Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rực bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là cầu tre nhỏ
Chiều về khua nước trên sông
Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học,con diều biếc,cầu tre nhỏ
+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta
Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…
Biện pháp nghệ thuật: so sánh
Cảm nhận chung:
+) Tuổi thơ của mỗi con người gắn liền với con diều,với con đường làng,...
+) Hình ảnh của con đò, quê hương yêu dấu gắn liền với những hoại niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thả trên cáh đồng từng mang đấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc”gợi tả cánh diều tuyện đẹp.
+)Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quê hương êm đềm mà lắng đọng.
+) Những kỉ niệm với hình ảnh giản dị quen thuộc của quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt.Qua đó, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ va sâu sắc
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: so sánh, điệp ngữ.
- “Quê hương” của Đỗ Trung Quân là một bài thơ độc đáo, sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc về quê hương …
- Tác giả chọn hai hình ảnh cụ thể thân thuộc, bình dị, nên thơ để so sánh với quê hương “cánh diều biếc”, “con đò nhỏ”… Bằng các biện pháp tu từ và những hình ảnh gợi tả, gợi cảm nhà thơ đã diễn tả một cách cụ thể hình tượng gương mặt tâm hồn quê hương trong tiềm thức và trái tim mỗi người là những gì thân yêu, gắn bó nhất: các tính từ “biếc”, “nhỏ”, “êm đềm” gợi tả cánh diều, con đò tuyệt đẹp, âm điệu thơ du dương, dịu nhẹ, lan tỏa đưa những hình ảnh thân thuộc, đong đầy kỷ niệm của tuổi thơ lắng đọng vào hồn người …
- Mở rộng về đề tài quê hương, liên hệ tình cảm của bản thân với quê hương.
Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!
Trong những nhân vật mà em biết em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản " Bức tranh của em gái tôi ". Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua:
Bài "Mây và Sóng" mik tự làm nha:
Mây và sóng của tác giả Rabindranath Tagore là một trong những bài thơ khiến em có ấn tượng sâu sắc nhất. Bài thơ chứa đựng tình cảm mẹ con ấm áp và còn cho chúng ta thấy đc tình cảm yêu mến thiết tha với trẻ em của nhà thơ. Em cảm thấy nhân vật người con chính là mình vậy. Lúc nào cũng quấn quýt bên mẹ, cũng muốn vui chơi cùng mẹ và luôn luôn muốn được ở trong vòng tay dịu dàng, ấm áp của mẹ. Nhận được bao lời mời gọi đi chơi hấp dẫn và kỳ thú từ những đám mây và con sóng. Người con đã từ chối mà ko chút tiếc nuối vì ở nhà mẹ đang chờ con trở về. Để cho tình mẫu tử đó lớn hơn, người con đã nghĩ ra những trò chơi đơn giản nhưng đó là sợi dây gắn kết hai mẹ con gần với nhau hơn. Chỉ có tình mẫu tử thiêng liêng mới đem đến được những cảm xúc tuyệt diệu ấy. Tình cảm ấy khiến em nghĩ đến mẹ mình, người vẫn luôn yêu thương, chăm sóc em chu đáo. Lời thơ giản dị và những lời nói ngộ nghĩnhcủa đứa trẻ trong bài thơ đã cho em thấy mình cần yêu thương mẹ nhiều hơn nữa vì em vẫn may mắn được sống trong vòng tay của mẹ.
Thân tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng, xanh tươi như một chiếc áo giản dị của người nông dân. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà. Rễ cây tre đâm sâu xuống mặt đất như bàn tay của con người làm lụng vất vả kiếm sống. Cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu. Quê em cây tre dùng để phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá, làm đồ chơi và các dụng cụ khác, tre dùng để làm chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược. Tre là đồng chí của dân ta, vì ta mà tre cùng đứng lên với con người để bảo vệ quê hương, bảo vệ đất nước. Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.
Tác giả đã trao hết tình cảm sâu sắc nhất đối với thiên nhiên. Khi mới sáng sớm thức dậy, tác giả đã nhìn thấy đảo Cô Tô hôm nay là một ngày trong trẻo, sáng sủa. chưa chắc ai cũng đã cảm nhận được điều đó. Tác giả đã quan sát chi tiết mọi vật ở trên đảo. Nào thì cây cối lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, cát lại vàng giòn hơn nữa,...Đặc biệt là cát, tác giả đã dùng phép ẩn dụ để miêu tả nắng, ko chỉ miêu tả mỗi đc nắng mà tác giả còn miêu tả luôn cả nắng. tác giả còn đã miêu tả cả cảnh mặt trời mọc một cách chi tiết và độc đáo. Đối với tác giả, cái gì cũng phải có nghệ thuật. Không chỉ thế, tác giả còn miêu tả cả cánh chim nhạn và con chim hải âu. Tất cả những thứ trên đều là tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.
Thấy hay thì t i c k cho mk nha
Tham khảo cách làm của mình nha cậu !
Bài làm
Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học
+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta
Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…
Biện pháp tu từ: " là " - so sánh ngang bằng
Cảm nhận đoạn thơ:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay."
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.