Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu này đã được giải rồi bạn nha :
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/203709.html
-em sẽ thấy rất tức giận nhưng cũng sẽ tha lỗi cho bạn
-dù rất muốn nhưng em sẽ không đọc.Vì nếu đọc ,em đã xâm phạm đến quyền riêng tư của bạn
em cảm thấy rất tức giận nhưng nếu người đó xin lỗi thì sẽ tha cho. Còn nếu em biết của bạn, em sẽ đọc luôn vì bạn cũng đã đọc nhật kí của em.
Viết về những gương thiếu nhi Việt Nam anh hùng, bài thơ Lượm của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc nhất của nền thi ca kháng chiến.
Sau khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm, nhà thơ đã viết nên những vần thơ tuyệt đẹp ca ngợi tinh thần chiến đấu hy sinh và phầm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc.
Hình ảnh Lượm bỗng "cao lớn" phi thường:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: "Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?.
Giữa mặt trận đạn bay vèo vèo, chú liên lạc đã xông lên vượt qua, vụt qua. Hai chữ vụt qua thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư thượng khẩn. Vì nó là mệnh lệnh chiến đấu. Câu thơ sợ chi hiểm nghèo? vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Người chiến sĩ nhỏ khác nào "một tiên đồng" đang dạo chơi trên đồng lúa trỗ đòng đòng. Từ láy "nhấp nhô" gợi tả một tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú liên lạc trên đường băng qua mặt trận đầy khói lửa:
Đường quê vắng vẻ
Lúa trỗ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng....
Nhà thơ như đang "nín thở" dõi theo. Và Lượm đã ngã xuống. Câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau. Hai câu cảm thán liên tiếp như tiếng nấc đau đớn cất lên:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!.
Lượm đã chiến đấu vì quê hương. Lượm đã hy sinh vì quê hương. Lượm đã tử thương nhưng tay chú còn nắm chặt bông lúa. Lượm đã ngã xuống nhưng hồn chú vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!.
Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.
Sau khi học xong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật người anh đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên.Vốn là một người không có tài năng gì nổi bật nên khi tài hội họa của Kiều Phương được phát hiện thì tâm trạng người anh có nhiều thay đổi.Người anh cảm thấy buồn, đôi khi muốn khóc và thậm chí là xem lén những bức tranh của em.Nhìn mọi người yêu mến, khen ngợi, quan tâm Kiều Phương, người anh cảm thấy mình như bị bỏ rơi.Càng không hiểu tại sao người anh không thể thân với em như trước kia được nữa, có lẽ tính ghen tị đã gặm mòn khối óc, cắn nát trái tim.Khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của Kiều Phương, tâm trạng người anh thay đổi liên tục: đầu tiên là ngỡ ngàng, sau đó hãnh diện, cuối cùng là xấu hổ.Xấu hổ vì thấy mình không hoàn hảo như trong tranh, mình còn nhiều hạn chế.Đó cũng chính là điều mà em quý nhất ở người anh: biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được tấm lòng nhân hậu, tình cảm trong sáng của Kiều Phương.
Người anh trai của Kiều Phương đang độ tuổi chơi diều, hồn nhiên, rất yêu quý em gái. Cái biệt hiệu "Mèo" tặng em gái đã nói lên tính hồn nhiên, ngây thơ của người anh trai nhỏ tuổi. Đã là người anh trai thì phải ra dáng anh trai chứ! Anh trai của Kiều Phương cũng "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú". Cũng rất "hách" khi bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?”. Cũng tò mò và xét nét "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ.
Kể từ khi họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, hết lời ca ngợi, người bố "ngây người ra" nhìn sáu bức tranh do Mèo vẽ, "ôm thốc" Mèo lên, và nói: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn". Người mẹ hiền thì "không kìm được cơn xúc động" khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui về con gái. Chú Tiến Lê hứa "sẽgiúp Kiều Phương phát huy tài năng".Trong không khí ấy, người anh trai thơ bé "luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài", ngồi bên bàn học, chú bé ấy "chỉ muốn gục xuống khóc", chú cảm thấy mình chẳng có "một năng khiếu gì". Tâm trạng đó rất thực, rất người, nhất là đối với tuổi thơ. Chú buồn vì cảm thấy mình không có tài năng. Chú cảm thấy cô đơn vì bị bố mẹ "bỏ rơi", bố mẹ hầu như chỉ săn sóc, yêu quý con gái nhiều hơn, nhất là khi thấy bố mẹ "hào hứng mua sắm cho em gái những thứ cần cho côngviệc vẽ". Có nhà giáo cho rằng đó là "lòng tự ái, thói đố kị" của người anh trai . "Bi kịch" của người anh một phần do bố mẹ thiếu sự tinh tế trong thể hiện tình yêu thương, săn sóc các con. Chú bé buồn, cảm thấy mình không có một năng khiếu gì, đó là một sự tự ý thức giàu nhân bản. Hay gì những con người, những trẻ em có thói tự phụ, kiêu căng, tự cho mình là tài giỏi nhất!
Tạ Duy Anh đã phát hiện ra "phần mờ" trong tâm hồn trong sáng tuổi thơ. Người anh đã "xem trộm" những bức tranh của Mèo, một việc làm mà chú "vẫn coi khinh". Chú đã "trút ra một tiếng thở dài…". Thở dài vì cảm thấy mình bất tài,chứ không phải đố kị tài năng. Có lúc chú "gắt um lên" khi em gái có một lỗi nhỏ; "không thân" với Mèo như trước nữa, nhưng "không hiểu vì sao",… Trước kia thấy "rất ngộ" gương mặt "lem nhem" của em gái, nhưng giờ đây thấy em gái "xịu xuống, miệng dẩu ra" khi bị "quát" thì anh trai lại tưởng là em gái "chọc tức" mình. Em gái trước khi đi thi vẽ đã quan sát người mẫu… thì anh trai lại tưởng là "nó có vẻ cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu". Em gái từ trại thi vẽ quốc tế trở về vui sướng giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Những biểu hiện ấy là những nhược điểm của tuổi thơ, khi mà nhân cách đang hình thành và phát triển. "Bi kịch" của người anh được tự người anh nói ra một cách thành thực, chân thật. Ta càng cảm thông và quý mến.
Cảnh cuối truyện nói về tâm trạng người anh khi cùng mẹ đến phòng trưng bày xem bức tranh được giải nhất của em gái, cảnh này có hai người anh. Người anh trong bức tranh rất đẹp: "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thếngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa".Đó là hình ảnh người anh lí tưởng rất thông minh, nhiều khát vọng, có tâm hồn mơ mộng. Bức tranh ấy được vẽ bằng bút pháp lãng mạn, hội tụ cái tài và cái tâm của họa sĩ Mèo tí hon.
Người anh đứng xem tranh với bao tâm trạng. Xúc dộng cao độ "giật sững người", "phải bám chặt lấy tay mẹ" vì ngạc nhiên ngỡ ngàng khi nghe mẹ "thì thầm" vào tai: "Con có nhận ra con không?". Tâm hồn người anh xao động: "Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau dó là xấu hổ". Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và giàu năng khiếu hội họa, có tấm lòng nhân hậu bao la. Xấu hổ vì bản thân mình "bất tài", không có một năng khiếu gì, tình cảm đối với em gái có lúc còn "gợn", ý nghĩ: "Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư?" đã thể hiện rất rõ sự xấu hổ của mình. Người anh như bị thôi miên khi ngắm bức tranh có dòng chữ: "Anh trai tôi". Lại nghe mẹ nhắc, mẹ hỏi: "Con đã nhận ra con chưa?" thì chú bé "muốn khóc quá". Nếu nói được với mẹ thì chú bé sẽ nói rằng: "Không phải con dâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Chú bé cảm thấy mình chưa được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên, càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.
Trước bức tranh của em gái, ta cảm thấy nhân vật người anh trai "đang lớn lên về mặt tâm hồn", ta càng thấy chú trở nên gần gũi và đáng quý trọng biết bao! Nghệ thuật đích thực hướng tới Chân, Thiện, Mĩ. Truyện "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh cho ta cảm nhận ấy. Dưới ánh sáng nghệ thuật, hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu, như đang cùng tuổi thơ khắp mọi miền đất nước đồng hành hướng về “Tươnglai vẫy gọi”.
Vd: Cây tre gắn liền với quê hương, đất nước và con người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và kể cả trong tương lai, tre vẫn là bạn đồng hành thuỷ chung của nước Việt ta. Trẻ đã có từ lâu đời, gắn bó với người lao động Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi đều có hình bóng thân thuộc của loại cây này. Có rất nhiều loại tre như tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn,... Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi. Tre rất có ích trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động và trong các cuộc chiến tranh khốc liệt thời xưa.
Nhóm của mình làm như thế đó!
Cây bút thần là một truyện cố tích đặc sắc của kho tàng cổ tích Trung Quốc và nhân loại. Truyện kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, với cây bút thần trong tay đã giúp ích rất lớn cho cuộc đời.
Mã Lương - tên cậu bé đó - thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Đây là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
Tài năng của Mã Lương không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình- say mê, cần cù luyện tập, cộng với trí thông minh và tài năng bẩm sinh. Tuy nhiên tài nãng ấy chỉ có thể trở thành kì lạ khi có sự trợ giúp của lực lượng thần kì: Thần trao cho cây bút bằng vàng có thể vẽ được những vật thật.
Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao thần lại ban cho Mã Lương cây bút thần mà không ban cho một ai khác. Phải chăng, đầy là sự ban thưởng xứng đáng cho những người có tâm, có tài, có trí, khổ công học tập và rèn luyện? Và phải chăng, đặt cây bút thần vào trong tay Mã Lương, thần còn đặt vào đó một niềm tin và sự kì vọng nào đó? Và Mã Lương đã không phụ lòng kì vọng của thần linh. Với cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ những người nghèo khổ trong làng. Điều đáng nói ở đây là Mã Lương không vẽ cho họ thóc lúa, trâu bò, dê lợn, vàng bạc..., cậu chỉ vẽ cho hộ cày, cuốc, đèn, thuổng... Tại sao vậy? Có thể nói, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng ý nghĩa lại rất sâu sắc. Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có để họ chỉ việc hưởng thụ. Cậu bé vẽ cho họ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống đế’ họ sản xuất, tạo ra của cải. Từ việc làm của Mã Lương, tác giả dân gian muốn nêu ra một quan niệm sống đẹp: của cải do con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra. Quan niệm sống ấy chứa đựng cả một tinh thần nhân bản, tạo ra cho truyện cổ tích này một lớp ánh sáng nhân văn chiếu rọi vào tầm hồn bạn đọc.
Mã Lương tưởng như có thể sống bình vên với cây bút thần, với dân làng. Nhưng cái ác còn lộng hành trong cuộc sống đã không chấp nhận việc làm của Mã Lương. Đại diện cho cái ác là tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Với thái độ căm ghét sâu sắc, Mã Lương đã vung cây bút thần lên, như một tráng sĩ vung lưỡi gươm công lí lên quét sạch mọi rác rưởi trong xã hội, lập lại công băng và công lí, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
Trong cuộc đấu tranh chống cái ác, tác giả dân gian đã đặt Mã Lương vào những tình huống thử thách từ thấp đến cao, càng ngày càng khó khăn phức tạp. Và kì lạ thay, trong những tình huống cam go nhất, phẩm chất của Mã Lương được khẳng định: Từ chỗ không vẽ gì cho tên địa chủ trong làng đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muốn của tên vua (vua bảo vẽ rồng, cậu vẽ cóc ghẻ; vua bảo vẽ phượng, cậu vẽ gà trụi lông...); từ chỗ trừng trị tên địa chủ để thoát thân (hắn đuổi theo Mã Lương để bắt giết cậu, cướp bút thần), đến chỗ chủ động diệt kẻ ác để trừ hoạ cho mọi người (vẽ sóng biển để nhấn chìm vua và triều thần độc ác.
Cuộc đấu tranh giữa Mã Lương với cái ác là cuộc đấu tranh không cân sức: Mã Lương đơn độc mọt mình, còn kẻ ác có trong tay lực lượng hùng mạnh, lại có quyền thế. Vì thế, muốn tiêu diệt chúng, chỉ có lòng khẳng khái, dũng cảm với cây bút thần không thôi thì chưa đủ, cần phải có thêm sự mưu trí và thông minh. Phẩm chất này của Mã Lương bộc lộ rất rõ trong cuộc đọ sức giữa cậu với tên vua độc ác.
Khi tên vua thả Mã Lương ra, hứa ban thưởng vàng bạc và gả công chúa cho. Mã Lương đã vờ đồng ýề Điều này khiến tên vua và bọn triều thần chủ quan mất hết cảnh giác.
Khi tên vua bảo Mã Lương vẽ biển, cậu đã vẽ một cái biển thật đẹp rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt như mặt gương soi, rồi bao nliieu là cá, đủ các màu sắc uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Điều này khiến tên vua vô cùng thích thú.
Rồi Mã Lương lại cho đàn cá bơi xa dần, xa dần, đế' nhử tên vua ra giữa biển khơi. Khi vua đòi thuyền, Mã Lương vẽ một cái thuyền lớn để có thế’ chở hết cả bọn hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, các quan đại thần gian tham.
Cuối cùng, cậu dùng gió to, sóng lớn để chôn vùi chúng giữa biển khơi.
Tác giả dân gian đã có dụng ý đắc biệt khi kể lại rất tỉ mỉ việc Mã Lương dùng mưu kế để tiêu diệt tên vua cùng triều thần tham lam, độc ác. Việc Mã Lương thẳng tay trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam, độc ác thế hiện quan niệm của nhân dân về cóng lí xã hội. Mặt khác, cũng qua hành động này, tác giả dân gian muốn khẳng định tài năng chỉ thực sự có giá trị khi nó được đem ra để phục vụ nhân dân, phục Vụ chính nghĩa, chống lại cái ác; đồng thời cũng khẳng định nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập.
Sự kì diệu của cây bút thần khiến ta liên tưỏng đến sự kĩ diệu của cây bút của hoạ sĩ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng (tác phẩm của nhà văn Mĩ Ô Hen-ri) đã tạo ra kiệt tác bất hủ, cứu sống được một con rigười đã ở ngưỡng cửa của tử thần.
Cầy bút thần không chỉ có giá trị lớn về nội dung tư tưởng, mà còn là một truyện cổ tích rất đặc sắc về mặt nghệ thuật. Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng độc đáo và phong phú của nhân dân. Với một loạt các tình tiết lý thú, gợi cảm đặc biệt là việc xây dựng hình ảnh cây bút thần và khả năng kì diệu của nó, truyện đã thể hiện ước mơ của con người và giúp họ thực hiện ước mơ đó.
Truyện cổ tích Cây bút thần là mơ ước về niềm tin của con người, về chính con người. Đó là mơ ước và niềm tin về sức mạnh kì diệu của con người. Ước mơ và niềm tin ấy đã giúp cho con người không ngừng sáng tạo và vươn lên.
Năm tháng qua đi, con người không cần nhờ tới cây bút thần để thực hiện ước mơ của mình. Nhưng giấc mơ đẹp ấy thì vẫn còn mãi đến muôn đời.
Bài làm
Cây bút thần là một truyện cố tích đặc sắc của kho tàng cổ tích Trung Quốc và nhân loại. Truyện kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, với cây bút thần trong tay đã giúp ích rất lớn cho cuộc đời.
Mã Lương - tên cậu bé đó - thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Đây là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
Tài năng của Mã Lương không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình- say mê, cần cù luyện tập, cộng với trí thông minh và tài năng bẩm sinh. Tuy nhiên tài nãng ấy chỉ có thể trở thành kì lạ khi có sự trợ giúp của lực lượng thần kì: Thần trao cho cây bút bằng vàng có thể vẽ được những vật thật.
Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao thần lại ban cho Mã Lương cây bút thần mà không ban cho một ai khác. Phải chăng, đầy là sự ban thưởng xứng đáng cho những người có tâm, có tài, có trí, khổ công học tập và rèn luyện? Và phải chăng, đặt cây bút thần vào trong tay Mã Lương, thần còn đặt vào đó một niềm tin và sự kì vọng nào đó? Và Mã Lương đã không phụ lòng kì vọng của thần linh. Với cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ những người nghèo khổ trong làng. Điều đáng nói ở đây là Mã Lương không vẽ cho họ thóc lúa, trâu bò, dê lợn, vàng bạc..., cậu chỉ vẽ cho hộ cày, cuốc, đèn, thuổng... Tại sao vậy? Có thể nói, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng ý nghĩa lại rất sâu sắc. Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có để họ chỉ việc hưởng thụ. Cậu bé vẽ cho họ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống đế’ họ sản xuất, tạo ra của cải. Từ việc làm của Mã Lương, tác giả dân gian muốn nêu ra một quan niệm sống đẹp: của cải do con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra. Quan niệm sống ấy chứa đựng cả một
Mã Lương tưởng như có thể sống bình vên với cây bút thần, với dân làng. Nhưng cái ác còn lộng hành trong cuộc sống đã không chấp nhận việc làm của Mã Lương. Đại diện cho cái ác là tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Với thái độ căm ghét sâu sắc, Mã Lương đã vung cây bút thần lên, như một tráng sĩ vung lưỡi gươm công lí lên quét sạch mọi rác rưởi trong xã hội, lập lại công băng và công lí, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
Trong cuộc đấu tranh chống cái ác, tác giả dân gian đã đặt Mã Lương vào những tình huống thử thách từ thấp đến cao, càng ngày càng khó khăn phức tạp. Và kì lạ thay, trong những tình huống cam go nhất, phẩm chất của Mã Lương được khẳng định: Từ chỗ không vẽ gì cho tên địa chủ trong làng đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muốn của tên vua (vua bảo vẽ rồng, cậu vẽ cóc ghẻ; vua bảo vẽ phượng, cậu vẽ gà trụi lông...); từ chỗ trừng trị tên địa chủ để thoát thân (hắn đuổi theo Mã Lương để bắt giết cậu, cướp bút thần), đến chỗ chủ động diệt kẻ ác để trừ hoạ cho mọi người (vẽ sóng biển để nhấn chìm vua và triều thần độc ác.
Cuộc đấu tranh giữa Mã Lương với cái ác là cuộc đấu tranh không cân sức: Mã Lương đơn độc mọt mình, còn kẻ ác có trong tay lực lượng hùng mạnh, lại có quyền thế. Vì thế, muốn tiêu diệt chúng, chỉ có lòng khẳng khái, dũng cảm với cây bút thần không thôi thì chưa đủ, cần phải có thêm sự mưu trí và thông minh. Phẩm chất này của Mã Lương bộc lộ rất rõ trong cuộc đọ sức giữa cậu với tên vua độc ác.
Khi tên vua thả Mã Lương ra, hứa ban thưởng vàng bạc và gả công chúa cho. Mã Lương đã vờ đồng ýề Điều này khiến tên vua và bọn triều thần chủ quan mất hết cảnh giác.
Khi tên vua bảo Mã Lương vẽ biển, cậu đã vẽ một cái biển thật đẹp rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt như mặt gương soi, rồi bao nliieu là cá, đủ các màu sắc uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Điều này khiến tên vua vô cùng thích thú.
Rồi Mã Lương lại cho đàn cá bơi xa dần, xa dần, đế' nhử tên vua ra giữa biển khơi. Khi vua đòi thuyền, Mã Lương vẽ một cái thuyền lớn để có thế’ chở hết cả bọn hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, các quan đại thần gian tham.
Cuối cùng, cậu dùng gió to, sóng lớn để chôn vùi chúng giữa biển khơi.
Tác giả dân gian đã có dụng ý đắc biệt khi kể lại rất tỉ mỉ việc Mã Lương dùng mưu kế để tiêu diệt tên vua cùng triều thần tham lam, độc ác. Việc Mã Lương thẳng tay trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam, độc ác thế hiện quan niệm của nhân dân về cóng lí xã hội. Mặt khác, cũng qua hành động này, tác giả dân gian muốn khẳng định tài năng chỉ thực sự có giá trị khi nó được đem ra để phục vụ nhân dân, phục Vụ chính nghĩa, chống lại cái ác; đồng thời cũng khẳng định nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập.
Sự kì diệu của cây bút thần khiến ta liên tưỏng đến sự kĩ diệu của cây bút của hoạ sĩ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng (tác phẩm của nhà văn Mĩ Ô Hen-ri) đã tạo ra kiệt tác bất hủ, cứu sống được một con rigười đã ở ngưỡng cửa của tử thần.
Cầy bút thần không chỉ có giá trị lớn về nội dung tư tưởng, mà còn là một truyện cổ tích rất đặc sắc về mặt nghệ thuật. Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng độc đáo và phong phú của nhân dân. Với một loạt các tình tiết lý thú, gợi cảm đặc biệt là việc xây dựng hình ảnh cây bút thần và khả năng kì diệu của nó, truyện đã thể hiện ước mơ của con người và giúp họ thực hiện ước mơ đó.
Truyện cổ tích Cây bút thần là mơ ước về niềm tin của con người, về chính con người. Đó là mơ ước và niềm tin về sức mạnh kì diệu của con người. Ước mơ và niềm tin ấy đã giúp cho con người không ngừng sáng tạo và vươn lên.
Năm tháng qua đi, con người không cần nhờ tới cây bút thần để thực hiện ước mơ của mình. Nhưng giấc mơ đẹp ấy thì vẫn còn mãi đến muôn đời.
Chúc bạn học tốt!!!