K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Các cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên có gì giống và khác so với 2 lần trước?2. So sánh cách đánh giặc của nhà Trần và nhà Lý.3. So sánh điểm giống và khác nhau trong trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền và trận Bạch Đằng năm 1288 của nhà Trần.4. Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước và niềm tự hào dân...
Đọc tiếp

1. Các cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên có gì giống và khác so với 2 lần trước?
2. So sánh cách đánh giặc của nhà Trần và nhà Lý.
3. So sánh điểm giống và khác nhau trong trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền và trận Bạch Đằng năm 1288 của nhà Trần.
4. Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc?
5. Em hiểu thế nào là chính sách hạn điền, hạn nô? Mặt tích cực? Mặt hạn chế?
6. Những cải cách của Hồ Quý Ly ?
Mặt tích cực, mặt hạn chế?
7. Theo em, thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên đã có bài học gì đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước?
8. Hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

0
Câu 1.   Lập niên biểu những sự kiện chính Lịch sử nước ta từ triều Ngô đến thời  Trần  ?Câu 2        Trình bày nguyên nhân , diễn biến của cuộc kháng chiến chống TốngCâu 3.           Hãy nêu tình hình Giáo dục, văn hoá thời LýCâu 4.    Nhà Trần củng cố bộ máy phong kiến tập quyền như thế nào ? Luật pháp thời TrầnCâu 5.       ? Những chiến thắng tiêu biểu trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên ? Nguyên...
Đọc tiếp

Câu 1.

   Lập niên biểu những sự kiện chính Lịch sử nước ta từ triều Ngô đến thời  Trần  ?

Câu 2

        Trình bày nguyên nhân , diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống

Câu 3.

          Hãy nêu tình hình Giáo dục, văn hoá thời Lý

Câu 4.

    Nhà Trần củng cố bộ máy phong kiến tập quyền như thế nào ? Luật pháp thời Trần

Câu 5.

       ? Những chiến thắng tiêu biểu trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên ? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Lịch sử và bài học kinh nghiệm  của Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên

Câu 6.

        Hãy so sánh cách đánh giặc độc đáo của Nhà Trần trong Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên ?

 giúp mình với mọi người

3
23 tháng 12 2021

Caau3 

a) Giáo dục, tư tưởng

- Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. Sau đó, nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập.

- Tổ chức một số kì thi.

=> Nhà Lý đã quan tâm đến giáo dục, khoa cử, song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi. 

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/giao-duc-va-van-hoa-thoi-ly-c82a13722.html#ixzz7FsjhCJUR

23 tháng 12 2021

Cũng giống như thời Lý, bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm ba cấp:

- Cấp triều đình:

+ Đứng đầu là vua. Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lí đất nước.

+ Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ và một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ...

+ Quy định cụ thể thời hạn để xem xét việc thưởng, phạt quan lại.

+ Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu, ban thái ấp. Quan lại được cấp bổng lộc. Các chức đại thần văn, võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.

- Cấp đơn vị hành chính trung gian: Gồm từ lộ đến phủ, huyện, châu.

+ Cả nước được chia lại thành 12 lộ. Đứng đầu lộ có các chức chánh, phó An phủ sứ.

+ Dưới lộ là phủ, do chức tri phủ cai quản;

+ Châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi.

- Cấp hành chính cơ sở: là xã, do xã quan đứng đầu.

ND chính

Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền: tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nha-tran-cung-co-che-do-phong-kien-tap-quyen-c82a13730.html#ixzz7FsjzbSrD

27 tháng 12 2016

Giong nhau :

-Tranh the manh cua giac rut rui de bao toan luc luong cho thoi co phan cong

- Thuc hien ke hoach " vuon khong nha trong"

Khac nhau

- Tap chung tieu diet doan thuyen luong khien cho giac bi dong kho khan

- Bo tri tran dia bai coc tren song Bach Dang .Danh xap y do xam luoc cua nhaNguyen

13 tháng 3 2022

Tham khảo:

Sự giống nhau của hai bộ máy nhà nước

– Vua là người đứng đầu đất nước, nắm giữ mọi quyền hành. Giúp việc cho vua gồm có các quan văn, quan võ. 

– Tổ chức nhà nước theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền. 

– Các vị trí cấp trung ương quan trọng đều do người thân cận, cùng dòng máu nắm giữ.

– Tổ chức quản lý bộ máy nhà nước phân chia các cấp giống nhau.

Sự khác nhau của hai bộ máy nhà nước

– Nhà Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng, cha cùng con cai trị đất nước. Nhưng nhà Lý chỉ có Vua là người đứng đầu.

– Ở thời Lý, đất nước chia làm 24 Lộ, còn thời Trần thu hẹp trong 12 Lộ để dễ dàng quản lý.

– Thời Trần có cử thêm một số quan lại để trông coi việc sản xuất.

13 tháng 3 2022

Tham khảo

 

Giống nhau của hai bộ máy nhà nước

– Vua là người đứng đầu đất nước, nắm giữ mọi quyền hành. Giúp việc cho vua gồm có các quan văn, quan võ. 

– Tổ chức nhà nước theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền. 

– Các vị trí cấp trung ương quan trọng đều do người thân cận, cùng dòng máu nắm giữ.

– Tổ chức quản lý bộ máy nhà nước phân chia các cấp giống nhau.

Sự khác nhau của hai bộ máy nhà nước

– Nhà Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng, cha cùng con cai trị đất nước. Nhưng nhà Lý chỉ có Vua là người đứng đầu.

– Ở thời Lý, đất nước chia làm 24 Lộ, còn thời Trần thu hẹp trong 12 Lộ để dễ dàng quản lý.

– Thời Trần có cử thêm một số quan lại để trông coi việc sản xuất.

Nhận xét: Bộ máy nhà nước nhà Trần rất chặt chẽ, quy củ, cụ thể, hoàn chỉnh dễ điều khiển, mọi quyền lực của vua càng ngày càng lớn mạnh.

25 tháng 12 2016

2. Phương đông
- Thời gian hình thành sớm, kết thúc muộn
- Chế độ quân chủ tập quyền, vua có quyền lực tối cao
- Nền kinh tế dựa trên Nông nghiệp là chính, kết hợp TCN
- Xã hội phân chia 2 giai cấp chính: Địa chủ và nông dân
Phương tây
- RA đời muộn, kết thúc sớm
- Chế độ dân chủ, quyền lực do 1 hay nhiều nhóm quyết định
- Kinh tế dựa trên thương nghiệp, buôn bán là chính

25 tháng 12 2016

4. kháng chiến chống quân Nguyên mông lần thứ 3

Giáo dục thời Trần : Ban đầu chỉ có nhà chùa là nơi dạy chữ Nho và các sách sử[1]. Sau này, nhiều nhà nho và thái học sinh không làm quan, về nhà dạy học. Hệ thống trường lớp tại các địa phương được hình thành. Một trong những người thầy xuất sắc nhất là Chu Văn An.

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

- Vua tôi nhà Trần đồng lòng kháng chiến

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

# Mấy ý kia mik ko đủ thời gian nên bạn tự làm nha !

28 tháng 12 2020

Câu 1:

- Kế hoạch "vườn không nhà trống"

- Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù

- Biết phát huy lợi thế của quân ta, buộc địch phải theo

- Buộc địch từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, ta từ bị động chuyển sang chủ động.

Câu 2:

#, Hoàn cảnh 

- Đầu tháng 4 - 1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh bộ tống rút về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. 

#, diễn biến:

- Khi thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến gần đến trận địa bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, đúng lúc nước thủy triều xuống nhanh.

- Từ hai bên bờ, hàng nghìn chiếc thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh, phá vỡ đội hình giặc. Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc hoảng hốt, tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ đắm.

- Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc. Những tên sống sót nhảy lên bờ liền bị tiêu diệt. 

# kết quả:

- Toàn bộ cánh thủy binh giặc bị tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống.

#, ý nghĩa:

- Chiến thắng  Bạch Đằng tháng 4-1288 của vua tôi nhà Trần đã tiêu diệt được ý đồ xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Sau làn thất bại này, quân Nguyên đã từ bỏ hoàn toàn tham vọng thôn tính Đại Việt.

(lấy một số ý chính thoi nha)