K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Đới ôn hòa nằm trong khu vực hoạt động của:
a. Gió mậu dịch
b.Gió mùa
c. Gió Tây ôn đới
d. Tất cả đều sai
Câu 2: Ở châu Âu nước trồng nhiều hoa tuy-líp với quy mô lơn và kĩ thuật cao là:
a. Hà Lan
b. Pháp
c. Đức
d. Đan Mạch
Câu 3: Nhiều nước ở đới ôn hòa, thế mạnh nổi ật nhất nền kinh tế là ngành:
a. Công nghiệp chế biến
b. Công nghiệp khai thác
c. Cả 2 đều đúng
d. Cả 2 đều sai
Câu 4: Các đô thị hiện nay ở đới ôn hòa ngày càng mở rộng diện tích không những phát trỉn chiều cao mà còn:
a. Theo chiều sâu
b. Lấn ra biển
c. Cả đều đúng
d. Câu a đúng, câu b sai
Câu 5: Nguồn nước chính có ở các ốc đảo trong hoang mạc giúp cho thực vật phát triển là:
a. Nước mưa
b. Nước ngầm
c. Nước hồ
d. Nước sông
Câu 6: Thực avạt và động vật tieu biểu được nuôi trồng à rất quan trọng đối với người dân hoang mạc là:
a. Dê, cừu-Lúa mì
b. Ngựa-cam, chanh
c. Chà là-Lạc đà
d. Tất cả đều đúng
Câu 7: Một số động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu lạnh nhờ có lớp mỡ dày là:
a. Hải cẩu, cá voi
b. Gấu trắng, tuần lộc
c. Chim cánh cụt
d. Tất cả đều đúng
Câu 8: Môi trường miền núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo:
a. Độ cao
b. Hướng sườn
c. A, B đều đúng
d. A, B đều sai
Câu 9: Ở nước ta lũ quét và lở đất là hiện tượng dễ xảy ra ở vùng:
a. Chân núi
b. Thung lũng núi
c. Sườn núi
d. Cả 3 đều đúng
Câu 10: Theo thống kê hiện nay trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó châu lục có số quốc gia đông nhất là:
a. Châu Phi
b. Châu Á
c. Châu Âu
d. Châu Mĩ
Câu 11: Hoang mạc Xa-ha-ra là một hoang mạc lớn thuộc:
a. Bắc Phi
b. Nam Phi
c. Đông Phi
d. Tây Phi
Câu 12: Việc tập trung trồng trọt một cây hay chăn nuôi một loại súc vật trên một vùng rộng lớn gọi là:
a. Luân canh
b. Chuyện canh
c. Thâm canh
d. Cả 3 đều sai
Câu 13: Hiện nay dân cư ở đới ôn hòa sống trong các đô thị chiếm tới:
a. 2/4 dân số
b. 3/5 dân số
c. 3/4 dân số
d. 4/5 dân số
Câu 14: Vấn đề lớn nhất hiện nay cảu đới ôn hòa là:
a. Ô nhiễm không khí
b. Ô nhiễm nước
c. Rừng cây bị hủy diệt
d. Câu a+b đúng
Câu 15: Hoang mạc hết sức khô hạn của thế giới nằm ở:
a. ác Phi
b. Trung Á
c. Ô-xtrây-li-a
d. Nam Mĩ

1
14 tháng 12 2017

1.c

2.b

3.b

4.d

5.b

6.d

7.d

8.c

9.d

10.a

11.a

12.a

13.c

14.d

15.a

2. Chọn câu đúng và ghi chữ cái đầu câu vào vở, sửa những câu chưa đúng cho phù hợp với nội dung bài học.a) Nền kinh tế Châu Phi phát triển theo hướng chuyên môn hóa phiến diện.b) Nền kinh tế Châu Phi phụ thuộc vào thị trường bên ngoài.c) Công nghiệp Châu Phi chiếm vị trí chủ đạo.d) Cây nông nghiệp nhiệt đới được trồng trong các đồn điền theo quy mô...
Đọc tiếp

2. Chọn câu đúng và ghi chữ cái đầu câu vào vở, sửa những câu chưa đúng cho phù hợp với nội dung bài học.

a) Nền kinh tế Châu Phi phát triển theo hướng chuyên môn hóa phiến diện.

b) Nền kinh tế Châu Phi phụ thuộc vào thị trường bên ngoài.

c) Công nghiệp Châu Phi chiếm vị trí chủ đạo.

d) Cây nông nghiệp nhiệt đới được trồng trong các đồn điền theo quy mô nhỏ.

đ) Phần lớn các nước Châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển.

e) Kinh tế đối ngoại của các nước Châu Phi phát triển nhanh với các mặt hàng đa dạng.

g) Sản phẩm xuất khẩu của các nước Châu Phi là máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.

h)Các tuyến đường sắt quan trọng ở Châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt dộng xuất khẩu.

1
11 tháng 12 2016

bạn tham khảo ở đây nhé :

Câu hỏi của Hà Hương Linh - Địa lý lớp 7 | Học trực tuyến

Môi trường nhiệt đới gió mùa rất đa dạng và phong phú là do.................................................được thể hiện ở:a. Cảnh sắc thiên nhiên...................................................................Thực vật: .........................................................................................Động vật:..........................................................................................b. Hoạt động sản...
Đọc tiếp

Môi trường nhiệt đới gió mùa rất đa dạng và phong phú là do.................................................được thể hiện ở:

a. Cảnh sắc thiên nhiên...................................................................

Thực vật: .........................................................................................

Động vật:..........................................................................................

b. Hoạt động sản xuất đa dạng:....................................................................................................................................................................................

c. Mật độ dân cư: ......................................... có lịch sử khai phá.....................................................................

Nhanh giúp mình zới! Ngày kia mình nộp bài rùi

1
18 tháng 9 2016

(1): Các đặc điểm khác nhau

(2): Thay đổi theo mùa

(3): Rừng có nhiều tầng, đồng cỏ nhiệt đới, rừng ngập mặn, trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô

(4): Môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật khác nhau, trên cạn và dưới nước

(5): Trồng cây lương thực nhiệt đới (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp

(6): Đông nhất thế giới

(7): Đất đai

17 tháng 3 2017

Từ độ cao 0m → 1000m, sườn tây An-đét là thực vật nửa hoang mạc do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru, dẫn đến sờn tây An-đét có khí hậu khô.

Từ độ cao 0m → 1000m, sườn đông An-đét có rừng nhiệt đới vì nơi đây chịu ảnh hưởng của gió Mậu Dịch thổi vào nên có lượng mưa nhiều.

17 tháng 3 2017

Từ độ cao từ 0m đến 100m ở sườn tây của dãy An-det là thực vật nửa hoang mạc vì: do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru dẫn đến sườn tây An-đet mưa ít,khí hậu khô.

Từ độ cao từ 0m đến 100m ở sườn đông dãy An-det có rừng nhiệt đới vì: chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch thôi vào nên mưa nhiều.

14 tháng 11 2021

đáp án lầ abcd

Câu 16: Vì sao châu Nam cực còn được gọi là '' cực lạnh'' và ''cực gió'' của trái đất? Câu 17; Khối băng vùng Nam cực có xu hướng thay đổi như thế nào? Câu 18: Nguyên nhân đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu đại dương được gọi là '' thiên đàng xanh '' giữa thái bình dương là gì? Câu 19: Nhiệt đọ thấp nhất ở châu nam cực mà các nhà khoa học đã đo được...
Đọc tiếp

Câu 16: Vì sao châu Nam cực còn được gọi là '' cực lạnh'' và ''cực gió'' của trái đất?

Câu 17; Khối băng vùng Nam cực có xu hướng thay đổi như thế nào?

Câu 18: Nguyên nhân đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu đại dương được gọi là '' thiên đàng xanh '' giữa thái bình dương là gì?

Câu 19: Nhiệt đọ thấp nhất ở châu nam cực mà các nhà khoa học đã đo được là?

Câu 20: lĩnh vực dịch vụ nào ở châu âu rất phát triển?

Câu 21: Ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng trong tất cả các nước ở Châu đại dương là ngành nào?

Câu 22: Châu Âu ngăn cách với châu á bởi dãy núi nào?

Câu 23: Bán đảo nào của Châu Âu không nằm trong vùng biển địa trung hải?

Câu 24: Nước nào ở Châu Âu cho đến nay vẫn chủ trương giữ vị trí độc lập, đứng ngoài các tổ chức kinh tế, quân sự, chính trị trên thế giới?

Câu 25: Nước nào ở Châu Âu đã rời khỏi liên minh châu âu EU?

Câu 26: Châu Âu có mật độ dân số như thế nào?

Câu 27: Những bán đảo nào của châu âu nằm trong vùng biển địa trung hải?

Câu 28: Dãy núi nào cao nhất châu âu?

Câu 29: Nước pháp nằm trong kiểu môi trường khí hậu nào?

Câu 30: Thẳm thực vật nào có diện tích lớn nhất châu âu?

0
Bài 2 1. Những năm 50 bùng nổ dân số xảy ra ở đâu? 2. Các chủng tộc sinh sống chủ yếu ở Châu Á? 3. Dựa vào yếu tố nào để phân chia các chủng tộc trên thế giới? 4. Những nơi tập chung dân cư đông đúc? Giải thích? Bài 5 1. Lọa gió thổi quanh năm ở đới nóng? 2. Môi trường xích đạo ẩm nằm trong những khoảng vĩ độ nào? 3. Đặc điểm của môi trường xích đạo...
Đọc tiếp

Bài 2

1. Những năm 50 bùng nổ dân số xảy ra ở đâu?

2. Các chủng tộc sinh sống chủ yếu ở Châu Á?

3. Dựa vào yếu tố nào để phân chia các chủng tộc trên thế giới?

4. Những nơi tập chung dân cư đông đúc? Giải thích?

Bài 5

1. Lọa gió thổi quanh năm ở đới nóng?

2. Môi trường xích đạo ẩm nằm trong những khoảng vĩ độ nào?

3. Đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm

Bài 7

1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho việc trồng cây gì?

2. Thảm thực vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa?

Bài 10

1. Dân số ở đới nóng chiếm khoảng bao nhiêu % so với thế giới?

2. Mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia đới nóng ngày nay?

3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bình quân lương thực theo đầu người của Châu Phi rất thấp?

Bài 17

1. Ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa, hiện tượng nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe con người?

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hòa?

4
1 tháng 11 2020

Bài 2:

1.Bùng nổ dân số thế giới xãy ra từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước đang phát triển châu Á , châu Phi và Mỹ La tinh.

2.

- Dân cư châu Á thuộc cả 3 chủng tộc là: Ơ–rô-pê-ô-ít, Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít. Trong đó, dân số chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít và Ơ-rô-pê-ô-ít.

- Sự phân bố các chủng tộc:

+ Chủng tộc Môn-gô-lô-ít: phân bố ở khu vực Đông Á, Bắc Á và Đông Nam Á.

+ Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít: phân bố ở khu vực Trung Á, Nam Á và Tây Nam Á.

+ Chủng tộc Ô-xtralô-ít: chiểm một tỉ lệ rất nhỏ và phân bố xen kẽ với chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít ở khu vực phía nam Ấn Độ và Xri-Lan ca.

3.Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi...), các nhà khoa học đã chia dân cư hành ba chủng tộc chính: Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng), Nê-grô-it (người da đen) và Ơ-rô-pê-ô-it (người da trắng).

4. Những nơi dân cư tập trung đông đúc như Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á,… thường là các vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai mãu mỡ, khí hậu ấm áp - ôn hòa thuận lợi cho các hoạt động cư trú, sản xuất, phát triển kinh tế với mức độ tập trung công nghiệp cao,…

tick cho mk nhé!!!

1 tháng 11 2020
Bài 5: 1. Loại gió thổi quanh năm ở đới nónggió tín phong (tín phong Đông Bắc và tín phong Đông Nam). 2. Môi trường xích đạo ẩm nằm trong những khoảng vĩ tuyến 5oB-5oN(dọc 2 bên đường xích đạo) 3. Môi trường Xích đạo ẩm có những đặc điểm:
  • Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng và ẩm quanh năm. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng cao nhất và thấp nhất rất nhỏ (khoảng 3°C), nhưng sự chênh lệch giữa nhiệ.t độ ban ngày và ban đêm lại tới 10°C.
  • Lượng mưa trung bình năm từ 1500 đến 2500mm, mưa quanh năm, càng gần Xích đạo mưa càng nhiều. Độ ẩm cũng rất cao, trung bình trên 80%, nên không khí ẩm ướt ngột ngạt.
  • Rừng phát triển rậm rạp, có nhiều loài.
14 tháng 11 2017

1:- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa:
- Môi trường ôn đới hải dương;
- Môi trường ôn đới lục địa;
- Môi trường Địa Trung Hải;
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm;
- Môi trường hoang mạc ôn đới.
Chúc bạn học tốt.


3:Vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn nên
cũng được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.

4:Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo khiến cho đới lạnh là nơi có rất ít dân. Dù đã thích nghi, các dân tộc sống lâu đời ờ phương Bắc cũng chỉ sống được trong cái đài nguyên ven biển phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Người La-pông . Bắc Àu và người Chúc, người I-a-kut, người Xa-mô-y-et ở Bắc Á sống bằng nghề chăn nuôi tuần lộc và săn thú có lông quý. Người I-nuc ở Bắc Mĩ và ở đảo Grơn-len sống bằng nghề đánh bắt cá hoặc săn bắn tuần lộc, hải cầu, gấu trắng... để lấy mỡ thịt và da. Họ di chuyển trên các xe trượt do chó kéo.

5: - Các nguồn tài nguyên chính của đới lạnh là : khoáng sản. hải sản, thú có lông quý.

- Nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác là do khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật tiên tiến.

6: -Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.

Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

Chúc bạn học tốt!
15 tháng 11 2017

thanks

22 tháng 12 2017

- Môi trường xích đạo ẩm

2,

Nguyên nhân:

- Do con người : Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp

- Do tự nhiên : Cháy rừng, núi lửa phun trào..

3,

1, Đ

2, Đ

3, Đ

Mk nghĩ vậy, có gì sai sót mong bn thông cảm nhé!

22 tháng 12 2017

mơn bạn nhìu

15 tháng 12 2017

1. Nguyen nhan hậu quả ô nhiễm nguồn nuớc ở đới ôn hòa:

- Do khí thải của các nhà máy xí nghiệp và của các phương tiện giáo thông.

15 tháng 12 2017

2. sự thích nghi của thực,động vật ở môi truờng hoang mạc và ở môi truờng đới lạnh:

*Môi trường hoang mạc:

- Thực vật:

+ Lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Dự trữ nước trong thân

+ Một số loài có bộ rễ dài để hút nước dưới sâu.

+ Rút ngắn thời kì sinh trưởng.

- Động vật:

+ Vùi mình trong cát hay hốc đá để tránh nắng, kiếm ăn vào ban đêm.

+ Có khả năng chịu đói khát, đi xa tim thức ăn nước uống.

+ Dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể.

* Môi trường đới lạnh:

- Thực vật:

+ Chủ yếu là rêu, địa y, cây bụi....

+ Còi cộc, thấp lùn.

+ Phát triển trong mùa hạ ngắn ngủi ở các thung lũng kín gió.

- Động vật:

+ Thích nghi với khí hậu nhờ lớp mỡ dày: hải cẩu, cá voi...

+ Thích nghi với khí hậu nhờ lớp lông dày: gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc ...

+ Thích nghi với khí hậu nhờ bộ lông ko thấm nước: chim cánh cụt...

+ Thích nghi với khí hậu nhờ sống thành bày đàn: hải mã, kỳ lân biển, bò xạ hương, ....