Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Có thể thấy được rằng chính trong kho tàng ca dao tục ngữ có nhiều câu nói đến quan hệ nhân – quả như chính là “Gieo gió gặt bão”, “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”… để nhằm giáo dục, khuyên nhủ mọi người hãy sống sao cho tốt đẹp; đồng thời cũng cảnh cáo những kẻ ích kỉ, độc ác, chỉ biết lợi mình, hại người. Và những câu nói này dường như cũng gây biết bao những ý kiến trái chiều.
“Ở hiền gặp lành” câu nói có nghĩa là ta đối xử tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách hết lòng, không vụ lợi… và khi được như vậy thì trước sau gì những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với ta. Và chúng ta cũng không nên hiểu đơn giản rằng làm ơn cho ai thì người đó sẽ trả ơn mình một cách sòng phẳng, theo kiểu thực dụng. Thực tế cuộc sống cũng đã chứng minh cho thấy nhiều người ở hiền đã gặp lành. Ông bà, cha mẹ sống tử tế, nhân hậu thì chắc chắn rằng con cái của họ cũng được hưởng phúc. Phúc ở đây ta cũng phải hiểu sao cho rõ ràng, nó dường như không phải là những lợi ích vật chất do người khác đem lại, mình chỉ việc ngồi hưởng thụ mà phúc là những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội hiện nay. Chúng ta có thể hiểu “lành” trong câu nói chính là những may mắn, những sự hạnh phúc viên mãn đến với cuộc sống của những người “ở hiền”.
Trong kho tàng ca dao tục ngữ có nhiều câu nói đến quan hệ nhân - quả như: Gieo gió gặt bão, Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu; Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác... nhằm giáo dục, khuyên nhủ mọi người hãy sống sao cho tốt đẹp; đồng thời cũng cảnh cáo những kẻ ích kỉ, độc ác, chỉ biết lợi mình, hại người.
Nhưng không phải ai ở hiền cũng gặp lành và lúc nào kẻ ác cũng bị trừng trị. Do đó ý nghĩa của câu tục ngữ Ở hiền gặp lành vẫn tiếp tục được đưa ra bàn cãi. Trong cuộc tranh luận ở lớp, em cũng đã bày tỏ ý kiến về vấn đề này.
Ở hiền gặp lành có nghĩa là ta đối xử tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách hết lòng, không vụ lợi... thì trước sau gì những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với ta. Không nên hiểu đơn giản rằng làm ơn cho ai thì người đó sẽ trả ơn mình một cách sòng phẳng, theo kiểu thực dụng: Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại, hay Bánh ít đi, bánh quy lại. Nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là: Làm ơn há dễ mong người trả ơn.
Thực tế cuộc sống cho thấy nhiều người ở hiền đã gặp lành. Ông bà, cha mẹ sống tử tế, nhân hậu thì con cái cũng được hưởng phúc. Phúc ở đây không phải là những lợi ích vật chất do người khác đem lại, mình chỉ việc ngồi hưởng thụ mà phúc là những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội.
Có thể hiểu nghĩa của từ lành trong câu tục ngữ này là tử tế, tốt đẹp, may mắn. Nếu ta ăn ở (đối xử) với mọi người có nghĩa có tình Như bát nước đầy, Bán anh em xa mua láng giềng gần, Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau... thì mọi người cũng sẽ đối xử lại với ta như vậy.
Điều đáng bàn cãi, tranh luận là trong cuộc sống không phải lúc nào ở hiền cũng gặp lành, mà có khi trái ngược. Nhiều người tốt lại lâm vào hoàn cảnh nghèo khó, kém may mắn; còn những kẻ ích kỉ, độc ác thì lại sống đầy đủ, xa hoa. Phải chăng câu tục ngữ trên chỉ là liều thuốc an thần dành cho giai cấp bị trị trong xã hội cũ?!
Thật ra, những điều trái với quy luật nhân - quả ở thời nào cũng có. Mâu thuẫn ấy xuất phát từ thực tế là trong xã hội, những kẻ xấu vẫn tồn tại. Chúng liên kết với nhau, tạo thành thế lực hắc ám, tác oai tác quái, làm hại người lương thiện. Pháp luật nhiều khi chưa trừng trị chúng kịp thời hoặc xử lí chưa đến nơi đến chốn để bảo vệ quyền lợi của số đông người tốt, người hiền. Để cái thiện chiến thắng cái ác, cần phải có rất nhiều điều kiện và điều kiện đầu tiên là phải quyết tâm diệt trừ cái xấu, cái ác; khuyến khích, cổ vũ cái đẹp, cái thiện từ trong mỗi con người, mỗi gia đình và rộng ra toàn xã hội.
Chúng ta cũng không nên hiểu ở hiền chỉ có nghĩa là nhẫn nhục chịu đựng, ngoảnh mặt làm ngơ trước cái xấu, cái ác; hay là hiền lành, tử tế, không làm hại ai (nghĩa hẹp) mà phải hiểu sâu hơn, rộng hơn: ở hiền là hướng tới điều hay, điều tốt; tích cực chống lại cái xấu xa; là quan điểm sống Mình vì mọi người, mọi người vì mình (Bác Hồ); là đoàn kết giúp đỡ nhau cùng lao động sáng tạo, làm ra của cải vật chất và tinh thần để không ngừng nâng cao đời sống của toàn dân.
Câu tục ngữ trên nằm trong hệ thống tục ngữ giáo dục con người hãy sống hướng thiện (làm lành, lánh ác). Con người có lương thiện thì xã hội mới tốt đẹp. Để đạt được điều đó, chúng ta phải tự tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng đạo đức trên cơ sở của lòng nhân ái và trách nhiệm công dân.
Nhận thức đúng đắn, rạch ròi về cái tốt, cái xấu, về đạo lí ở đời sẽ giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách. Nhiều người tốt sẽ tạo nên sức mạnh đẩy lùi cái xấu. Chắc chắn rằng trong tương lai không xa, ý nghĩa của câu tục ngữ Ở hiền gặp lành sẽ thành hiện thực.
a) Là ăn ở thiện thì sẽ gặp thiện
b) Có đầu tư thì con cái học giỏi
c) Biết hơn người
d) Cái tấm lòng tốt hơn sắc đẹp
Hội con 🐄 chúc bạn học tốt!!!
a, Trích trong văn bản ''Học thầy học bạn''. Thể loại: Văn xuôi.
b, Câu chứa dấu ngoặc kép: “Không thầy đố mày làm nên", “Học thầy không tày học bạn”
Tác dụng: Dùng để dẫn lời nói, câu nói từ bên ngoài.
c, ND: Nói về mối liên hệ giữa 2 câu tục ngữ
d, Cái này em có thể viết như là:
Học hỏi những điều hay, điều tốt của thầy, bạn
Hỏi những điều mà mình chưa biết với thầy và bạn
...
Chuyện kể về thời niên thiếu của Lý Bạch là cậu bé không chịu khó học hành, ham chơi như bao đứa trẻ bình thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kỳ lạ quá ! Trước mặt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn.
"Bà già tóc bạc đến dường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt làm gì nhỉ ?" Cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh cụ già rồi cất tiếng hỏi :
- Cụ ơi ! Cụ mài sắt để làm gì vậy ?
Bà lão ngoảnh mặt lên, hiền từ trả lời :
- Để làm kim khâu, cháu ạ.
- Làm kim khâu ư ? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành cái kim khâu được ? Cậu bé chất vấn bà lão.
- Mài mãi cũng phải được. Nếu đã có công mài sắt thì ắt có ngày nên kim chứ ! - Bà lão lại từ tốn trả lời một cách tin tưởng như vậy.
Lý Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại. “Liệu hôm nay có xong được không hở cụ ?” Bà lão thong thả trả lời hòa nhịp với động tác mài kim : "Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì sang năm tiếp tục mài, ngày lại ngày, già nhất định sẽ mài xong".
Nghe đến đây, Lý Bạch chợt hiểu ra và im lặng. Về nhà, Lý Bạch thường ngẫm nghĩ về những lời của bà lão mà càng chuyên tâm học tập. Chẳng bao lâu, Lý Bạch trở thành nhà thơ lỗi lạc với những áng thơ Đường tuyệt diệu, có một không hai trong nền văn học Trung Quốc. Cũng từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ "Chỉ yếu công phu thâm, thiết chữ ma thành châm" với nghĩa là "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
Giai thoại trên như là một lời nhận xét về cuộc đời, văn nghiệp của Lý Bạch : từ chỗ lười học không có sự cầu tiến bản thân nhưng nhờ sự tỉnh ngộ qua cuộc gặp gỡ với cụ già mà Lý Bạch đã biết thay đổi về cách sống và nhận thức của mình.
Nhưng dần dần thành ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" được lưu truyền rộng rãi, vượt qua phạm vi của một cuộc đời, một sự nghiệp để trở thành một lời dạy, lời giáo huấn cho mọi người về ý chí bền bỉ trong công việc nói riêng, trong cuộc sống nói chung.
ở hiền gặp lành có nghĩa là khi mình sống có tâm, hay giúp đỡ người khác thì sẽ được báo đáp xứng đáng
gieo gió gặt bão có nghĩa là khi mình gieo một tai họa cho người ta mình sẽ bị gặp tai họa gấp rất nhiều lần như thế.
-truyện Thạch Sanh có thể hiện đạo lí trên
đạo lý trên đã muốn nói đến với chúng ta rằng : nếu chúng ta ăn ở hiền lành , không hại người , luôn giúp đỡ mọi người xung quanh thì sẽ có một ngày bạn sẽ nhận được thành quả lớn từ những việc bạn làm . còn gieo gió gặp bão thì thì làm những điều xấu , hại người , chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân trước mắt chứ không ngờ hậu quả sau cùng , đó gọi là quả báo và cũng chính là luật nhân quả .
- truyện thạch sanh có thể hiện đạo lý đó.
~ hok tốt ~
Ác giả ác báo
Gặp vợ chú quỷ cho thanh tre già