K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2021

a,Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
b, Thể thơ:Tự  do

c, “Người đồng mình” đó là những người vùng mình, người miền quê mình. Hay rộng hơn là những người sống cùng trên một đất nước, một dân tộc.

* Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn nội dung đoạn thơ.
*Thân đoạn:
- Cuộc sống của “Người đồng mình” còn nhiều vất vả, nhiều nỗi buồn, song họ luôn mạnh mẽ, giàu ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, thể hiện qua cách nói của người miền núi:
“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”
-Sự thủy chung bền bỉ, gắn bó với quê hương, dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Phân tích điệp ngữ “không chê” mang tính khẳng định, hình ảnh mộc mạc mà giàu ý nghĩa khái quát như “đá”, “thung”, “gập ghềnh” “nghèo đói”, chỉ nơi sống và cuộc sống ở đó còn gặp nhiều khó khăn, vất vả.
- “Người đồng mình” có cách sống mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt. Phân tích hình ảnh so sánh “ Sống như sông, như suối”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ nỗi khó nhọc trong cuộc sống, làm ăn, song “người đồng mình’ không lo cực nhọc” vẫn sống tự tin, thanh thản.
* Người cha nhắc nhở con:
- Sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương mình.
- Biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.
=> Phân tích qua lời gọi tha thiết “con ơi”, cụm từ “cha vẫn muốn” , điệp ngữ “ không chê”, “sống”… để thấy lời mong mỏi tha thiết con sẽ làm được những điều cha mong muốn.
*Phần kết đoạn:
Bằng giọng thơ thiết tha, trìu mến, cách diễn đạt tình cảm và suy nghĩ với những hình ảnh cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ, nhà thơ dân tộc Y Phương qua đoạn thơ trên đã giúp ta hiểu thêm về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của một dân tộc miền núi, nhắc nhở ta gắn bó với quê hương và có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

16 tháng 5 2021

a. Tác phẩm "Nói với con" của nhà thơ Y Phương

b. Thể thơ tự do

c.

- "Người đồng mình" là những người dân vùng núi, những người đồng bào ở nơi mà con được sinh ra

- Những vẻ đẹp của "người đồng mình":

+ Vượt qua nỗi buồn, gian nan, thử thách... hơn nữa luôn nuôi chí lớn, nỗ lực phấn đấu đi lên

+ Dù cuộc sống gian nan, vất vả, "người đồng mình" vẫn  suốt đời gắn bó thủy chung, không chê bai, không một lời than thở

+ Sống lạc quan, mạnh mẽ như thiên nhiên (sông, suối) chấp nhận những thác ghềnh để rút ra những bài học quí báu

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
5 tháng 7 2019

1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.

2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)

- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)

Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

2 tháng 1 2022

Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Thể thơ 7 chữ, PTBĐ chính là biểu cảm. 

- Nhân hoá: "Gọi cá vào","trăng gõ nhịp" 

⇒ Gợi lên sự gần gũi giữa con người với thiên nhiên

- So sánh: "Biển như lòng mẹ"

⇒ Nói lên sự ân tình và vĩ đại của thiên nhiên đồng thời bộc lộ niềm tri ân sâu sắc của con người với mẹ thiên nhiên

15 tháng 4 2019

Giúp mich vs ạ

25 tháng 11 2021

1 + 2 = ?

hả các anh lớp cao nhắc em

[Ôn thi vào 10]Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:… “Người đồng mình thương lắm con ơiCao đo nỗi buồnXa nuôi chí lớnDẫu làm sao thì cha vẫn muốnSống trên đá không chê đá gập ghềnhSống trong thung không chê thung nghèo đóiSống như sông như suốiLên thác xuống ghềnhKhông lo cực nhọcNgười đồng mình thô sơ da thịtChẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”…(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục,...
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi vào 10]

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

… “Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”…

(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)

a. Nhận biết

Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả.

b. Thông hiểu

- Giải nghĩa cụm từ “người đồng mình”.

- Qua hai câu thơ của đoạn trích:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói”.

Em hãy cho biết người đồng mình sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh sống ở đó ra sao?

c. Thông hiểu

Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên.

d. Vận dụng 

Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào?

Câu 2 (5 GP):

“Luôn dậy sớm; luôn đúng hẹn, giữ lời hứa; luôn đọc sách…là những thói quen tốt ….”

(Theo Băng Sơn – Giao tiếp đời thường)

Trong những thói quen tốt được nên trên, em hãy chọn một thói quen em cần được rèn luyện. Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy.

2
18 tháng 3 2021

Câu 2

 Đối với em thói quen luôn dậy sớm là yêu cầu hàng ngày cần thực hiện. Nó là một thói quen rất tốt và rất hữu ích đối với em. Dậy sớm giúp em có thời gian để tập thể dục, rèn luyện thân thể, tăng cường sức khoẻ. Dậy sớm giúp cơ thể em thoải mải và trí tuệ thêm minh mẫn. Thay vì thức khuya để học bài thì em sẽ dậy sớm để học. Bởi khi ấy em cảm thấy cơ thể tràn đầy sức sống giúp em có một tâm thế tốt để học bài một cách nghiêm túc và hiệu quả. Việc dậy sớm cũng giúp em chuẩn bị cho mình những hành tranh tốt nhất để vững bước đến trường. Em sẽ có đủ thời gian để ăn sáng, soạn sách và xem lại bài cũ trước khi đến lớp. Và thói quen dậy sớm còn rất rất nhiều những tác dụng có lợi nữa. Việc dậy sớm có ích như vậy nên mỗi chúng ta cần rèn luyện nó để mang lại cho mình những hiệu quả thiết thực.

còn câu 1 em đang suy nghĩ, khi nào xong em sẽ trả lời

18 tháng 3 2021

Câu 1

a)– Tác phẩm: Nói với con

– Tác giả: Y Phương

b) – Nghĩa của cụm từ “người đồng mình”: người vùng mình, người miền mình. Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.

– Qua hai câu thơ của đoạn trích, ta biết “người đồng mình” sống ở vùng núi và hoàn cảnh sống ở đây rất khó khăn, gian khổ do điều kiện tự nhiên không thuận lợi để canh tác, sinh sống.

c) 

– Câu sử dụng biện pháp so sánh: Sống như sông như suối

– Ý nghĩa: So sánh “như sông” “như suối”: Biện pháp so sánh gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Dù sống trong hoàn cảnh gian khó, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh của đại ngàn sông núi. Tình cảm của họ vẫn trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, tin yêu con người. Biện pháp so sánh góp phần thể hiện niềm mong muốn của người cha con sẽ dũng cảm tiếp nối truyền thống sống đẹp của quê hương.

d) – Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

– Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.

– Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn ngủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.

15 tháng 4 2019

-Các biện pháp tu từ:

Điệp từ: sống

Điệp cấu trúc: Sống trên đá…

Sống trong thung…

So sánh: Sống như sông như suối

Tương phản: Lên… xuống…

-Thành ngữ: Lên thác xuống ghềnh