Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình thức:
- Câu a không có chủ ngữ.
- Câu b có chủ ngữ.
Ý nghĩa:
- Câu a mang ý nghĩa ra lệnh, điều khiển.
- Câu b mang giọng điệu dịu dàng, ý muốn khuyên nhủ.
Giống: đều yêu cầu, đề nghị người chồng cố ngồi dậy ăn chút ít cháo.
Khác:
+ Câu a không có chủ ngữ, nên ý nghĩa cầu khiến không có sự trang nhã, lịch sự, giống như một mệnh lệnh.
+ Câu b có chủ ngữ khiến câu cầu khiến trở nên rõ đối tượng, nhẹ nhàng và lịch sự hơn.
Bạn tham khảo nhh
So sánh :
+ Hình thức :
Câu a. Không có chủ ngữ. Là câu cầu khiến, khuyên bảo.
Câu b. Có đầy đủ chủ vị, tuy vậy nhưng vẫn là câu càu khiến, khuyên bảo.
+ Ý nghĩa:
Câu a. Do ko có chủ ngữ nên ý nghĩa cầu khiến không có sự trang nhã, lịch sự, giống như một mệnh lệnh, sẽ là vô lễ nếu đó là người lớn hơn.
Câu b. Nhờ có chủ ngữ nên câu cầu khiến thể hiện rõ đối tượng, nhẹ nhàng và lịch sự hơn, đồng thời thể hiện rõ thái độ, tình cảm của người nói.
Hok tốt
Câu 1:
- Các câu trên là câu cầu khiến vì có đặc điểm hình thức là có từ cầu khiến : a) hãy, b) đi, c) đừng.
- Câu (a) vắng chủ ngữ. Đây là lời người trên nói với người dưới. Chủ ngữ phải là người nghe (Lang Liêu).
-Câu (b) chủ ngữ là ông giáo.
-Câu (c) chủ ngữ là chúng ta.
Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.
a) Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.—> Không thay đổi ý nghĩa, làm rõ đối tượng tiếp nhận hơn và lời yêu cầu nhẹ nhàng, tình cảm hơn.
b) Hút trước đi. -> Thay đổi ý nghĩa : ý cầu khiến mạnh hơn; câu nói sỏ sàng, trịch thượng, khiếm nhã hơn.
c) Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không —> Thay đổi ý nghĩa: trong những người tiếp nhận lời đề nghị, không có người nói.
Câu 2:
-Câu cầu khiến trong bài thơ trên: Tiến lên! Toàn thắng ắt về phía ta
-Có tác dụng: Khuyến khích nhân dân ta đoàn kết , quyết tâm đánh giặc.
Câu 3:
Về hình thức:
a. Không có chủ ngữ
b. Có chủ ngữ là :Thầy em
Ý nghĩa:
a. Ý nói cố gượng dậy để húp cháo (bệnh nặng).
b. Ý nói cố dậy nhưng có thể húp cháo (bệnh nhẹ)
Câu b. : Làm giảm chức năng của câu như chức năng câu cầu khiến.
Chúc bạn học tốt!!!