Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Điểm giống nhau giữa đạo đức và pháp luật
Đạo đức và pháp luật giúp con người điều chỉnh hành vi để phù hợp với các quy tắc trong xã hội, qua đó tích cực hơn trong cộng đồng. Pháp luật và đạo đức đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.
Câu 2: Ý kiến trên là chưa đúng. Nếu có điều kiện thì tổ chức lớn một chút, nếu không thì chỉ cần làm vài mâm để mời anh em, bạn bè, họ hàng,...Làm ít nhưng ấm cúng, đủ đầy,...
Câu 3: Những điều cần tránh:
1.Không dám tìm hiểu kỹ về với các mối quan hệ của người yêu.
2.Lơ là trước những dấu hiệu cảnh báo.
3.Tiết lộ mọi bí mật.
4.Ràng buộc tiền nong.
5.Thỏa hiệp quá sớm.
6.Bị choáng ngợp bởi vẻ quyến rũ bên ngoài.
7.Yêu vội vàng.
-Vì sẽ làm chúng ta đâu khổ, ân hận và ảnh hưởng tới tương lai sau này,...
Câu 4:
-Đoạ đức thương người như thể thương thân
-Liên hệ: Em luôn giúp đỡ các bạn, tham gia thiện nguyện,...
Câu 5: - Câu nói “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” muốn ám chỉ những con người sống ích kỉ, hẹp hòi.
- Đây là lối sống đáng phê phán; nó khiến cho nhiều mối quan hệ bị rạn nứt và dẫn đến đổ vỡ.
Câu 6:
Em không đồng ý vì:
+ Mỗi người có một quan niệm về hạnh phúc khác nhau, nhưng dù thế nào thì hạnh phúc đó phải lành mạnh và chân chính, phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cuộc sống.
+ Cầu được ước thấy không mang lại hạnh phúc mà chỉ mang lại sự đơn điệu và nhàm chán, mất sự say mê và ham muốn phấn đấu. Nếu hạnh phúc quá dễ dàng, người ta khó lòng trân trọng những điều đó.
+ Hạnh phúc phải trải qua quá trình rèn luyện, đấu tranh mới là hạnh phúc đích thực.
Câu 7:
Em không đồng tình với cách sống này. Vì:
+ Sống với nhau như vợ chồng nhưng không kết hôn theo luật định thì không được coi là vợ chồng và họ không được pháp luật bảo vệ với tư cách là gia đình, vợ, chồng.
+ Việc chung sống như vợ chồng khi chưa đăng kí kết hôn sẽ gây ra những hậu quả xấu về sức khỏe, tâm lí, ảnh hưởng tới gia đình và người thân.
+ Lối sống này phản ánh sự thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội và dễ gây ra những hậu quả xấu.
Câu 8: – Ví dụ:
+ Con cái không nghe lời khuyên của cha mẹ, có hành vi vô lễ tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội.
+ Học trò vô lễ với thầy cô không phải là vi phạm pháp luật nhưng không đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Câu 9:
a. quy định chuẩn mực đạo đức. Vì bạn P dù muộn học nhưng vần dừng lại giúp đỡ người bị nạn.
b.
- Bạn P là người biết thương yêu, quan tâm mọi người. Dù bị muộn học nhưng bạn P vẫn dừng lại giúp đỡ người bị nạn. Đây là hành động mà nhiều người không làm được. Chúng ta cần học tập và noi theo bạn P.
Câu 10: theo mình thì H nên mỡ lòng mình ra để có thể đến gần với các bạn bè. Như vậy sẽ cảm thấy vui vẻ hơn mỗi khi đến trường. Cũng như các bạn sẽ dễ nói chuyện với H hơn. Không có nhiều khoảnh cách giữa các bạn khác, mọi người gần gũi hơn. Do H là học sinh giỏi nếu H học nhóm với các bạn thì rất tốt, H có thể kèm các bạn học yếu hơn, cùng cố gắng học tập và đưa lớp đi lên. Và một điều nữa là H đang là học sinh. LÀ một người học sinh ai chẳng muốn có một khoảng thanh xuân, kí ức tươi đẹp. Để thanh xuân ấy tươi đẹp hơn thì chúng ta không thể nào thiếu đi dược những người bạn cùng nhau học bài, nói chuyện, đi chơi chung...v.v. Để rồi phải xa nhau sẽ không cò thấy tiếc nuối vì mình đã xa cách với các bạn trong lớp.
~~~~~~ Có ý bạn tham khảo#~~~~~~~
Xin lỗi nhiều nha , mình sử dụng điện thoại mà lỡ tay ấn vào Gửi , mà bây giờ ấn vào cập Nhật để trl thì ko kịp nữa , nên mình xin phép trl tiếp tục câu sau nhé .
Câu 4 :
Câu tục ngữ muốn nói đến chuẩn mực đạo Đức là : lòng nhân hậu , giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn .
Liên hệ bản thân : em đã luôn áp dụng đến " lá lành đùm lá rách " . Những người gặp khó khăn , em luôn cố gắng hết sức để giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn . Em đã làm việc này rất nhiều , và nhận được sự yêu mến từ rất nhiều người .
Câu 5 :
Nhận xét : cách sống trên là sai, cách sống này là cách sống ích kỉ , hẹp hòi, chỉ biết đến mình mà quên đi những người khác . Chỉ vì hành vi ích kỉ của mình mà đã làm rạn nứt đi nhiều mối quan hệ .Làm con người ta càng ngày càng trở nên không quen biết .
Câu 6 :
Em không đồng ý với ý kiến trên , vì " cầu được ước thấy " nó không phải trên phim , mà ta chỉ cần cầu nguyện ra thứ gì thì sẽ có thứ đó . Và , không phải phải , hạnh phúc là ta phải kiên trì , cầu được rồi thì phải tìm đủ mọi cách để thấy được thứ đó . < Mỗi người sẽ có cách suy nghĩ khác nhau >
Câu 7 :
Em không đồng tình với cách sống này vì : nếu như chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn thì pháp luật sẽ không chấp nhận kiểu nhểu vậy . Vậy ta nên đăng kí kết hôn , thì mới chung sống như vợ chồng, có như vậy pháp luật mới không cấm cản .
Câu 8 :
Xem pạn bên trên nhe!
Câu 9 :
a) Theo em , việc làm của P đã thể hiện đúng những nội quy chuẩn mực đạo Đức vì P đã giúp một người tai nạn đi cấp cứu, P không quan tâm đến viên có đi học muốn hay không ? Nhưng bạn vẫn cố gắng giúp họ được an toàn , rồi mới an tâm đi chị .
b)
- Việc làm của P là đáng được biểu dương
- Em nên học hỏi , có những cách ứng xử chuẩn mực đạo đưa như P
- Em thấy bạn P là người tốt bụng , dù đang phải đến trường nhưng bạn vẫn giúp người gặp tai nạn .
- Cần lấy tấm gương thân ái , hiền hậu của P để học hỏi.
- Luôn biết làm những việc đúng đắn như P.
- Khi gặp những chuyện mà bạn P gặp thì phải giúp đỡ , hông được làm ngơ.
- ....,
Câu 10 :
Nếu em là bạn của H , em sẽ khuyên bạn :
- Nên hòa đồng với các bạn
- Không phân biệt bạn nào học giỏi hay học dở , mà phân biệt đối xử .
- Luôn tươi cười khi nói chuyện với các bạn .
- Không được có suy nghĩ thiếu văn mình .
-....
Câu 1:
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc và gắn bó đối với con người.
- Em thấy việc nhà nước nâng tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ 18 đến 25 tuổi thành 18 đến 27 tuổi là vô cùng hợp lí bởi vì đây là độ tuổi đẹp nhất của đời người, khi ta đã là một thanh niên, chứng chắn, ta sẵn sàng dâng hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước; đi quân sự để trưởng thành, để vững vàng hơn, để tự lập, giúp ích cho đất nước.
Câu 2:
- Nếu bạn trai hoặc người yêu muốn bạn quan hệ tình dục trước hôn nhân, em sẽ:
+ Kiên quyết từ chối
+ Quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể gây ra nhiều hậu quả khó tránh như: Có thai ngoài mong muốn, Kinh tế chưa đủ vững vàng để nuôi con, Chưa có kinh nghiệm chăm sóc con...
+ Giải thích cho người yêu hiểu
Câu 3:
-Quan hệ tình dục khi còn là học sinh có thể ảnh hưởng :
+ Việc quan hệ tình dục khi còn là học sinh bị pháp luật nghiêm cấm.
+ Độ tuổi được phép quan hệ tình dục là từ 18 tuổi trở lên.
+ Quan hệ tình dục khi đang ở lứa tuổi học sinh sẽ mang thai ngoài ý muốn, dẫn đến việc phá thai.
+ Nếu sinh đẻ vào độ tuổi này là quá sớm, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
+ Bị mọi người dòm ngó, nói lời ra vào
+ Ảnh hưởng đến việc học, có thai khi đang là học sinh sẽ bị trì trệ việc học, thậm chí là đình chỉ học tập => Tương lai xán lạn
=> Vậy nên ta cần tránh quan hệ tình dục trước hôn nhân, đặc biệt là trong lứa tuổi học sinh.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ
Gia đình ở nước ta được gầy dựng trên cơ sở các quan điểm của người Việt về hôn nhân và hạnh phúc, chẳng hạn các quan điểm sau hôn nhân như “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”, “Của chồng công vợ”, hay các quan điểm trước hôn nhân như “Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”, “Môn đang hộ đối”... Nhân đây xin nói thêm rằng nhiều người thường nhầm “Môn đang hộ đối” thành “Môn đăng hộ đối”. Đang 當 chữ Hán còn có âm là Đương nghĩa là ngang nhau/bằng nhau, như tương đương… và chỉ có Môn Đang 門 當 - chứ không phải Môn Đăng - mới đi đôi với Hộ Đối 戶對, bởi trong Hán tự, chữ môn 門 được ghép từ hai chữ hộ 戶 đối nhau, và môn/ cái khung cửa có đang/ cân phân thì hai hộ/ cánh cửa mới có thể đối/ khép chặt được.
Quan điểm “môn đang hộ đối” đang có xu hướng thay đổi từ nhãn quan của hôn nhân sắp đặt đến nhãn quan hôn nhân tự chọn. |
Hôn nhân là đại sự của đời người nên phải cân nhắc lựa chọn thật kỹ là lẽ đương nhiên và quan điểm “môn đang hộ đối” trong hôn nhân của người Việt - sản phẩm của quá trình tiếp biến văn hóa Trung Hoa - là một cách lựa chọn phổ biến. Nói chung có hai kiểu hôn nhân: hôn nhân sắp đặt - “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và hôn nhân tự chọn của bản thân người trong cuộc. Thời xưa hôn nhân sắp đặt là chính, thời nay chủ yếu là hôn nhân tự chọn. Quan điểm “môn đang hộ đối” thường phù hợp với kiểu hôn nhân sắp đặt, bởi gia thế - bao gồm địa vị xã hội và điều kiện kinh tế - đang đối/ ngang nhau/ bằng nhau được xem là tiêu chí lựa chọn tối ưu và duy nhất của hai gia đình trước khi quyết định làm thông gia.
Thực ra lựa chọn để tiến đến hôn nhân theo quan điểm “môn đang hộ đối” cũng là nhằm thể hiện quan điểm “lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”. Và đây cũng là tiền đề để nhiều gia đình người Việt có thể tạo nên bình đẳng trong cuộc sống vợ chồng theo quan điểm “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn” hoặc “của chồng công vợ”. Chỗ bất cập của quan điểm “môn đang hộ đối” nói riêng và của kiểu hôn nhân sắp đặt nói chung là đã xem gia thế đang đối/ ngang nhau/ bằng nhau là tiêu chí lựa chọn tối ưu và duy nhất, bất kể hai người trong cuộc có yêu nhau hay không và quan trọng hơn là có sẵn lòng về chung một nhà hay không.
Ngay cả thời kỳ mà hôn nhân sắp đặt còn ngự trị thì không phải lúc nào quan điểm “môn đang hộ đối” cũng được người Việt đồng tình tuân thủ. Đọc truyện cổ dân gian chúng ta vẫn thấy có những cuộc hôn nhân hoàn toàn không “môn đang hộ đối”, chẳng hạn như cuộc hôn nhân giữa công chúa Tiên Dung cành vàng lá ngọc với anh dân chài Chử Đồng Tử khố rách áo ôm - đương nhiên do hôn nhân sắp đặt còn ngự trị nên cái giá mà Tiên Dung phải trả cho sự lựa chọn của mình rất lớn: không được vua cha chấp nhận, phải từ bỏ chốn cung đình và trở thành một… thường dân, thậm chí không thể tồn tại dài lâu trong cõi nhân gian bởi sau một đêm mọi thứ liên quan đến vợ chồng Tiên Dung chỉ còn lại cái đầm lớn trên mặt đất gọi là đầm Nhất Dạ.
Vấn đề cốt lõi nhất trong hôn nhân là hai người trong cuộc có yêu nhau hay không và quan trọng hơn là có sẵn lòng về chung một nhà hay không. Đương nhiên yêu cầu này không hề loại trừ kiểu hôn nhân sắp đặt và quan điểm “môn đang hộ đối”. Hạnh phúc của hai người trong cuộc - đang rất mực yêu nhau, người này thực sự cảm thấy người kia đúng là một nửa của mình và sẵn lòng về chung một nhà - sẽ tăng lên nhiều lần nếu được hai bên gia đình đồng tình sắp đặt vì cho rằng đấy là một cuộc hôn nhân “môn đang hộ đối”. Hạnh phúc của hai người trong cuộc cũng sẽ tăng lên trong trường hợp hai bên gia đình tuy không cho rằng đấy là một cuộc hôn nhân “môn đang hộ đối” nhưng vẫn đồng tình với sự lựa chọn của bản thân người trong cuộc…
Cũng có thể thấy ngày nay quan điểm “môn đang hộ đối” đang có xu hướng thay đổi từ nhãn quan của hôn nhân sắp đặt đến nhãn quan của hôn nhân tự chọn. Theo nhãn quan của hôn nhân sắp đặt, “môn đang hộ đối” không gì khác là sự tương đồng về gia thế mà chủ yếu là về địa vị xã hội và điều kiện kinh tế của hai thông gia. Còn theo nhãn quan của hôn nhân tự chọn thì “môn đang hộ đối” chủ yếu là hai người trong cuộc cùng nhau nhìn về một hướng, là sự tương đồng của chính hai người trong cuộc về nhân sinh quan, về nhận thức đối với tình yêu/ hạnh phúc/ hôn nhân/ gia đình và quan trọng hơn là về bình đẳng giới trên cơ sở thấu hiểu và tôn trọng nhau - khó có thể “thuận vợ thuận chồng” nếu hai người trong cuộc không thấu hiểu và thiếu tôn trọng nhau!
Việc hai người trong cuộc không thấu hiểu, thiếu tôn trọng nhau, thiếu tương đồng về nhân sinh quan, về nhận thức đối với tình yêu/ hạnh phúc/ hôn nhân/ gia đình và về bình đẳng giới không chỉ là trở lực trong việc tạo nên sức mạnh “thuận vợ thuận chồng” mà còn trở thành nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng bùng phát “ly hôn xanh” - thuật ngữ được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong năm năm đầu chung sống, thậm chí sớm hơn. Sở dĩ phải gọi là bùng phát vì theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong vòng một thập niên tính từ đầu tháng 7 năm 2008 đến cuối tháng 7 năm 2018, tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 1.422.067 vụ án ly hôn, trong đó tỷ lệ “ly hôn xanh” ở giới trẻ là rất đáng báo động.
Cho nên nhìn “môn đang hộ đối” theo nhãn quan nào - của hôn nhân sắp đặt hay của hôn nhân tự chọn - thì yếu tố mà hai bên thông gia và hai người trong cuộc cần phải đang đối hơn cả là đẳng cấp văn hóa. Đẳng cấp văn hóa với những ứng xử phù hợp trong cuộc sống không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế giàu/ nghèo, cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào địa vị xã hội sang/ hèn. Đẳng cấp văn hóa là sản phẩm của quá trình tự giáo dục đồng thời cũng phụ thuộc vào môi trường giáo dục, chẳng hạn như môi trường giáo dục gia đình. Và môi trường giáo dục gia đình cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế giàu/ nghèo và vào địa vị xã hội sang/ hèn, bởi một thường dân nghèo khổ vẫn có thể trở thành gương sáng về đối nhân xử thế cho con mình noi theo không khác gì một quan chức sang trọng hay một thương gia giàu có...
Tóm lại quan điểm “môn đang hộ đối” trong hôn nhân vẫn có thể đồng hành với cuộc sống đương đại của người Việt, nhưng rõ ràng quan điểm này phù hợp hơn với kiểu hôn nhân tự chọn và cần được các cặp đôi đang yêu nhau và và sẵn lòng về chung một nhà cùng nỗ lực để tạo nên sự đang đối cơ bản nhất - đang đối về đẳng cấp văn hóa - khi đứng trước ngưỡng cửa của hôn nhân.
Câu 1:
+ Quan niệm này là ko đúng đắn. bởi vì đã là học sinh thì vc quan trọng hàng đầu chính là học tập
+ Nếu yêu trong giai đoạn này thì chúng ta dễ chểnh mảng trong vc học khiến ta ngày càng sa sút hơn nữa sẽ dễ mắc những sai lầm đáng tiếc như: mang bầu ròi khi nạo thai có thể gây vô sinh.........
+ Tình yêu là sự rung động giữa 2 người vì vậy ko thể yêu nhiều người cùng lúc như vậy thì chưa phải yêu
+ Yêu nhau thì trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp lành mạnh đặc biệt ở lứa tuổi học sinh chứ ko phải yêu 1 cách mù quáng ,cả tin dẫn tới hành động sai trái trong tình yêu
Tuy nhiên nếu có 1 tình yêu lành mạnh trong sáng , cùng nhau phấn đấu thì dok là điều đáng quý như vậy giúp cả 2 cùng tiến bộ hơn
Câu 2:
+ Sai, nhà trường chỉ là nơi để cung cấp kiến thức cho các em môi trường sống sẽ quyết định được
vì vậy mới có câu "gần mực thì đen gần đèn thì rạng"
Câu 1. Em nghĩ câu nói "học sinh THPT là lứa tuổi đẹp nhất, không yêu đương sẽ thiệt thòi" hoàn toàn không đúng. Vì không có quy luật nào đưa ra thời gian để yêu đương, thời gian để có mối tình đẹp nhất và nó hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi chúng ta. Nếu em là học sinh THPT em sẽ chăm chỉ học bài, để khi nào mình thành công thì hẳn nghĩ đến chuyện yêu đương. Vì yêu đương không phải lúc nào cũng đúng cả. Nếu gia đình hoặc ai có suy nghĩ thoáng và họ nhắm bản thân sẽ học giỏi mặc dù có yêu đương và họ chứng minh được điểm số tốt thì sẽ chẳng ai cấm cản được họ yêu đương cả.
Câu 2. Quan điểm "trẻ em là do sự giáo dục của nhà trường" cũng không đúng. Vì nhà trường chỉ là một trong những khía cạnh nhỏ mà thôi. Khi ta đi học thì sẽ có thêm kiến thức mới, học được điều hay lẽ phải. Nhưng cũng phải phụ thuộc vào gia đình và chính chúng ta nữa. Nếu gia đình quan tâm và hỏi han hay tâm sự về những điều trên lớp, chỉ bài cho ta nếu không hiểu thì đó cũng có thể gọi là sự giáo dục. Bản thân cũng rất quan trọng, khi nếu ta có ý chí và mục tiêu sẽ chăm học. Thì chúng ta sẽ phấn đấu trong năm học đó để đạt được kết quả tốt.