K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2023

Văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):

Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên . Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến)

Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn. Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

Thằn Lằn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ. Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

D
datcoder
CTVVIP
27 tháng 12 2023

- Văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):

Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. 

=> Vị ngữ trong câu: chuỗi gồm hai cụm động từ.

Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

=> Vị ngữ trong câu: chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

- Văn bản Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến):

Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.

=> Vị ngữ trong câu: chuỗi gồm hai cụm động từ.

Thằn Lằn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ.

=> Vị ngữ trong câu: chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

Tác dụng: Giúp cho hành động của nhân vật trở nên rõ ràng, người đọc có thể dễ dàng hình dung hơn.

30 tháng 11 2023

- Một số câu mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian:

+ “Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.”

+ “Ngày 28- 29/8/1945 Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.”

+ “14h ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào.”

+ “Sau 58 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cư điểm Điện Biên Phủ giành thắng lợi hoàn toàn”

- Tác dụng: Các trạng ngữ chỉ thời gian giúp thông tin trong câu văn được truyền tới người đọc rõ ràng và cụ thể hơn.

SttCâu hỏiÝ kiến của tôiGóp ý của bạn1Tên của sự kiện được thuật lại nằm ở vị trí nào trong  3 văn bản?  2Sa pô tóm tắt nội dung của ba văn bản nằm ở vị trí nào trong văn bản? có ý tác dụng gì?   3Các kiểu câu hay được dùng trong ba văn bản?  4Để thu hút người đọc, cung...
Đọc tiếp

Stt

Câu hỏi

Ý kiến của tôi

Góp ý của bạn

1

Tên của sự kiện được thuật lại nằmvị trí nào trong  3 văn bản?

 

 

2

Sa tóm tắt nội dung của ba văn bản nằmvị trí nào trong văn bản? ý tác dụng ?

 

 

3

Các kiểu câu hay được dùng trong ba văn bản?

 

 

4

Để thu hút người đọc, cung cấp

0
4 tháng 2 2023

a. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng.

Cụm động từ: thấy đất khô trắng. “Thấy” là động từ trung tâm.

Ý nghĩa của động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự nhận biết, nhận thấy, quan sát được của Sơn.

b. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.

Cụm động từ: Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm. “Lật” là động từ trung tâm.

Ý nghĩa của động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự thay đổi, xoay chuyển cái vỉ buồm ntheo hướng khác.

c. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.

Cụm động từ: hăm hở chạy về nhà lấy áo. “Hăm hở” là động từ trung tâm.

Ý nghĩa của động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự phấn khích, lòng nhiệt tình của chị Lan.

11 tháng 11 2021

câu 1

a.thơ 5 chữ

b

 - Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ

.câu 2  biện páp nghệ thuật nhân hóa kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con.câu 3 . ko thể ,món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ. 

11 tháng 11 2021

Xác định và trả lời câu hỏi của văn bản sau Bài thơ Cây Đa

a . Xác định thể loại của văn bản trên.

Thể loại: Thơ ngũ ngôn ( 5 chữ )

b .Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

PTBĐ: Tự sự, biểu cảm

c.Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào

Hình ảnh "làng em" đã hiện lên với: cây đa , mương nước giữa đồng , lá xanh , biển lúa vàng

d.Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên: mênh mông , thong thả , đủng đỉnh , rì rào 

e.Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

"thong thả" : chậm rãi, từ tốn, không tỏ ra vội vàng, gấp gáp.

f.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Lông hồng như đốm lửa”

Biện pháp tu từ được sử dụng là: So sánh

g.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Cây đa gọi gió đến Cây đa vẫy chim về”

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

Tác dụng: Khiến cho mọi hoạt động của Cây đa trở nên sinh động, dịu dàng, chúng được sử dụng nhằm tăng tính hình tượng, diễn đạt của Cây đa.

h.Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì

Tham khảo (Mình đưa ra gợi ý, bạn tự làm nhé) :

+ Gợi cho em cảm xúc thân thuộc, yêu thương

+ Cây đa làm cho quê hương mình thêm sự giản dị, mộc mạc, gần gũi khiến cho ai đi hay về đều nhớ tới nó

+ Dù có nắng mưa, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn ở đó, vẫn sừng sững nơi cửa làng

+ ....

* P/s: Thật sự xin lỗi bạn vì mình chỉ đưa được một vài gợi ý thôi. Học tốt nhé *

D
datcoder
CTVVIP
19 tháng 12 2023

- Câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” là: 

(1) Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. 

(2) Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. 

(3) Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van. 

- Tác dụng của cách diễn đạt này là: Câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ thường thông báo một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau (câu 1,2) hoặc nguyên nhân – kết quả (câu 3: trạng thái “lo quá” ở nhân vật Sơn dẫn đến kết quả “sắp ăn, bỏ đũa đứng dạy, van”) 

Trong đoạn thơ tả cảnh mặt trời mọc trên đảo Cổ Tô của Nguyễn Tuân, tác giả đã sử dụng phép tu từ so sánh. Tác giả đã ví mặt trời lên như một quả trứng thiên nhiên, còn chân trời như một mân lễ phẩm tiến ra từ bình minh. Qua đó, ta có thể dễ dàng nhận thấy cách so sánh của tác giả rất độc đáo và đặc sắc. Tác giả muốn nhấn mạnh cảnh mặt trời lên trên biển, rực rỡ và tráng lệ. Qua đó thể hiện tài quan sát của nhà văn và tài sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.