinh thần tôi cố gắng
Để vươn lên hàng ngũ của đoàn
Tôi yêu đoàn, tôi yêu biết mấy
Giây phút nào tả được lòng tôi
Nguyện một lòng cố gắng bạn ơi
Để xứng đáng là đoàn viên giỏi
Nào bạn ơi vững vàng rắn rỏi
bước lên đường bao thế hệ đã qua
Cất tiếng hát và làm nhiều việc khác
Để đất nước ta ngày một đẹp hơn

12 tháng 3 2016

   Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.    Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.    Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:   

•    Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương      

•    Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương      

•    Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương      

•    Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam     

•    Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam     

•    Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh     

•    Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh   

 Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.

 

  Mỗi chặng đường lịch sử của dân tộc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có những hình thức đấu tranh và những nhiệm vụ đặt lên hàng đầu khác nhau. Với mỗi giai đoạn, tên gọi của Đoàn đã được thay đổi.Tháng 5/1935, Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập và sau đó giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 6/1936. Chính phủ phái tả lên cầm quyền ở Pháp. Căn cứ diễn biến tình hình thế giới và trong nước, tháng 7/1936, Hội nghị T.Ư Đảng đã định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh cách mạng trong thời kỳ mới.Nhiệm vụ của Đảng và nhân dân ta lúc này là tập trung mũi nhọn đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đảng chủ trương lập Mặt trận Nhân dân Phản đế sau đổi thành mặt trận Thống nhất Dân chủ. Hội nghị BCH T.Ư Đảng họp tháng 7/1936 đã ra những quyết định quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động TN. Theo đó, trong thời kỳ cách mạng từ giữa năm 1936 đến mùa thu năm 1939, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương mang tên Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương phù hợp với nhiệm vụ chính trị qua các nghị quyết của Đảng như trên đã nêu. Đoàn Thanh niên Dân chủ hoạt động công khai, có cơ quan báo chí riêng, đó là các tờ “Bạn dân”, “Thế giới”, “Mới” phát hành ở cả ba miền đất nước. Đoàn đã xây dựng đội ngũ của mình gồm hàng vạn đoàn viên, đấu tranh kiên cường dưới ngọn cờ của Đảng, tiếp nối truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương (1931 – 1935).Ngoài việc phát hành báo, tổ chức Đoàn còn lập các Hội đọc sách, Hội văn nghệ, Hội thể thao, đặc biệt là hình thành các nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Nhiều tác phẩm chính trị, văn học của C.Mác. F.Angghen, V.I.Lênin, Goocki… như: “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, “Tư bản”, “Nhà nước là gì?”, “Người mẹ”… cũng như các cuốn sách do các chiến sĩ cộng sản Việt Nam viết như: “Vấn đề dân cầy” của Qua Ninh và Vân Đình, “Mác xít phổ thông” của Hải Triều và Thơ Tố Hữu được đông đảo đoàn viên, thanh niên hân hoan đón đọc.Được sự quan tâm của các Xứ ủy Đảng, phong trào TN và tổ chức Đoàn được củng cố, phát triển sâu rộng, có hệ thống từ cơ sở lên đến tỉnh, thành và xứ.Tuy nhiên, đến tháng 9/1939, đại chiến thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Thực dân Pháp thẳng tay thi hành chính sách đàn áp, khủng bố phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và TN ta. Tổ chức Đoàn phải trở lại hoạt động bí mật. Tháng 11/1939, T.Ư Đảng họp Hội nghị lần thứ 6 tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định). NQ Hội nghị nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của CMGP dân tộc, là nhiệm vụ hàng đầu của CM Đông Dương. Hội nghị chủ trương lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các giai cấp và dân tộc ở Đông Dương để đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai của chúng.Theo chủ trương của Đảng, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương mang tên mới là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của các tổ chức TNCS và TNDC trước đây. Đoàn đã xây dựng được cơ sở ở nông thôn, trong nhà máy và các trường học. Trong tình hình mới, tổ chức Đoàn hoạt động bí mật và được tổ chức chặt chẽ. Những ĐVTN Dân chủ được thử thách, lựa chọn và chuyển thành ĐVTN Phản đế, các hội viên TN trong các tổ chức TN phổ thông được giao những công tác thích hợp để thử thách bồi dưỡng.Tháng 9/1940, Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Từ đây nhân dân Việt Nam một cổ hai tròng, bị hai kẻ thù là phát xít Nhật và thực dân Pháp cùng thống trị. Nhưng nhân dân Việt Nam và thế hệ thanh niên nước ta thời kỳ này không chịu khuất phục: Tháng 9/1940, khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra; tháng 11/1940, khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ với sự xuất hiện lần đầu tiên lá Cờ đỏ Sao Vàng; tháng 1/1941, nổ ra cuộc binh biến ở đồn Chợ Rạng và đồn Đô Lương.Các tổ chức Đoàn TN Dân chủ sau đó là Đoàn Thanh niên Phản đế đã vận động thanh niên đi đầu trong các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang từng phần, báo hiệu một thời kỳ mới: chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Tháng 11/1940, Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 7 họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) trong đó có phần nói về: “Vấn đề tổ chức các đoàn thể quần chúng”. Nghị quyết hội nghị ghi: “Vì chính sách của Đảng ta hiện tại là chính sách cứu quốc cho nên mục đích các hội quần chúng cũng xoay về việc cứu quốc là cốt yếu…… Việt Nam thanh niên Cứu quốc từ nay là đoàn thể của tất thảy thanh niên từ 18 đến 22 tuổi muốn tranh đấu đánh Pháp, đuổi Nhật”.Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bí mật về nước để cùng Ban chấp hành TW Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Đây là sự kiện hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta…Tháng 5/1941, Hội nghị lần thứ 8 của TƯ Đảng họp tại Pắc Bó (Cao Bằng) do Nguyễn ái Quốc, đại diện của Quốc tế cộng sản triệu tập và chủ trì. Hội nghị đã nêu một quyết tâm sắt đá: “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.Để tập hợp động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đánh đuổi phát xít Pháp - Nhật, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Gọi tắt là Việt Minh) và các Hội cứu quốc, trong đó có: Đoàn Thanh niên Cứu quốc - Việt Nam - một tổ chức của những thanh niên yêu nước tiếp nối sự nghiệp của các tổ chức thanh niên do Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc sáng lập và lãnh đạo trước đó.Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hội nghị đã hoàn thành việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới. Hội nghị đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Đoàn TN Cứu quốc trong cao trào đấu tranh của giải phóng dân tộc. Trong suốt chặng đường dài từ 1941 – 1956, Đoàn TNCQ Việt Nam đã đóng góp to lớn, kể cả hy sinh xương máu, cùng dân tộc vùng dậy trong Cách mạng Tháng Tám, lập nên Nhà nước Dân chủ, cộng hòa - Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á. Tháng 2/1950, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam được triệu tập tại căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Đây là Đại hội đại biểu toàn quốc đầu tiên của Đoàn, gồm trên 400 đại biểu của ba miền đất nước. Sau đó, Đoàn đã vận động đoàn viên, TN đi tiếp chặng đường hơn 9 năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh góp phần xứng đáng làm nên một Điện Biên chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc (7/1954), bắt tay xây dựng hậu phương lớn XHCN ở miền Bắc, chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Tháng 7/1954, hòa bình đợc lập lại trên miền Bắc, căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ mới, Bộ Chính trị T.Ư Đảng trong phiên họp tháng 9/1954 đã chủ trơng đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam và xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam thành một tổ chức thực sự có tác dụng là lực lợng dự trữ và cánh tay của Đảng.Quyết nghị có đoạn viết: “Đảng ta là Đảng Lao động Việt Nam. Việc Đoàn TNCQ Việt Nam đổi tên thành Đoàn TNLĐ Việt Nam sẽ làm cho thanh niên thêm phấn khởi, thêm gắn bó với Đảng và do đó càng quyết tâm phấn đấu đến cùng dới ngọn cờ của Đảng”.Trong “Quyết nghị về đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam và kế hoạch xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam” (Ban Bí th T.Ư - ngày 19/10/1955) đã nêu rõ tính chất, nhiệm vụ, vấn đề tổ chức và kế hoạch xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam.Về tính chất của Đoàn TNLĐ Việt Nam, Quyết nghị nêu: “Đoàn TNLĐ Việt Nam là một tổ chức quần chúng tiên tiến của TN Việt Nam, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Đoàn TNLĐ Việt Nam là trờng học của chủ nghĩa Mác-Lênin của thanh niên, là nơi bồi dỡng lực lợng dự trữ của Đảng, là cánh tay thực hiện mọi chính sách của Đảng”. Quyết nghị của Đảng đã vạch rõ nhiệm vụ của Đoàn trong thời kỳ mới và đề ra kế hoạch xây dựng Đoàn là:1. Đảm bảo tính chất tiên tiến của Đoàn… Không kết nạp ồ ạt và tập thể. Nơi nào chưa có đủ điều kiện đổi tên Đoàn thì chưa đổi.2. Làm cho ĐVTN có một nhận thức đúng đắn về Đoàn TNLĐ Việt Nam. Việc kết nạp đoàn viên hoặc đổi tên Đoàn phải trên cơ sở tự nguyện, tự giác của TN.3. Kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện những nhiệm vụ công tác chính trớc mắt do Đảng đề ra… Việc xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam cần làm một cách có lãnh đạo và có kế hoạch cụ thể cho từng vùng…”.Quyết nghị nêu kết luận: “Việc đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam là một việc rất quan trọng có ảnh hởng đến việc xây dựng một phong trào thanh niên lớn mạnh trong toàn quốc, đến việc phát triển cơ sở Đảng trong quần chúng lao động và việc hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Các cấp ủy Đảng cần nắm vững đờng lối vận động thanh niên của Đảng, trực tiếp lãnh đạo thực hiện nghị quyết này”. Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người sáng lập rèn luyện Đoàn ta qua đời. Toàn thể cán bộ, ĐVTN và đội viên thiếu niên, nhi đồng nước ta vĩnh biệt Người với nỗi xót thương vô hạn. Bác Hồ và Đảng đã coi sự trưởng thành của lớp thanh niên nước ta là một trong những thành quả vĩ đại của cách mạng, có quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay và mai sau.Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ và theo đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam, nhân dịp kỉ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/1970), BCH T.Ư Đảng đã ra Nghị quyết cho Đoàn Thanh niên và đội thiếu niên, Đội Nhi đồng được mang tên Bác.Nghị quyết nêu rõ: “… Thể theo nguyện vọng của thế hệ trẻ nước ta và đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam”. BCH T.Ư Đảng Lao động Việt Nam Quyết định:- Đoàn TNLĐ Việt Nam nay là Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh- Đội TNTP Việt Nam nay là Đội TNTP Hồ Chí Minh- Đội Nhi đồng Việt Nam nay là Đội Nhi đồng Hồ Chí MinhTổ chức Đoàn và tổ chức đội được mang tên Bác là vinh dự lớn lao, đồng thời là trách nhiệm nặng nề trước Tổ quốc và nhân dân. Đoàn ta được mang tên Bác Hồ càng làm rõ mục đích và tính chất của Đoàn là đội tiên phong chiến đấu của TN, đi đầu phấn đấu cho lý tưởng cách mạng cao cả của Đảng và Bác Hồ là độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tháng 4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam.Ngày 26/3/1976, Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Tại Lễ kỷ niệm này, tổ chức Đoàn trong cả nước đã thống nhất mang tên chung là Đoàn Thanh Niên Lao động Hồ Chí Minh.Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đổi tên đảng Lao động Việt Nam (2-1951) thành Đảng Cộng Sản Việt Nam và thể theo nguyện vọng của cán bộ, ĐVTN cả nước, Đại hội Đảng lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh (1970) thành: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.Đại hội Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học CSCN của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng”.Được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là vinh dự và tự hào lớn của toàn thể cán bộ đoàn viên nước ta.

12 tháng 3 2016

Đảng ta trong quá trình thành lập đã rất chú ý đến vai trò thanh niên. Đó cũng là điều Hồ Chủ tịch hết sức quan tâm.

Ngay khi cho xuất bản tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, trong phần phụ lục nhan đề Gửi thanh niên Việt Nam Hồ Chủ tịch đã kêu gọi tha thiết: "Đông Dương đáng thương hại, Người sẽ nguy mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh".

Tháng 12-1924, Hồ Chủ tịch về Quảng Châu khi những điều kiện cho việc thành lập một tổ chức cánh mạng đã chín mùi. Tháng 6-1925, một năm sau tiếng bom của liệt sĩ Phạm Hồng Thái, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng minh Hội được thành lập. Ngay lúc ấy, Người đã thành lập nhóm Thanh niên cộng sản đoàn làm nòng cốt cho Việt Nam Thanh niên đồng chí Hội, lúc đầu chỉ có 9 người, cuối 1926 đã lên đến 26 người, trong đó có các đồng chí như: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong...

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, công tác thanh niên trong nước xuất hiện ở nhà máy xi măng và trường trung học Bon - Nan (nay là trường Ngô Quyền) ở Hải Phòng. Chi bộ Thanh niên Cộng sản nhà máy xi măng có 10 đoàn viên, ra báo bí mật lấy tên là Tia Lửa.

Trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, tổ chức Thanh niên Cộng sản phát triển mạnh, tuy vậy vẫn sinh hoạt chung với chi bộ Đảng, chưa có tổ chức độc lập và thống nhất.

 

 

Nghị quyết của hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 họp vào cuối tháng 3-1931 ở Sài Gòn đã nhấn mạnh: "... tổ chức ra Thanh niên cộng sản đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết". Do đó Đảng chủ trương thống nhất các tổ chức thanh niên thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, nhằm thu hút thanh niên phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

Ngày 20 tháng 4 năm 1931, từ nước ngoài, đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Trung ương Đảng đã nhắc nhở việc thống nhất nhanh chóng các tổ chức thanh niên.

Cuối tháng 4-1931, từ nước ngoài, ở Trung Kỳ Xứ ủy Đoàn được thành lập trên cơ sở các Đoàn Uỷ ban Cán Sự Đoàn các cấp. Riêng Nghệ An và Hà Tĩnh, đã hình thành các Tỉnh ủy Đoàn và Huyện ủy đoàn khá hoàn chỉnh. Lúc này Đoàn đã có khoảng 2000 đoàn viên...

Sau đó, trong phiên họp lần thứ 10 (9-1960) và thứ II (I-1961), của Ban chấp hành Trung ương Đoàn, qua nghiên cứu thực tế lịch sử trong thời kỳ thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đã thấy rõ tác dụng to lớn của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương. Nghị quyết Trung ương Đoàn lần thứ hai đã quyết định chọn ngày 26 tháng 3 - ngày mở đầu hội nghị - làm ngày kỷ niệm sinh nhật Đoàn. Quyết định này được đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ba (3-1961) thông qua.

Từ năm 1931 đến năm 1935 Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương tiếp tục phát triển ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Nam Bộ. Tháng 3-1935 tại Đại hội Đảng lần thứ ở Ma Cao (Trung Quốc), Chương trình hành động của Đoàn công bố từ 1933 được công nhận chính thức và Đại hội cũng đề xuất việc triệu tập Đại hội Đoàn toàn quốc. Nhưng do tình hình thay đổi, đại hội đã không họp được.

Tháng 5-1936 khi Đảng ta ra công khai và thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương thì cùng năm đó, Đoàn thanh niên dân chủ cũng được thành lập trên cơ sở Đoàn thanh niên cộng sản Đông Dương. Ngày 5-5-1938, đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn thanh niên dân chủ đã họp ở Hà Nội và bầu ra Ban chấp hành Trung ương Đoàn.

Tháng 9-1939, đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 họp tại Sài Gòn (II-1939) dưới sự điều khiển của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng bí thư Đảng, đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, tập trung mũi nhọn đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc, lập Mặt trận phản đế Đông Dương. Từ đầu 1940, đảng đã thành lập Đoàn thanh niên phản đế. Đoàn thanh niên phản đế đã tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940), Nam Kỳ (II-1940).

Hội Nghị trung ương lần thứ 8 (5-1941) do đồng chí Nguyễn ái Quốc triệu tập tại lán Khuổi Nậm (Cao Bằng) đã thành lập Mặt trện Việt - Minh và các đoàn thể cứu quốc. Ngày 20-4-1941, Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam thành lập. Trong thời kỳ vận động Cách mạng tháng 8, Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam là lực lượng chiến đấu xung kích.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) biết bao đoàn viên thanh niên cứu quốc đã hy sinh anh dũng như: Võ Thị Sáu, Cù Chính Lan, Trần Văn Ơn...

 

 

Sau khi hòa bình lập lại, trong phiên họp vào tháng 9-1955, Bộ chính trị trung ương Đảng đã chủ trương đổi tên Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam thành Đoàn thanh niên lao động Việt Nam. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam (II-1956), Đoàn đã chính thức mang tên Đoàn thanh niên lao động Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam là lực lượng đầu tàu xung kích xây dựng chủ nghĩa xã hội với khẩu hiệu "Sống chiến đấu theo gương những người cộng sản" và "Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch năm năm". Đại hội Đảng lần thứ 3 (9-1960) đã xác nhận "thanh niên là lớp người xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản nước ta".

Đầu tháng 9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người Bác kính yêu của thế hệ trẻ Việt Nam qua đời. Ban chấp hành trung ương Đảng họp phiên bất thường và quyết định: Đoàn thanh niên lao động Việt Nam, Đội thiếu niên tiền phong, Đội nhi đồng Tháng Tám được mang tên Bác.

Từ đây Đoàn mang tên Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh, một vinh dự và trách nhiệm lớn của Đoàn và thế hệ trẻ nước ta.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thế hệ trẻ Việt Nam ở cả 2 miền Nam Bắc đã dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đã viết lên những trang sử sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Sau chiến thắng đầu xuân 1975, Mỹ cút, ngụy nhào, Tổ quốc thống nhất, non sông về một mối. Tháng 6-1976, tại TP Hồ Chí Minh. Ban chấp hành trung ương Đoàn họp phiên thứ 22, thống nhất tổ chức đoàn cả nước với tên Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh.

Giữa tháng 12 năm 1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 4 họp định ra đường lối chung và đường lối kinh tế xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước, thông qua kế hoạch 5 năm, sửa đổi điều lệ Đảng và bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới. Đảng ta đổi tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Và Đoàn cũng được đổi tên thành Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương trước kia và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày nay đã xứng đáng là đội hậu bị, là cánh tay của Đảng. Hơn 45 năm qua, biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam đã nối tay nhau xiết chặt hàng ngũ xung quanh Đoàn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Đoàn: Tuyệt đối trung thành với Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân, dũng cảm chiến đấu, lao động và học tập để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập Đoàn lần thứ 25 (26-3-1966) Bác Hồ đã nói:

"Là người theo dõi tổ chức thanh niên từ bước đầu hiếm hoi chỉ có 8 cháu, ngày nay trông thấy có hàng triệu đoàn viên thanh niên, hàng triệu cháu bé nhi đồng, phát triển mơn mởn như hoa mùa xuân.

Với một thế hệ thanh niên hăng hái kiên cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ Miền Bắc, giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc.

Vì vậy Bác rất tự hào, sung sướng và thấy mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang".

Thanh niên Việt Nam sớm được Bác Hồ kính yêu gắn bó với chủ nghĩa Cộng sản, ngay khi Người gắn bó cách mạng Việt Nam với phong trào Cộng sản quốc tế. "Thanh niên nắm vai trò là người châm ngòi lửa đầu tiên cho phong trào cách mạng nước ta" (Lê Duẩn).

Đoàn đã đổi tên nhiều lần, gắn chặt với lịch sử Đảng và sự lãnh đạo của Đảng ta. Trong mỗi thời kỳ, Đoàn có tên khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ mỗi giai đoạn, nhưng tựu chung vẫn là cánh tay đắc lực và đội hậu bị của Đảng, là tổ chức của những người Cộng sản trẻ tuổi, là trường học cộng sản của thanh niên Việt Nam.

a. Mở bài

  • Giới thiệu bạn mình là ai?
  • Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?

b. Thân bài
Kể về kỉ niệm đó:

  • Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?
  • Sự việc chính và các chi tiết.
  •  Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

c. Kết bài

  • Em suy nghĩ gì về  kỉ niệm đó?
  • Suy nghĩ của em về người bạn đó.

                                                                               Bài làm

Trong cuộc đời học sinh ai mà chẳng có những người bạn thân thiết, cùng mình chia sẻ vui buồn. Tôi cũng vậy. Người bạn thân của tuổi ấu thơ luôn là người cùng tôi đi học, đi chơi, cùng tôi tâm sự những suy nghĩ của tuổi học trò hồn nhiên mà cũng rất phức tạp. Nhưng không phải ngay từ đầu chúng tôi đã thân nhau. Phải qua một sự việc tôi mới nhận ra vẻ đẹp trong tâm hồn người bạn có vẻ bề ngoài hết sức bình thường ấy.

Cần phải giới thiệu đôi chút về tôi để các bạn tiện theo dõi câu chuyện. Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục. Vì lẽ đó, đôi lúc kiêu ngạo về bản thân mình, thấy ai không hợp là không thèm chơi, nhất là các bạn học chưa giỏi, ăn mặc lại “quê mùa”.
 
Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng - tên người bạn ấy - là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.
 
Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.
 
Hằng rất phục tôi, tôi nói gi bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần...
Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:
 
- Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?
 
Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa...
 
Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.
 
Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.
 
Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.
 
Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng.
 
Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.

https://olm.vn/hoi-dap/tim-kiem?id=239770&subject=1&q=++++++++++T%C3%ADnh+A=+1x2+2x3+3x4+...+99x100++++++++++

4 tháng 11 2017

Vè được không bạn?

Từ câu truyện trên

Rút ra bài học

Không phán mọi chuyện

Theo cách phiến diện

Mà phải xem xét

Theo cách toàn diện.

4 tháng 11 2017

Ech Ngoi day gieng

Bài làm


~ Như zậy được chx ~
# Học tốt #

Bài làm

~ Trả lời được hết thì sẽ gần như giải được toàn bộ bài toán số, cơ bản thôi ~

Câu 1: Số vừa là bội của 3 vừa là ước của 54 là?

Câu 2: Cho P là tập hợp các ước không nguyên tố của số 180. Số phần tử của tập hợp P là?

Câu 3: Ba số nguyên tố có tổng là 106. Trong các số hạng đó, số nguyên tố lớn nhất thỏa mãn có thể là…

Câu 4: Có bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số

Câu 5: Cho đoạn thẳng OI = 6. Trên OI lấy điểm H sao cho HI = 2/3OI. Độ dài đoạn thẳng OH là…….cm.

Câu 6: Số tự nhiên nhỏ nhất (khác 0) chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9 là ………….

Câu 7: Lúc 8 giờ, một người đi xe đạp từ A đến B cách A một khoảng 10km. Biết rằng người đó đến B lúc 10 giờ 30 phút. Vận tốc của người đi xe đạp là……….km/h.

Câu 8: Một lớp học có 40 học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm nhiều nhất 6 học sinh. Hỏi số nhóm ít nhất có thể là ...

Câu 9: Một người đi bộ mỗi phút được 60m, người khác đi xe đạp mỗi giờ được 24km. Tỉ số phần trăm vận tốc của người đi bộ và người đi xe đạp là ……….%.

Câu 10: Tổng số tuổi của hai anh em là 30 tuổi. Biết tuổi em bằng 2/3 tuổi anh. Tuổi anh hiện nay là ……...

Câu 11: Viết liên tiếp các số tự nhiên từ 1 đến 100 ta được số có……..chữ số.

Câu 12: Một người đi quãng đường AB vận tốc 15/km trên nửa quãng đường đầu và vận tốc 10/km trên nửa quãng đường sau. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là …..km/h.

Câu 13: Một tháng có ba ngày chủ nhật đều là ngày chẵn. Ngày 15 tháng đó là thứ………

Câu 14: Hiện nay tuổi anh gấp 2 lần tuổi em, cách đây 6 năm tuổi anh gấp 5 lần tuổi em. Tổng số tuổi của 2 anh em hiện nay là

Câu 15: Tính diện tích một hình tròn, biết nếu giảm đường kính hình tròn đó đi 20% thì diện tích giảm đi 113,04 cm2

Câu 16: Hãy cho biết có bao nhiêu số thập phân có 2 chữ số ở phần thập phân mà lớn hơn 24 và nhỏ hơn 25?

Câu 17: Chia 126 cho một số tự nhiên a ta được số dư là 25. Vậy số a là

Câu 18: Có bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số?

Có bao nhiêu số chẵn có 3 chữ số?

Câu 19: tìm số tự nhiên nhỏ nhất biết rằng khi chia số này cho 29 thì dư 5 và chia cho 31 dư 28

Câu 20: Gọi A là tập hợp ước của 154. A có số tập hợp con là?

Câu 21:

a. Có tất cả bao nhiêu cách viết số 34 dưới dạng tổng của hai số nguyên tố? Trả lời:……cách.

b. Có……số vừa là bội của 3 và là ước của 54

Số các ước tự nhiên có hai chữ số của 45 là

Câu 22:

Câu A. Khi chia một số tự nhiên cho 4 được số dư là 2. Số dư trong phép chia số tự nhiên đó cho 2 là

Câu B: Một lớp học có 40 học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm nhiều nhất 6 học sinh. Hỏi số nhóm ít nhất có thể là

Câu C: Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 12cm, chiều rộng là 8cm. Diện tích hình tam giác ABC là

Câu D: Trong một phép chia, nếu ta gấp đôi số chia thì thương của phép chia cũ gấp lần so với thương của phép chia mới.

Câu E: Cho tam giác ABC.Trên cạnh AB lấy điểm M, trên cạnh AC lấy điểm N sao cho AM bằng 1/3 AB. NC bằng 2/3 AC. Diện tích hình tam giác ABC gấp diện tích hình tam giác AMN số lần là....................

Câu F: Tổng của hai số tự nhiên là 102. Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải số bé rồi cộng với số lớn ta được tổng mới là 417. Vậy số lớn là .

Câu G: Một người đi bộ mỗi phút được 60m, người khác đi xe đạp mỗi giờ được 24km. Tỉ số phần trăm vận tốc của người đi bộ và người đi xe đạp là %.

Câu H: Một người đi quãng đường AB vận tốc 15km/giờ trên nửa quãng đường đầu và vận tốc 10km/giờ trên nửa quãng đường sau. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là.

Câu I: Tỉ số của 2 số là 7/12, thêm 10 vào số thứ nhất thì tỉ số của chúng là 3/4. Tổng của 2 số là?

Câu K: Một tháng có ba ngày chủ nhật đều là ngày chẵn. Ngày 15 tháng đó là thứ

Câu 23: Viết số 43 dưới dạng tổng hai số nguyên tố a, b với a<b. Khi đó b=

Câu 24: Viết số 43 dưới dạng tổng của hai số nguyên tố a, b với a<b. Khi đó a=

Câu 25: Số các ước tự nhiên có hai chữ số của 45 là

Câu 26: Có tất cả bao nhiêu cách viết số 34 dưới dạng tổng của hai số nguyên tố? Trả lời: Cách...

# Học tốt #

19 tháng 12 2017

cậu k mình đi thay cho câu trả lời kia

19 tháng 12 2017

A. LANGUAGE FORCUS. (4.5ms)
I. Multiple choice (2.0pts) Choose the correct answer: ( Chọn câu trả lời đúng )
Hi. My name is John. What’s__________name? -My name’s Lan.
A. my B. her C. his D. your
How many books does Ba___________? - He has eight.
A. have B. has C. to have D. having
Does Lan have Math on Tuesday? - No, she___________.
A. don’t B. doesn’t C. hasn’t D. haven’t
She ___________ her teeth every evening.A. brush B. to brush C. brushing D. brushes
What is she doing ? she __________ to musicA.listen B.listens C.is listening D.listening
He has breakfast _____  six o’clock. A. in B. at C. on D.for
My school is ________ to a hospital.A. near B. next C. beside D. between
Where is ________ school? - It’s in the country.A.Nams’ B. Nam C.the Nam’s D. Nam’s
II. Circle and Odd one out. (Khoanh tròn và loại ra một từ không cùng loại). 1.0pts
1. A. bike B. bus C. plane D. photo
2. A. beautiful B. big C. market D. noisy
3. A. train B. post office C. clinic D. supermarket
4. A. mother B. father C. brother D. doctor
III. Find the word which the underlined part is pronounced differently from the others. 
(Chọn từ có phần gạch dưới phát âm khác các từ còn lại. (0,5pt)
a. house b. home c. hotel d. hour
a. truck b. bus c. ruler d. lunch
IV. Give the correct form of verbs in bracket. ( Chia hình thức đúng của các động từ trong ngoặc). (1.0pt)
They (be) ...................  engineers. 
She ( live ) ...................  on Tran Phu street
Phong ( not/ listen).............................. to the music every day. 
Look! Minh ( play ) ................... soccer.
B. READING: Read the passage 
My name is Mai. I am a student at Thang Long School. It is in the country. 
Every morning, I get up at five o’clock. I take a shower, have breakfast and go to 
school at 6.30. I  have  classes  from  7.00  to  11.15.  At  12.00  I  have  lunch  
at  school.  In  the afternoon, I do the housework and play volleyball. In the evening, 
I watch television or listen to music and do my homework. I go to bed at 10.30.
I. Choose True (T) or False (F): (1.0pt) (Chọn câu trả lời đúng (T) hoặc sai (T))
Statements
T/F

Mai is a student at Thang Long School.
Mai goes to school at half past six.
She does the housework and plays volleyball in the afternoon.
In the evening, she doesn’t watch television.
….…
….…
….…
….…

II. Answer the questions: (1,5 pts) (Trả lời câu hỏi)
On school days Thu gets up at six o’clock. She has breakfast at seven and she goes to school at seven thirty. She goes to school by bus. Thu has lunch in school withher friends.She leaves school at four in the afternoon and she walks home with her friends. She gets home at four thirty. She goes to bed at ten o’clock on school days. At the weekend, she watches TV in the evening and she goes to bed at eleven.
1.Thu gets up at_____ in the morningA.  six o’clock B.seven o’clock C. four o’clock D. at ten o’clock
2.She goes to school _______ .A. by car B. by bus C. by bicycle D. on foot
3. On weekdays, she gets home at _________A.noon B. six thirty C. seven thirty D.  four thirty

ĐỀ THỨ 2 NHÉ

I. Circle the word whose underlined, bold part is pronounced differently from the others (1p)

  1-    A. bus              B. drugstore          C. museum               D. lunch

  2-    A. engineer      B. between            C. teeth                     D. greeting

  3-    A. read             B. teacher             C. eat                        D. breakfast

  4-    A. town            B. down                C. window                 D. shower

II. Circle the best words or phrases to complete the sentences (3ps)

5 - Hi, _______ name is Phong. I’m a student.

A. my                     B. his                    C. her                      D. our

6 - ________ do you live? I live on Tran Phu street.

A. What                 B. Where              C. Who                     D. How

7 - What is _____? It is a schoolbag.

A. these                 B. those                C. they                     D. this

8 - Every morning, Ba ______ up at six o’clock.

A. to get                 B. get                   C. gets                      D. is getting

9 - When do you have English? I have it ________ Monday and Thursday.

A. at                       B. on                    C. for                         D. in

10 - What time ____ you get up? I get up at five o’clock.

A. do                      B. does                C. is                           D. are

11 - Are there any flowers to the left of your house? _____________.

A. Yes, there are                                B. Yes, there is 

C. No, there isn’t                                D. Yes, they do

12 - I go to the __________ to send the letter.

A. supermarket                                  B. zoo 

C. post office                                     D. bank

13 - Which sentence is correct?

A. Do your brother watches TV in the evening? 

B. Is your brother watches TV in the evening?

C. Does your brother watches TV in the evening? 

D. Does your brother watch TV in the evening?

14 - Which sentence is correct?

A. There is a flower garden to the left of the house. 

B. There is a flowers garden to the left of the house.

C. There is a flower garden the left of the house. 

D. There is a flower gardens to the left of the house.

15 - “ It’s 9:45 now.” means: ________________.

A. It’s nine past forty- five.               B. It’s a quarter to ten

C. It’s forty- five nine                        D. It’s a quarter to nine.

16 - There/ big/ well/ front/ house/. (Chose the correct sentence)

         A. There is big well in front of the house. 

         B. There are big wells in front of the house.

         C. There is a big well in front of the house. 

         D. There are big well in front of the house.

III. Choose the words that are NOT correct. (0.5 p)

17 - Phuong lives in a apartment in town. 
                       A       B                  C    D

18 - Ba brush his teeth every morning
                A      B     C      D

IV. Read the passage and do the tasks below:

Nga is twelve years old. She is in grade six, class 6A1. She lives in a house with her mother, father and sister. Their house is next to a bookstore. In the neighborhood, there is a hospital, a market and a stadium.

Nga's father is a doctor. He works in the hospital. Her mother works in the super market. Nga goes to school at six- thirty in the morning. She has classes from seven to eleven thirty.

IV. Read the passage and do the tasks below:

Nga is twelve years old. She is in grade six, class 6A1. She lives in a house with her mother, father and sister. Their house is next to a bookstore. In the neighborhood, there is a hospital, a market and a stadium. Nga's father is a doctor. He works in the hospital. Her mother works in the super market. Nga goes to school at six- thirty in the morning. She has classes from seven to eleven thirty.

1. Decide whether these statements are True (T) or False (F) (1p)

__________          19 - There are four people in Nga's family.

__________          20 - Nga's father works in the factory.

__________          21 - Her mother works in the supermarket.

__________          22 - Classes start at seven and finish at twelve.

2. Answer the questions (2ps)

23 - How old is Nga ?

->................................................................................................................

24 - What does her father do?

->................................................................................................................

25 - Is their house next to a hospital?

->................................................................................................................

26 - What time do her classes finish?

->................................................................................................................

V. Match the questions in column A with the answers in column B. (1.5ps)

ABYOUR ANSWERS
27. What is behind your house?A. Yes, there is.27 ->
28. Do boys watch television?B. L-A-N28 ->
29. Does Nam listen to music?C. There are twenty.29 ->
30. How many classes are there in your school?D. No, they don't.30 ->
31. Is there a book on the table?E. Yes, he does.31 ->
32. How do you spell your name?F. The river.32 ->

VI. Answer about you (1p)

33. How many students are there in your class?

->...............................................................................................................

34. How do you go to school?

->...............................................................................................................

Câu 1:50 năm

Câu 2:.........................

3:.....

9 tháng 4 2019

https://vndoc.com/cuoc-thi-suu-tap-va-tim-hieu-tem-buu-chinh/download

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.

Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.

Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.