Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu2 Địa hình tương đối đơn giản,có thể coi toàn bộ châu lục là một khối cao nguyên lớn.Đồng bằng thấp tập trung ở ven biển ,ít núi.
Châu phi có khí hậu nóng,khô nhất thế giới vì phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến có nhiệt độ cao và lục địa hình khối,kích thước lớn,bờ biển ít bị cắt sẻ nên ảnh hưởng của biển ko sâu vào đất liền đồng thời được bao bọc bởi các dãy núi cao đồ sộ ngăn cản hơi nước từ biển thổi vào.
Câu3 ô nhiễm ko khí
Nguyên nhân Do khí thải từ các hoạt động công nghiệp,giao thông,chất đốt sinh hoạt,bão cát,cháy rừng .Hậu quả Mưa a xít ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp,hiệu ứng nhà kính làm khí hậu toàn cầu biến đổi,băng ở 2 cực tan chảy ,mực nước đại dương dâng cao
Nhiều quá vậy bạn, mình đang rất bận nên chỉ giúp được bạn vài câu thôi nhé, mong bạn thông cảm.
1.
- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.
- Có 6 lục địa: Lục địa Á- Âu, lục địa Phi, lục địa Ô- xtray- li- a, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Nam Cực.
- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo xung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.
- Có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu đại dương, châu Nam cực.
2.
- MT xích đạo ẩm:
+ Vị trí: nằm trong khoảng từ 5 độ B đến 5 độ N
+ Đặc điểm khí hậu: có khí hậu nóng, ẩm quanh năm. Nhiệt độ TB năm trên 25 độ C. Lượng mưa Tb năm từ 1500mm đến 2500mm, mưa quanh năm. Độ ẩm cao, TB trên 80%.
+ Rừng có nhiều loài cây, mọc thành nhiều tầng rậm rạp và có nhiều loài chim, thú sinh sống.
- MT nhiệt đới gió mùa:
+ Vị trí: Nam Á và Đông Nam Á.
+ Đặc điểm khí hậu: có nhiệt độ cao, nhiệt độ TB năm trên 20 độ C. Lượng mưa TB năm khoảng 1000mm, Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến bất thường.
+ Thảm thực vật khác nhau tùy thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm.
- MT Ôn đới hải dương:
+ Vị trí: nằm ở ven biển Tây Âu
+ Đặc điểm khí hậu: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
+ Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng.
-MT Ôn đới lục đia:
+ Vị trí: nằm trong lục địa
+ Đặc điểm khí hậu: lượng mưa giảm dần, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, có nhiều tuyết rơi.
+ Thảm thực vật là rừng hỗn giao và rừng lá kim.
3.
- MT đới lạnh:
+ Đới lạnh nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực.
+ Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, thường có bão tuyết dữ dội và cái lạnh cắt da. Nhiệt độ TB luôn dưới -10 độ C, có khi xuống đến -50 độ C.Mùa hạ rất ngắn. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10 độ C.
- MT hoang mạc:
+Vị trí: phân bố chủ yếu dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa lục địa Á- Âu.
+ Đặc điểm nổi bật về khí hậu ở các hoang mạc là tính chất vô cùng khô hạn, vì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa chưa rơi đến mặt đất đã bốc hơi hết. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.
4.
- Vai trò: là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển, là kho tài nguyên lớn. Trong lòng đất dưới đáy biển và đại dương có nhiều loại khoáng sản, nhất là dầu mỏ và khí đốt. Biển và đại dương còn cung cấp muối, tạo nguồn điện (điện thủy triều), phát triển giao thông vận tải, du lịch...
- MT vùng núi hay xảy ra lũ quét và sạt lở đất.
mỏi tay quá, chúc bạn học tốt.
1. Vị trí: Từ đường chí tuyến Bắc(23 độ 27' Bắc) đến chí tuyến Nam(23 độ 27' Nam)
Đặc điểm:
+ Gió thổi chủ yếu: Gió tín phong
+Lượng mưa trung bình năm: từ 1000mm đến trên 2000mm
+Nhiệt độ: Nóng quanh năm
2. - Châu Á có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất. - Tên của các siêu đô thị ở châu Á có từ 8 triệu dân trở lên: Ka-ra-si, Niu Đê-li, Côn-ca-ta, Mũm-bài, Bắc Kinh, Thiên Tân, Xơ-un, Thượng Hải, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca - Cô-bê, Ma-ni-la, Gia-các-ta.
3. *Môi trường xích đạo ẩm:
+ Thuận lợi : cây trồng phát triển quanh năm , có thể xen canh gối vụ nhiều loài cây
+ Khó khăn : côn trùng , sâu bọ , mầm bệnh phát triển , lớp đất bề mặt dễ bị rửa trôi.
*Môi trường nhiệt đới:
Những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới
- Những thuận lợi chủ yếu:
+ Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (sản phẩm nhiệt đới là chính, có thể có một số sản phẩm cận nhiệt đới và ôn đới).
+ Khả năng: xen canh, tăng vụ lớn.
+ Giữa các vùng có thế mạnh khác nhau.
- Những khó khăn chủ yếu:
+ Tính thời vụ khắt khe trong nông nghiệp.
+ Thiên tai, tính bấp bênh của nông nghiệp.
* Môi trường nhiệt đới gió mùa:
Thuận lợi : Vì nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp trồng các loại cây nông nghiệp như lúa , có thể trồng từ 2-3 vụ 1 năm , ngoài ra còn trồng được các loại cây ăn quả ,cây công nghiệp => phát triển về nông nghiệp.
Khó khăn: Sâu bệnh phát triển trong các điều kiện khí hậu nóng ẩm hay thiên tai như bão, sương muối... cũng gây thiệt hại và tổn thất nặng nề đến nền nông nghiệp.
Chúc bạn học tốt!!!
1. Ô nhiễm không khí:
a/ Nguyên nhân.
- Nguồn nhân tạo:Khí thải từ công nghiệp, phương tiện giao thông, bất cẩn khi sử dụng chất phóng xạ…
- Nguồn tự nhiên : Núi lửa phun, bão cát, cháy rừng…
b/ Hậu quả.
- Mưa axít..
- Hiệu ứng nhà kính.
- Thủng tầng ôzôn .
- Trái đất nóng lên.
- Tăng các bệnh về hô hấp.
- Băng tan nhanh đe dọa các thành phố ven biển.
c. Biện pháp.
Bằng sự hiểu biết cuả bản thân em hãy nêu một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm không khí
- Cắt giảm lượng khí thải.
- Kí nghị định thư Kiô tô.
2.Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.
đặc điểm của khí hậu hoang mạc:
Cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ hoá ngày và năm lớn.
Câu 1: Đặc điểm khí hậu
-Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.
Thời tiết có nhiều biến động thất thường do:
Vị trí trung gian giữa hải dương (khối khí ẩm) và lục địa (khối khí khô lạnh)
Vị trí trung gian giữa đới nóng (khối khí chí tuyến nóng khô) và đới lạnh (khối khí cực lục địa).
Câu 2:
- Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo:
+ Hộ gia đình
+ Trang trại
- Sử dụng nhiều dịch vụ nông nghiệp, vận dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
- Tổ chức sản xuất theo quy mô lớn kiểu công nghiệp
- Chuyên môn hóa sản xuất cao, vận dụng nhiều khoa học kĩ thuật: tưới tiêu, nhà kính, tuyển chọn giống cây trồng,.. thích nghi với thời tiết, khí hậu.
Câu 3:
- Đặc điểm đô thị hóa:
+ Đô thị hóa ở mức độ cao
+ Hơn 75% số dân thành thị
+ Các đô thị phát triển có quy hoạch ( nhà ở, hệ thống đường giao thông, các công trình kiến trúc được sắp xếp một cách hợp lí, khoa học )
+ Lối sống thành thị đã trở nên phổ biến.
- Các vấn đề nảy sinh:
+ Vấn đề ô nhiễm môi trường
+ Ùn tắc giao thông
+ Thiếu việc làm, nhà ở, nước sạch
+ Diện tích đất canh tác bị thu hẹp
- Biện pháp:
+ Quy hoạch lại các đô thị theo hướng phi tập trung
+ Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh
+ Chuyển các hoạt động công nghiệp về vùng nông thôn
câu 4: những vấn đề của môi trường đới ôn hòa là
- Ô nhiễm không khí
- Nguyên nhân:
+ Do sự phát triển công nghiệp, phương tiện giao thông
+ Sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử
+ Do hoạt động tự nhiên( bão cát, cháy rừng,..)
- Hậu quả:
+ tạo nên những trận mưa axit
+ tăng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi; băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao...
+ thủng tầng ozon.
- ô nhiểm nước
- nguyên nhân:+ tập trung phần lớn các đô thị vào 1 dải đất rộng không quá 100 km chạy dọc ven biển
+ váng dầu ở các vùng biển
+ hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng với chất thải sinh hoạt ở các đô thị...
- Hậu quả:+ làm ô nhiễm nguồn nước biển
+ hiện tượng ''thủy triều đen''
+ ''thủy triều đỏ'' làm chết các sinh vật sống trong nước
+ thiếu nước sạch cho đời sống sinh hoạt và sản xuất
Câu 1:
+ Thuận lợi : cây trồng phát triển quanh năm , có thể xen canh gối vụ nhiều loài cây
+ Khó khăn : côn trùng , sâu bọ , mầm bệnh phát triển , lớp đất bề mặt dễ bị rửa trói
Câu 2:Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông ờ đới ôn hoà đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. Hằng năm, các nhà máy và các loại xe cộ hoạt động ở Bắc Mĩ. châu Âu. Đông Bắc Á đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải. Gió đưa không khí bị ô nhiễm đi xa có khi đến hàng trăm, hàng nghìn kilômét. Hậu quả là tạo nên những trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người...