Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
a. Hai anh em Thành và Thủy vốn có tình cảm vô cùng sâu đậm, luôn yêu thương, nhường nhịn và quan tâm nhau. Thành là một người anh mẫu mực, luôn yêu thương chăm sóc em gái bằng những hành động tự nhiên, chân thành nhất, còn Thủy là một cô em gái vô cùng dễ thương, dễ mến, hồn nhiên ngây thơ.
b. Thông điệp: hạnh phúc gia đình tan vỡ, nạn nhân đáng thương nhất chính là những đứa trẻ vô tội, chứng kiến nỗi đau chia ly khiến cho tâm hồn non nớt của chúng bị tổn thương.
c. Ý nghĩa: Tình cảm gia đình là tình yêu thương, gắn kết, quan tâm, lo lắng giữa các thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình được xây dựng dựa trên mối quan hệ huyết thống và ý thức về trách nhiệm và bổn phận của mỗi con người đối với người khác trong gia đình.
Gia đình là nguồn động viên, an ủi, là chỗ dựa vững chắc giúp ta thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. Gia đình là một bến đỗ bình yên để ta tránh dông bão cuộc đời. Sức mạnh to lớn của tình cảm gia đình ấy sẽ nâng đỡ ta trên bước đường đời, chắp cho ta đôi cánh vươn đến những ước mơ, khát vọng lớn lao. Chính tình yêu thương, dạy dỗ của người mẹ người cha là động lực để con trở thành người tốt đẹp và thành công. Không có cha mẹ, con người thật khó vững bước trên đường đời.
Lí luận: Vì thơ là cảm xúc, tình cảm nên đọc thơ thấy tình người trong đó.
Xác định tình cảm trong bài thơ Tiếng gà trưa là tình bà cháu.
Phân tích bài thơ để sáng tỏ tình cảm bà cháu.
Luận điểm: Đến với bài thơ "Tiếng gà trưa" tình người mà độc giả thấy ở đây chính là tình cảm bà cháu và tình yêu quê hương đất nước
Luận điểm phụ 1: Trước hết, ta cảm nhận sâu sắc được tình cảm bà cháu nồng nàn trong bài thơ:
-Âm vang quen thuộc khơi gợi tình bà cháu (dẫn chứng - phân tích: khổ 1)
-Tình bà cháu gắn liền với hình ảnh những con gà mái mơ hay mái vàng (dẫn chứng - phân tích: khổ 2) -> Phải yêu bà yêu gia đình quê hương thi sĩ mới có cách nói, cách hình tượng hay đến thế
-Tình bà cháu hiện rõ qua hình ảnh người bà cùng niềm vui của cháu (dẫn chứng - phân tích: khổ 3 - 4 -5 - 7)
Luận điểm phụ 2: Không chỉ vậy, ở đây độc giả còn cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước hiện rõ trong đó
Theo em, thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu có sự thay đổi, từ “khen ngợi” không thể hiện được hết nội dung truyền tải. Theo em, cách dùng từ “tôn vinh” hay hơn vì tôn vinh là tôn lên vị trí, danh hiệu cao quý vì được ngưỡng mộ hoặc vì có năng lực, phẩm chất đặc biệt. Tôn vinh thường là những gì đẹp nhất.
1. Dấu hiệu nhận biết là:
Đề tài truyện là về tinh thần đoàn kết được thể hiện qua sự kiện, tình huống: Sự so bì hơn thua xem ai quan trọng nhất của các bộ phận trên cơ thể.
Cô mắt khơi mào kích động cậu Tay, Chân và 3 người Tay, Chân, Tai đều ủng hộ. Lí do là vì thấy cậu Miệng chỉ ăn không ngồi rồi còn bọn họ phải làm việc mệt nhọc. Hậu quả khi không cho miệng ăn là cả Mắt, Tay, Chân, Tai đều bị tê liệt, không còn sức sống.
3. Họ nhận ra sai lầm và tìm cách sửa chữa bằng cách đi tìm thức ăn cho lão Miệng. Nhờ vậy mà mọi người đều đỡ nhọc và khoan khoái như trước.
Hai câu thơ đầu thiên về tả cảnh, hai câu sau thiên về tả tình
+ Hình ảnh ánh trăng suốt hiện ở “sàng tiền” thể hiện sự thao thức, trăn trở không ngủ được của nhà thơ: Lí Bạch yêu trăng, nhớ quê
+ Câu thơ thứ 2: Ánh trăng tràn ngập không gian đồng nghĩa với việc vị trí ngắm trăng thay đổi từ sàng tiền tới song tiền: tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến
⇒ Hai câu thơ đầu, từ cảnh nhận ra tình
- Hai câu thơ sau: nỗi niềm nhớ cố hương hiện hữu rõ nét
+ Ngẩng đầu nhìn trăng sáng: Vầng trăng thanh tĩnh, sáng dịu hiền hiện ra, đây là đêm trăng đẹp nhưng yên tĩnh
→ Mối quan hệ nhân quả giữa cảnh và tình tác động qua lại: Vì trăng sáng nên không ngủ được, không ngủ được càng thấy trăng sáng hơn, đẹp hơn