Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.
- Đọc kĩ đoạn văn chưa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.
- Lưu ý về sự đan xen giữ lời của người kể chuyện và lời độc thoại của nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Lời của người kể chuyện là những câu hỏi gợi mở cảm xúc của nhân vật, mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện, còn lời độc thoại nội tâm chính là câu hỏi nghi vấn mà Thanh tự hỏi bản thân mình, là suy nghĩ bên trong của Thanh.
- Lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật có sự xen kẽ với nhau, người đọc dễ bị nhầm lẫn hai câu với nhau và có thể hiểu sai dụng ý của tác giả.
- Sự đan xen hai lời kể, lời nói góp phần làm rõ hơn về tâm trạng của Thanh, gợi sự tò mò về người mà Thanh nghe tiếng thấy quen và từ đó mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện.
- Lời của người kể chuyện là những câu hỏi gợi mở cảm xúc của nhân vật, mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện, còn lời độc thoại nội tâm chính là câu hỏi nghi vấn mà Thanh tự hỏi bản thân mình, là suy nghĩ bên trong của Thanh.
- Lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật có sự xen kẽ với nhau, người đọc dễ bị nhầm lẫn hai câu với nhau và có thể hiểu sai dụng ý của tác giả.
- Sự đan xen hai lời kể, lời nói góp phần làm rõ hơn về tâm trạng của Thanh, gợi sự tò mò về người mà Thanh nghe tiếng thấy quen và từ đó mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện.
- Lời đối thoại của chú San: Ân hận, hối lỗi, muốn được làm lại với dì.
- Lời đối thoại của dì Mây: Hụt hẫng, tiếc nuối, tủi thân nhưng rất cương quyết
- Lời bình luận của người kể: Tiếc nuối cho mối tình dang dở giữa chú San và dì Mây.
Hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện: câu hỏi vừa để hỏi chính mình vừa như hỏi chính Giăng Van-giăng. Những câu hỏi này gợi cho người đọc sự tò mò muốn biết Giăng Van-giăng đã nói gì với Phăng-tin, đồng thời dẫn dắt người đọc chìm vào cảm xúc bi thương, đồng cảm với số phận con người bất hạnh.
Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan:
- Bà cụ chỉ đơn thuần hỏi Nga vì sao hái hoa khi còn non, còn câu trả lời của Nga ẩn ý cho tình cảm của cô với Thanh.
- Lời đối thoại giữa bà cụ và Nga cũng là một cách mà Nga bày tỏ tình cảm của mình với Thanh, là một chi tiết không thể thiếu trong diễn biến câu chuyện.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.
- Đọc kĩ đoạn văn về chuyện hái hoa hoàng lan của Nga và chú ý lời đối thoại giữa bà cụ với Nga.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan:
- Bà cụ chỉ đơn thuần hỏi Nga vì sao hái hoa khi còn non, còn câu trả lời của Nga ẩn ý cho tình cảm của cô với Thanh.
- Lời đối thoại giữa bà cụ và Nga cũng là một cách mà Nga bày tỏ tình cảm của mình với Thanh, là một chi tiết không thể thiếu trong diễn biến câu chuyện.
Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những việc sinh hoạt nhỏ nhặt, trước mắt của nhân vật Thanh. Bà chỉ hỏi Thanh, đã về đấy ư, đã ăn cơm chưa, sao không đi xe, dặn Thanh đi nghỉ ngơi, rửa mặt cho mát…
Những lời đối thoại cho thấy hình ảnh người bà như vẫn luôn chờ đợi đứa cháu đi xa trở về. Bà không hỏi công việc, mà chỉ hỏi những chuyện vụn vặt, quan tâm đến bữa ăn, giấc nghỉ của cháu.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.
- Đọc kĩ đoạn văn nằm ở phần đầu có lời đối thoại giữa Thanh và bà.
- Từ đoạn văn đó chỉ ra những chuyện được nhắc đến trong lời đối thoại và cách bộc lộ tình cảm của các nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Lời đối thoại của bà và Thanh chủ yếu xoay quanh những chuyện xảy ra trong thời gian Thanh vắng nhà, về tình trạng sức khỏe của bà và những lời hỏi han ân cần, những lời quan tâm bà nói với anh.
- Tình cảm của các nhân vật được bộc lộ trực tiếp thông qua những lời đối thoại, hỏi han giữa hai bà cháu về sức khỏe; bà quan tâm cháu, dành cho cháu những lời quan tâm, tình thương yêu vô bờ bến.
Một số đánh giá, bình luận của người kể chuyện:
- Bằng Vũ được người làng thuê đi lính thay. Gã người thấp bé, thanh nhã như học trò.
- Quân lính vốn sợ Quận Huy, thấy hắn cưỡi voi, lại càng khiếp đảm, đều ngồi sụp xuống nghe lệnh, không ai dám lên tiếng, cũng không dám xông tới.
- Anh em Quận Huy chết rồi, quân lính vui mừng reo hò như sấm. Theo em quan niệm và thái độ của người kể chuyện đáng tin cậy vì người kể chuyện là sẽ là người mang điểm nhìn bên trong là nhân vật ngay trong câu chuyện, cũng có thể đây chính là người chứng kiến hoặc người tham gia giấu mặt trong câu chuyện. Chính người kể chuyện cũng cho ta cái nhìn trọn vẹn hơn về các tình tiết, hành động, thái độ, tình cảm. Những nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi đều là những nhân vật có thật vậy nên người kể chuyện không thể bịa đặt, hay là áp đặt suy nghĩ cá nhân vào những đánh giá, bình luận.Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Đọc kĩ những câu văn, đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve.
- Từ đó nêu nhận xét về thái độ của người kể chuyện với nhân vật Gia-ve.
Lời giải chi tiết:
+ Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve:
- Có “bộ mặt gớm ghiếc”.
- Lời nói thì cộc lốc, thô bỉ, chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.
- Cặp mắt “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.
- Điệu cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.
+ Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái độ ghê tởm, căm ghét.
- Ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve là những câu nói cộc lốc như tiếng của con ác thú đang gầm, những tiếng quát tháo và dọa dẫm đầy sự man rợ, ghê tởm.
- Ngôn ngữ của Giăng Van-giăng chứa sự mềm mỏng, nhún nhường và mang theo sự cầu xin nhưng không làm mất đi sự điềm tĩnh.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Đọc kĩ đoạn đối thoại của Gia-ve và Giăng Van-giăng ở trang 41.
- Lưu ý sự khác biệt giữa ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng trong cuộc đối thoại đó.
Lời giải chi tiết:
- Ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve là những câu nói cộc lốc như tiếng của con ác thú đang gầm, những tiếng quát tháo và dọa dẫm đầy sự man rợ, ghê tởm.
- Ngôn ngữ của Giăng Van-giăng chứa sự mềm mỏng, nhún nhường và mang theo sự cầu xin nhưng không làm mất đi sự điềm tĩnh.
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Dựa vào cách xưng hô và quá trình kể chuyện để chỉ ra ngôi kể và nhân vật của người kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
- Người kể chuyện kể bằng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.
- Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính, là nhân vật “tôi” trong câu chuyện.
- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.
- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.
- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.
- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.