K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.

Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.

Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.

Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.

Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.

Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.

Bạn đừng cười khi trông thấy mẹ tôi

Ngày với tháng cứ mang đôi sọt rách

Chiếc xe đạp lâu năm ốc vít kêu cành cạch…

Tấm áo cũ nhàu mòn rách cả hai vai.

Bạn đừng cười khi mỗi buổi sớm mai

Mẹ thức giấc từ canh hai mờ mịt

Lọ mọ nồi xoong, thái rau gà, rau vịt

Rồi lại vội vàng, rối rít đạp xe.

Bạn đừng cười khi thấy mẹ dừng xe

Và nhặt nhạnh từng thanh tre, thanh gỗ

Mẹ bảo "Mấy thứ này không có dùng thì khổ

Tiền chẳng có nhiều, nhặt cho đỡ phải mua."

Bạn đừng cười khi thấy mẹ già nua

Vẫn còng lưng vượt qua từng con dốc

Những thứ mẹ mang nào vỏ chai, giấy lốc

Sắt vụn, nhôm, đồng… một lũ nhóc lớn khôn.

Bạn đừng cười khi gió rét mùa đông

Sương lạnh ngắt, từng cơn giông ập tới

Vẫn có một người khom lưng đạp xe rất vội

Sóng gió cuộc đời không ngăn nổi vòng lăn.

Bạn đừng cười, cười trên những gian nan

Những lo toan mà mẹ tôi chịu đựng

Cả cuộc đời mẹ vẫn đang gồng sức

Để gia đình có những khúc ca vui.

Tôi tự hào vì có mẹ của tôi

Một người mẹ luôn lôi thôi, lem luốc

Nhưng trái tim có ai so bì được

Cả tấm lòng, là ngọn đuốc sáng soi.

Cầu mong Người sẽ ở mãi bên tôi!

" Tri kỉ... Để ta đặt hết niềm tin không hoài nghi..."

Mỗi khi câu hát ấy vang lên, lòng tôi lại xốn xang nghĩ đến Linh - người bạn thân duy nhất của tôi. Linh đã sát cánh cùng tôi dẫu lúc vui, buồn hay vào những lúc khó khăn nhất. Đối với tôi, Linh là một người bạn không thể nào quên.

Tôi và Linh học cùng với nhau ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường. Chúng tôi chơi với nhau cũng từ những ngày đó, nhưng để trở thành bạn thân thì tôi cũng không nhớ rõ từ khi nào nữa. Tôi chỉ biết rằng hàng ngày chúng tôi luôn cùng nhau đạp xe đi trên con đường làng thân thuộc. Mỗi khi có tâm sự hay buồn phiền trong lòng thì người đầu tiên tôi tìm đến là Linh. Trong mắt tôi, Linh là một cô bạn rất dễ thương và đáng mến. Bạn có đôi mắt to, khuôn mặt thanh tú với điểm nhấn là cái mũi dọc dừa xinh xinh.

Nhưng có lẽ trong muôn vàn thứ đáng chú ý ấy thì gây ấn tượng với tôi hơn cả là vầng trán cao, rộng biểu lộ sự thông minh, hoạt bát của bạn. Linh học rất giỏi. Năm nào đi thi bạn cũng đứng nhất, nhì của huyện, tỉnh. Những điểm 9, điểm 10 của bạn làm cho cả lớp phải nể phục. Linh hát cũng rất hay. Tôi và các bạn trong lớp đều rất thích nghe Linh hát. Mỗi khi tới lượt bạn biểu diễn thì trong lớp dường như không có lấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng hát như chim sơn ca của bạn. Tiếng hát ấy như xua hết mọi mệt nhọc sau mỗi giờ Văm, giờ Toán căng thẳng. Không những học giỏi, hát hay mà bạn còn là cây văn nghệ của lớp, của trường. Có lần bạn tham gia cuộc thi " Giai điệu tuổi hồng" đã giành được giải quán quân khiến cho mọi người phải trầm trồ, phục bạn. Tôi quý Linh lắm, may mắn nhất trong cuộc đời của tôi có lẽ là được làm bạn thân của bạn. Tôi còn tự hào vì có một người bạn thân luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác. Trong lớp, dù chỉ chơi thân với tôi nhưng không có nghĩa là Linh không hòa đồng với mọi người. Nhắc đến Linh, không ai có thể quên được cái hình ảnh cô lớp phó học tập gương mẫu. Nhìn khuôn mặt bạn lấm tấm mồ hôi mà vẫn say sưa giảng bài cho các bạn học kém, tôi càng thêm khâm phục và yêu quý bạn hơn. Nhiều lúc chúng tôi cứ ngỡ Linh chính là cô giáo nhỏ của mình.

Dáng người nhanh nhẹn với nụ cười luôn thường trực trên môi cũng không che lấp được hoàn cảnh khó khăn của bạn. Nhà Linh không khá giả lắm, lại là chị lớn trong gia đình nên hàng ngày bạn phải giúp bố mẹ trông nom quán ăn nhỏ. thời gian dành cho việc học dường như không có mà bạn vẫn học rất giỏi. Việc đó khiến tôi hiểu được bạn đã khéo léo biết bao trong việc sắp xếp một thời gian biểu phù hợp. Thương biết bao nhiêu cái dáng hình nhỏ bé mà vẫn nhanh nhẹn bưng đồ ăn cho khách của bạn. Những lúc chúng tôi tới quán, dù mệt nhọc, Linh vẫn rất hồ hởi. Khi đó tôi cảm thấy xót xa biết bao cô bạn thuở nhỏ của tôi. Tôi nhớ có lần, hôm đó trời mưa rất to. Những ngả đường vào khu nhà tôi đều bị ngập hết nên tôi không thể đến lớp. Tôi cứ đi đi lại lại, trong lòng bồn chồn không yên. Khi mẹ con tôi chuẩn bị ăn cơm tối thì Linh xuất hiện, quần xắn cao quá gối, đầu tóc ướt rượi, tay cầm một bọc ni-lông. Mẹ tôi đưa cho Linh cái khăn. Bạn vừa lau mặt vừa nói với tôi :

- Nước ngập cao ghê! Biết bạn sốt ruột nên nước vừa rút là mình sang ngay, đem theo cả vở nữa đây. Bạn chép bài đi, chỗ nào không hiểu mình giải thích cho!

Tôi xúc động vô cùng. Linh tận tình và quan tâm tôi quá! Sau sự việc đó, tôi càng thấm thía hơn câu nói:

" Bạn thì có rất nhiều, nhưng bạn thân thì chỉ có một ".

Người bạn thân của tôi là như thế đấy. Đã là bạn suốt đời là bạn, phải sống trước như sau, không quan tâm giàu hay nghèo và vẫn bền lâu tình bạn. Dù sau này có phải xa nhau, tôi vẫn hi vọng rằng chúng tôi sẽ là bạn thân mãi mãi và lại có thể chia ngọt sẻ bùi cùng nhau:

" Bạn là đại dương còn tôi là sóng biển
Đại dương buồn sóng biển cũng mênh mông."

 
28 tháng 12 2018

Bạn tham khảo thôi nha!!!

Câu 1:

Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh - cô bạn thân nhất của em.

Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.

Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào "Đôi bạn cùng tiến", Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.

Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.

Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: "Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi". Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.

Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.

Câu 2:

Từ khi chào đời, cất tiếng khóc đầu tiên, mỗi chúng ta đều được vòng tay âu yếm của cha mẹ che chở cho đến khi trưởng thành. Đối với tôi, gia đình là trên hết. Cha mẹ luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ tôi. Nhưng có lẽ người luôn giành tình cảm cho tôi nhiều nhất mãi chỉ có một. Đó là người mẹ kính yêu của tôi.

"Đêm nay con ngủ giấc tròn​

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"​

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru ầu ơ ngọt ngào có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai sẵn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vầng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. Có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. Tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mới cảm thấy được thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to: “Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa!”. Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đến thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con”. Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi”. Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “Con yêu mẹ!” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mị chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. Mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là người đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Câu 3:

Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…

Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!

Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề !

Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.

Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.

Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.cam nghi ve người cha em

Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!

Câu 4:

Ai ai trong cuộc đời học sinh cũng có một người thầy hay một người cô giáo mà mình yêu mến, kính trọng. Em cũng vậy. Trong năm năm học tiểu học, có nhiều cô dạy em và cô nào em cùng yêu mến, kính trọng nhưng người khiến em yêu mến nhất chính là cô Mai.

Cô Mai là giáo viên chủ nhiệm của em khi học lớp năm dưới mái trường tiểu học. Lương Thị Tuyết Mai là tên cô. Ôi! Cái tên mới đẹp làm sao! Cô có vóc dáng hơi mập nhưng khá cao. Em được biết cô năm nay bốn mươi tuổi nhưng em thấy cô như trẻ hơn cái tuổi của mình. Khuôn mặt cô hình trái xoan rất đẹp. Mái tóc cô dài, óng ả, có màu đen nhánh thường được cô buộc lên cao cho gọn. Trông cô thật trẻ trung khi buộc cao tóc lên bởi vì mái tóc đó rất hợp với khuôn mặt hình trái xoan của cô. Cô có một đôi mắt rất đẹp, nổi bật trên khuôn mặt. Dưới đôi mắt tinh anh kia là một cái mũi dọc dừa, thanh tú làm sao! Cô rất hay cười và mỗi lần cười cô lại để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tẳp đằng sau đôi môi đỏ tươi. Nước da cô trắng ngần, tuyệt đẹp. Mỗi khi cô bước đi trên bục giảng là tà áo dài tím lại phấp phới bay. Trong lớp em, ai cũng bảo là cô đẹp nhất trường. Đứa nào cũng ước được đẹp giống cô một chút thôi cũng được.

Cô Mai là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; đi dạy đã gần hai mươi năm. Cô Mai rất thương yêu học sinh và lúc nào cũng muốn giúp đỡ học trò học giỏi, đạt kết quả tốt. Trong lớp em năm đó có khoảng chừng bảy bạn học không tốt. Cô liền dạy phụ đạo thêm cho các bạn đến khi nào các bạn tiến bộ hẳn và cô không nhận một đồng nào từ phụ huynh. Cô còn cố gắng đến trường sớm để cùng truy bài với chúng em. Không những vậy, cô còn quan tâm giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn. Bằng chứng là cô Mai đã đến tận nhà các bạn nghèo để tặng quà, làm ba mẹ các bạn rất cảm động. Có lần bạn Tú Anh bị bệnh nặng phải nghỉ học cả tuần, cô liền đến thăm và nhờ chúng em chép bài hộ bạn. Các phụ huynh và chúng em rất cảm động trước tấm lòng yêu thương rộng lớn của cô đối với học sinh. Mẹ em bảo rằng: “Cô Mai đúng là một giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh. Mẹ rất mừng vì con được cô dạy học.”. Em thầm nghĩ rằng mẹ nói thật đúng vì cô Mai là giáo viên giỏi, tận tâm khi mà chúng em không hiểu chỗ nào là cô sãn sàng giảng lại kĩ hơn cho chúng em hiểu. Em thấy mình may mắn khi được vào học lớp cô.

Đối với đồng nghiệp, cô Mai luôn vui vẽ, cởi mở và cô luôn dìu dắt các đồng nghiệp trẻ. kính trọng các thầy cô lớn tuổi hơn mình. Em được biết rằng, gia đình cô chẳng khá giả gì. Chồng cô là thương binh luôn yếu ớt và bệnh tật. Cô còn có hai con nhỏ nên gia đình luôn gặp khó khăn nhưng cô lại bỏ tiền túi ra để mua quà thưởng cho các bạn học giỏi, chăm ngoan. Em thấy cô thật đáng khâm phục. Hôm có kết quả thi cuối kì hai, cô đã thưởng cho các bạn cao điểm nhất một cây bút máy màu xanh rất đẹp mà đến giờ em vẫn còn giữ.

Bây giờ em đã trở thành một học sinh lớp bảy, nhưng em vẫn nhớ đến người giáo viên dạy mình năm lớp Năm. Em thật sự yêu mến, kính trọng và rất khâm phục cô Mai. Đến giờ em vẫn chưa thể về trường cũ thăm cô được. Em cảm thấy mình thật có lỗi khi ngày 20/11 không về thăm cô. Cô Mai là người em yêu mến, kính trọng vì cô là giáo viên hết sức thương yêu học sinh. Em luôn mong cô được khoẻ mạnh, hạnh phúc, được học sinh yêu mến. Cô Mai ơi, một ngày nào đó em sẽ về thăm cô!

29 tháng 12 2018

Biểu cảm về một người bạn thân,Ngữ văn Lớp 7,bà i tập Ngữ văn Lớp 7,giải bà i tập Ngữ văn Lớp 7,Ngữ văn,Lớp 7

22 tháng 10 2016

Hai tiếng bà ngoại trong tôi là hai từ vô cùng đẹp và thiêng liêng. Cả tuổi ấu thơ của tôi đều gắn liền với những kỉ niệm về bà yêu quý.Những kỉ niệm ấy được bà vun đắp và gieo trồng tạo nên một góc đẹp trong tâm hồn tôi. Đó là những lời tự tận đáy lòng mà tôi muốn nói với bà , người bà tuyệt với nhất trong trái tim tôi!
Lúc nhỏ khi mới một tuổi bố mẹ tôi bận đi làm nên tôi lên ở vs ngoại từ đó. Nghe mẹ kể lại tôii nhỏ xíu xa bố mẹ tôi khóc suốt,bà thì cũng có tuổi thế mà ngày nào cũng phải thức để dỗ dành kể chuyện hát ru cho tôi ngủ.Cho tới tận bây giờ cái mùi trầu thơm đượm bà nhai vẫn còn mơn man trong tâm hồn tôi.
Hồi đó người đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời,tiếng nói ngượng nghịu của tôi chính là bà.Bà luôn kiên nhẫn cầm tay và hướng dẫn tôi đi,luôn chỉnh sửa lời nói cho tôi . Tôi biết chắc rằng người đầu tiên tôi gọi sẽ là :''Bà". Bà đã MỪNG LẮM Đấy
Người đầu tiên dạy dạy cho tôi biết yêu thương mọi ngừi khi đỡ bạn cùg lớp dậy khi vấp ngã.Người đầu tiên đã mag cả thế giới đến bên tôi. Người đã nâng đỡ chở che cho tôi trong sự bỡ ngỡ lạ lẫm khi tôi tự bước nững bước đi đầu đời. Chính vì lẽ đó hình ảnh bà đã chiếm chọn trái tim thơ ngây của tôi.
Lớn hơn một chút tôi đã biết nói nựng với bà :" Con hông chơi với bà,bà hông mua gấu cho chon". Bà ôm tôi vào lòng thủ thỉ :" Con à ,cố gắng ngoan ngoãn và học thật giỏi bà sẽ mua gấu thật to cho con nha"., Câu nói ấy của ngoại giờ đây vẫn còn vang vọng trong tôi như một lời nhắc nhở tôi phải cố gắng,cố gắng nhìu hon nữa. Bà chính là động lực,là bến bờ đem đến cho tôi niềm tin và hi vọng.
Tôi còn nhớ rất rõ ngoại và tôi sống trong một căn nhà mái ngói ngoài sân kê một chút là chõg che.Làn gió mát rượi xen lẫn những câu chyện bà kể về Tấm Cám Thạch Sanh...........nhẹ nhàg đưa tôi vào giấc ngủ. Nghe những cây chuyện bà kể tôi tròn xoe mắt há hốc mồm như nuốt lấy những lời bà kể. Bà dặn tôi rằg " Con phải ngoan ngoãn như tấm ,tốt bụg chăm chỉ như lọ lem....... để lun được mọi người yêu quý và con phải nhớ lun rộg lòng giúp đỡ mọi ngừi như ôg bụt bà tiên" tôi thật sự rất hiểu và kảm ơn những lời bà dạy. Tôi sẽ mãi cố géng để có một tâm hồn đẹp nyư bà vậy. Kảm ơn bà đã đem kả TG đến bên tôi giúp tui làm quen và kảm nhận nó. Ở bên bà tui lun tìm đk sự ấm áp đến lạ kì. Bà như bà tin hìn hậu trong trỵn cổ tích với bao phép lạ kì bín một con bé ko bít j thành con thuộc làu những câu chỵn cổ tích,bín tâm hồn tôi đẹp hơn, tốt hơn. Bà lun là ngưừimừ tui hãnh dịn khoe zới tụi ban. NHìn ánh mắt thán phục của tụi bạn với bà tui hạnh phúc lắm
Tuổi thơ tôi với bao hờn dỗi vui buồn đã qua di, tôi bắt đầu bước chân vào cuộc sống này. Một sự kiện và có lẽ là thử thách đầu tiên đến với tui đó là lúc tui vào lúp 1. Buổi tối đó tui hồi hộp vô cùng đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ kái kảm giác bồn chồn ấy. Chỉ ngày mai thôi tôi ko còn tung tăng đi chơi với lũ bạn nữa mà đã trở thành một bé gái lớp một. Tôi sẽ quen bạn mới, trường mới , thầy cô mới.. Dường như hiểu đc suy nghĩ của tui ngoại ôm tui va nói :" Ngoại tin con sẽ làm đc ,con sẽ học giỏi ngoại lun ở bên và ủng hộ con"
Một con bé ham chơi, ham ăn, ham ngủ như tôi lạ lẫm vô cùng khi cầm bút kiên nhẫn ngồi viết. Thế nhưng bà đã ở bên,uốn nắn cho tôi từng chữ. Những nét chữ dần đẹp và thẳng hàng hơn nhiều. Có lúc ham chơi không làn bài bà không đánh mắng mà nhìn bà tôi bíết rằng bà đag bùồn lắm .Tôi ân hận vô cùng thầm nhắc mình phải thật thật cố gắng để ko làm bà phiền lòng. Tôi hãnh diện khoe với bà những điểm mười đầu tiên. Đó chính là minh chứng cho sự cố gắng của tôi. Bà mỉm cười xoa đầu tui hài lòng. Lại một lần nữa bà giúp tui hoàn thiện hơn bản thân mình , giúp tôi vững bước trong cuộc sống. Tất cả những j bà làm, những lời bà nói đều hay vô cùng. Tôi cảm nhận đc sự bình yn bên bà
Không chỉ như một người mẹ, bà còn là người bạn thân của tôi, bà luôn là là người tôi tìm đến mỗi khi có tâm sự tôi kể cho ba nghe mọi chuyện: từ chuyện bị cô mắng, bạn bè chọc tới chuyện có 1 cậu bạn cùng tổ rất quan tâm tui. Bà lun lắng nghe và thấu hiểu lòng tui.
Khi lớn lên, lúc đag học lớp 6 gd tôi khá giả hơn, bố mẹ đã xin bà đón tôi về nhà. Lúc ấy tôi giãy nảy ko về nhưg nghĩ đến bà đã có tuổi mà lúc nào cũng phải trông nom tôi ,tôi đành theo bố mẹ về từ đó. Thỉnh thoảng, lúc nào có thời gian là tôi lại ghé thăm bà. Mỗi lúc vào thăm bà bà mừng lắm, bà lại xoa đầu tôi,hỏi chuyện học hành. Thế nhưng lần ghé thăm bà ngày càng thưa dần. Bố mẹ thì bận làm tôi đi học cả ngày tôi vô tình ko nhận ra bà đã yếu đi nhìu,tóc bạc dần. Càng lớn tui càng vô tâm, lạnh nhạt vs bà, lé tránh những cử chỉ yêu thương của bà. chắc lúc đó bà bùồn lắm.Ngày xưa thương tôi xa bố mẹ tư nhỏ, bà dành cho tôi mọi tình cảm thế nhưng giờ đây tình cảm trog lòng tôi ngày càng mờ nhạt. Những trò vui sa hoa của cuộc sống đã kéo tôi ra xa cái triét lí của bà mà theo tôi là cổ hủ và cứng nhắc. Từ lúc nào tôi đã cãi lời bà . Đáp lại hành động đó của tôi chỉ là ánh mắt đượm buồn của bà.
Có lẽ tôi sẽ chưa thức tỉnh cho tới khi bà ốm nắm viện. bà gầy đi trông thấy gương mặt xanh xao, nhưng lúc nào cũng thế ko muốn con cái bận tâm, lo lắng khi thấy bố mẹ tôi vào thăm bà luôn tươi cười. Nụ cười của bà đẹp lắm, phúc hậu,. Nhìn thấy bà tim tôi lại thắt lại, cổ họng nghẹn ứ. Bác sĩ nói những gì bà còn níu giữ đc trong c/s này chỉ còn đc tính từng ngày. Cả đời bà hi sinh tảo tần giờ đây bà đag nghỉ ngơi trong bệnh viện nhưng tôi biết rằng tôi còn ở bên bà chỉ là một tg ngắn nữa thôi. khii tôi đang học ở trường mẹ tôi điện vào , tôi bàng hoàng sững sờ khi nghe mẹ thôg báo bà đag hấp hối người bà múôn gặp nhất là tôi. Tôi òa khóc nức nở, khóc cho sự vô tâm của tôi ,khóc cho những gì tôi chưa làm đc với bà. Lúc về tới nhà tôi òa khóc ôm lấy bà, và nói," Con yêu bà nhìu lắm bà ạ, bà đừng đi hãy ở lại bên con đi bà ". Lời nói của tôi phải chăng bây giờ là quá muộn. Phải chăng là khi phải rời xa hay đánh mất cái j đó người ta mới biết quý và trân trọng nó hơn. Giây phút ấy tôi mới tìm lại đc chính mính, bà nắm tay tôi và nói:" Ở nơi nào đó bà vẫn luôn hướng về con..."
Bà đã ra đi mãi mãi. Người bà tuyệt với của tôi đã rời xa tôi. Đến khi mất đi rồi bà cũng chưa một lời trách cứ, sự vị tha của bà làm tôi càng bùồn hơn, mong rằng ở nơi xa bà sẽ hạnh phúc như những niềm hạnh phúc mà bà đã mang đến bên tôi. Ngày nào tôi cũng nhớ và cầu nguyện cho bà luôn hạnh phúc vui vẻ

Trong trái tim tôi trc đây, bây giờ, và mãi mãi bà sẽ luôn là bà tien đẹp nhất, hiền nhất và đáng kính nhất. Sự yêu thương niềm vui của bà sẽ mãi lan tỏa xung quanh làm rạng ngời tâm hồn tôi. Giờ đây tôi muốn hét lên và nói thật to:" Con yêu bà". Để mọi ngừoi biết rằng bà quan trọng thế nào trong trái tim tôi.

4 tháng 11 2016

Bân tham khảo nhá

Từ khi chào đời,cất tiếng khóc đầu tiên, mỗi chúng ta đều được vòng tay âu yếm cử cha mẹ che chở cho đến khi trưởng thành.Đối với tôi, gia đình là trên hết. Cha mẹ luôn quan tâm,chăm sóc và bảo vệ tôi. Nhưng có lẽ người luôn giành tình cảm cho tôi nhiều nhất mài chỉ có một.Đó là người mẹ kính yêu của tôi.

"Đêm nay con ngủ giấc tròn​
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"​

Trong cuộc đời này,có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ,được nghe tiếng ru ầu ơ ngọt ngào có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.

19 tháng 12 2016

Cảm nghị về bà nội.

Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội .

Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật . Tôi thương bà lắm ! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà . Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi .

Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà – một con người chăm chỉ và chất phác . Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội . Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà .

Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn . Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủđể tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào !

Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà săn sang rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó . Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai !

Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa . Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo : “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giup tinh thần ta thoải mái hơn.”

Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình . Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi . Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi , giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn.

Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi ! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuốI và sẽ không chữa khỏI được. Sao mà ông trờI lạI bất công vớI bà đến thế ạ!

MỗI lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cườI nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cườI đó là nỗI đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi . Bà vẫn lạc quan và yêu đờI quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn . Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trờI . Bà ơi! MỗI khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quạI cháu chỉ còn biết chạy lạI mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba . Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ!

Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lạI . Đay là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mớI to lớn làm sao khi cháu phảI cách xa một ngườI mà cháu yêu thương nhất. Bà nộI ơi! Sao bà lạI bỏ cháu mà đi vậy bà ?

Bây giờ, mỗI khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lạI thấy tắc nghẹn và mắt cháu lạI cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá :Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh ngườI mà minh yêu thương.

Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.

CHÚC BẠN HỌC TỐThaha

19 tháng 12 2016

Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…

Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!

Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề !

Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.

Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.

Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.cam nghi ve nguoi cha em

Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!

30 tháng 5 2018

Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng.

Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời.

Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau,  mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói:

“Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi má lót lá mà nằm”

Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất… Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: “Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng  ông tao là một nhà khoa học”. Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là “một nhà khoa học” cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: “Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này”. Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ “Lê Đình Phi” cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời.

Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn.

Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây.

Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!

Mình chỉ copy ko chép nhé ko phạm luật

30 tháng 5 2018

Người ta thường nói rồi thời gian sẽ lấy đi những gì mà ta yêu quý. Nhưng không, đối với tôi, thời gian sẽ mãi mãi không bao giờ có thể mang đi hình ảnh của bà nội - hình ảnh luôn lung linh trong trái tim tôi như ngọn nến không bao giờ tắt mặc dù giờ đây, bà đã về chốn thiên đường để yên nghỉ giấc ngàn thu.

Hồi nhỏ, tôi đã quen sống với bà. Bố mẹ tôi đi làm hết, chỉ có tôi và bà ở nhà, quấn quýt bên nhau. Bà thường kể chuyện cho tôi nghe. Mỗi lần nghe là một lần ghi nhớ, mỗi lần nghe là một lần tôi yêu bà đến da diết! Đã hai năm trôi qua kể từ ngày bà mất nhưng hình bóng người bà yêu quý vẫn quanh quẩn đâu đây. Tôi nhớ mái tóc bạc trắng như cước của bà, nhớ lắm ánh mắt thân thương, gần gũi, nhớ nụ cười ấm áp nồng hậu của bà biết bao! Tuy tuổi đã xế chiều nhưng hồi ấy, mắt bà còn tinh lắm! Đôi mắt ấy biết nói, biết xoa dịu, vỗ về, biết khơi dậy niềm vui, biết động viên, khích lệ để chúng tôi học tập tốt hơn. Giờ đây, bà đã đi xa nhưng với tôi, bà vẫn sống, sống mãi trong tâm hồn thơ dại, trong trái tim của đứa cháu bé bỏng này. Cũng chính từ cô Tấm hiền dịu, anh Khoai chăm chỉ đến tên Lí Thông xảo quyệt, gian manh qua lời bà kể mà tôi biết phân biệt phải trái, tốt xấu. Nhớ những ngày tháng bố mẹ tôi đi làm xa, bà lại thay mẹ đèo tôi đi học trên con đường quen thuộc. Những lúc ấy tôi có cảm giác như đang được hưởng một tình yêu thương vô bờ bến, một thứ tình cảm ấm áp mà bà truyền cho tôi từ chính trái tim, tâm hồn đẹp đẽ của bà. Bà còn chơi búp bê, chơi đồ hàng với tôi trong những lúc rảnh rỗi. Tay bà khéo, may được cả quần áo cho búp bê. Ôi! Tôi nhớ bà quá! Tôi thương bà biết chừng nào!

Sinh nhật lần thứ chín, tôi được bà tặng một bộ quần áo và một cô búp bê rất xinh xắn, đáng yêu. Giờ đây, mỗi lúc mặc bộ quần áo ấy và ôm búp bê vào lòng, tôi có cảm giác như bà đang vỗ về, ôm ấp tôi. Thật là hạnh phúc biết bao khi có được một người bà như thế! Đêm về, khi những đứa trẻ được ôm ấp bởi vòng tay yêu thương của cha mẹ thì tôi lại được sống trong tình cảm yêu quý, vòng tay ấm áp, chan chứa yêu thương của bà. Những lúc ấy, bà như giúp tôi xua đi những giá lạnh của mùa đông. Chao ôi, tôi muốn trở lại những ngày tháng ấy quá! Bà nội kể, vào những đêm Giáng Sinh, ông già Nô-en thường ngồi trên chiếc xe Tuần Lộc đi phát quà cho những đứa trẻ có nhiều phiếu bé ngoan nhất. Thế là tôi cẩn thận xếp những tập phiếu của mình vào những chiếc hộp nho nhỏ, xinh xinh, để ngoài cửa sổ và không quên dặn ông già Nô-en: “Cháu muốn một bộ xếp hình thật to, thật bự”. Đêm, tôi cuộn mình trong chăn ngủ ngon lành với mong ước: “Bộ xếp hình sẽ được đặt ngoài cửa sổ phòng mình sáng hôm sau”. Và, đúng vậy thật, sáng tinh mơ, tôi reo lên vì, sung sướng: Điều ước của tôi đã trở thành hiện thực! Để rồi cho đến khi lớn lên, tôi mới phát hiện ra một sự thật rằng: Bà nội chính là ông già Nô-en đem đến cho tôi, những “ngôi sao may mắn”. Dù ở bất cứ nơi nào đi chăng nữa tôi vẫn luôn tự hào, kính trọng, biết ơn bà của tôi - người đã cùng tôi trôi qua một tuổi thơ êm đềm hạnh phúc. Sẽ không bao giờ, không bao giờ tôi quên hình bóng bà. Dù chỉ là trong những giấc mơ nhưng bà vẫn luôn hiện hữu trong tôi, cùng tôi chia sẻ những vui buồn.

Cuộc sống của hai bà cháu đang yên lành thì bà ốm. Đi khám, bác sĩ bảo bà đã mắc phải căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Nghe tin ấy, tôi như bị sét đánh ngang tai. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm! Bà ốm, nằm một mình xanh xao trên giường bệnh. Trời trở rét, bệnh bà càng nặng hơn, bà ho, ho nhiều lắm, ho đến tiều tụy cả đi, bà chẳng ăn được, bác sĩ thường xuyên đến nhà tiêm thuốc cho bà. Đêm, tôi ngủ muộn hơn, nằm canh bà, nhìn bà ngủ, nghe tiếng ho và tiếng thở khò khè của bà, khó nhọc. Tôi khóc, nhìn ra ngoài trời, chắp tay cầu nguyện: “Ông trời ơi, xin ông cho bà con khoẻ lại!”. Nhưng rồi một ngày, tôi vỡ oà trong tiếng khóc, điều ước của tôi đã không trở thành hiện thực. Bà lặng lẽ ra đi trong vô vàn nỗi đau, những mất mát quá lớn của con cháu, tưởng như không có gì có thể bù đắp lại được. Vâng lời bà, tôi đã cố gắng học tập thật tốt chăm ngoan để bà vui lòng. Biết đâu, ở dưới suối vàng, bà cũng đang lắng nghe lời tôi nói, cũng đang nhớ về đứa cháu gái bé bỏng này của bà.

“Những người thân đã xa ta, có thể là xa mãi mãi nhưng họ vẫn luôn hiện hữu bên ta, dù chỉ là trong những giấc mơ thì vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc, có một sự động viên, an ủi lớn lao. Bà ơi, bà có nghe thấy cháu nói gì không? Dẫu bà có ở chốn thiên đường hay hư vô cháu vẫn luôn muốn nói rằng. “Bà ơi, cháu yêu bà nhiều lắm! Bà sẽ mãi mãi là thiên thần hộ mệnh tuyệt vời và thân thương nhất của cháu!”.

30 tháng 12 2019

TL:

https://vndoc.com/van-mau-lop-7-cam-nghi-ve-nguoi-me-than-yeu-cua-em/download

bạn vào link và tham khảo nha 

học tốt :-)

7 tháng 11 2017


Cảm nghĩ về tình mẹ
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của cha. Họ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của cha mẹ trong lòng.

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được sự bao la của tình mẫu tử "Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào". Tình cảm của mẹ dành cho con từ khi mang thai cho đến khi sinh con ra trên cuộc đời và nuôi dạy con nên người. Con nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé con bướng bỉnh và nghịch ngợm lắm nên nuôi con mẹ rất vất vả. Cha thì đi làm xa nhà, có những đêm vì trông con mà mẹ không được ngủ, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc con bị ốm mẹ lo lắng đưa con đi hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh cho con. Từ khi có con, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa con đi cùng, ra chợ hoặc mẹ đi có việc. Các bác hàng xóm ai cũng khen con ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của con mẹ ạ! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa con vào giấc ngủ ngon. Cảm ơn những nhân vật mẹ kể đã cho con thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn con.

Khi còn lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho con nhiều thứ để con trưởng thành hơn và hoàn thiện mình hơn. Mẹ dạy con đọc thật rõ ràng, viết sao cho thật thẳng hàng vì người ta nói "nét chữ nết người". Mẹ dạy con sắp xếp sách vở, quần áo gọn gàng ngăn nắp để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp, mẹ thường bảo con vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo "là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình".

Mỗi khi con yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, còn thường tìm đến mẹ để chia sẻ. Những lúc đó, mẹ thường chỉ nghe con nói và khẽ gật đầu. Nhưng ngày hôm sau, mẹ sẽ phân tích lại cho con những vấn đề đó để con biết mình nên làm thế nào. Mẹ nói "mẹ biết hôm qua con rất buồn và con muốn chia sẻ với mẹ. Mẹ sẵn sàng nghe con nói để hiểu được những suy nghĩ của con", nhưng hôm nay khi tâm trạng con trở nên tốt hơn mẹ sẽ giúp con giải quyết những vấn đề khó khăn đó. Những ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.

Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội.  Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

7 tháng 11 2017

thì bạn nghĩ những điều ttốt đẹp về người thân ý

5 tháng 11 2016

Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng.

Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời.

Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau, mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói:

“Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi má lót lá mà nằm”

Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất… Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: “Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng ông tao là một nhà khoa học”. Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là “một nhà khoa học” cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: “Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này”. Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ “Lê Đình Phi” cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời.

Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn.

Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây.

Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!

5 tháng 11 2016

I. Mở bài

-Vai trò của gia đình (nếu đối tượng biểu cảm là cha mẹ, anh chị...) / thầy cô (nếu đối tượng biểu cảm là thầy cô),... đối với mỗi người.

-Giới thiệu về người thân mà em yêu quý: Người đó là ai?

-Khái quát những tình cảm mà em dành cho người thân đó: yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ,... (cha mẹ, thầy cô,...) / yêu mên, cảm phục (anh chị, bạn bè,...)

II. Thân bài

* Biểu cảm về những nét ấn tượng nhất của ngoại hình người thân đó: yêu mái tóc mẹ (cô giáo) dài và đen, thương dáng mẹ gầy guộc tảo tần, thương đôi tay mẹ xương xương, rám nắng,..../ thương mái tóc cha (thầy giáo) đã điểm bạc, yêu dáng vẻ mạnh mẽ, rắn rỏi của cha,... (kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp).

* Biểu cảm về những tính cách của người thân (nêu lên những tình cảm, cảm xúc đối với những đặc điểm tính cách của người thân).

Chẳng hạn, kỉ niệm về một lần mắc lỗi được mẹ bảo ban, nhắc nhở / được cha động viên về một thành công trong học tập / được thầy cô chỉ dạy về cách ứng xử / nhờ bạn bè nhắc nhở mà đã tránh được một sai lầm trong kiểm tra,...

III. Kết bài

Những cảm xúc về tình mẫu tử / tình phụ tử / tình thầy trò,... và khẳng định tình yêu, lòng quý trọng, sự tôn kính,... đối với người thân của mình.

7 tháng 12 2018

 Cảm nghĩ về ông nội.

Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng.

Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời.

Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau,  mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói:

“Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi má lót lá mà nằm”

Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất… Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: “Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng  ông tao là một nhà khoa học”. Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là “một nhà khoa học” cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: “Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này”. Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ “Lê Đình Phi” cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời.

Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn.

Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây.

Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!