K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2022

Refer:

Đoạn thơ trên trích trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ của thanh hải được viết năm 1980 đã khắc họa thành công cảm xúc của tác giả  trước mùa xuân thiên nhiên đất nước.Hình ảnh lộc xuân theo người ra đồng làm đẹp í thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu là 2 nhiệm vụ không thể tách  rời.Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.Hình ảnh 'mùa xuân người cầm súng/Lộc giắt đầy trên lưng'làm chúng ta liên tưởng đến những người chiến sĩ ra trận mà mang trên vai những chồi non lộc biếc của dân tộc.Từ"lộc' còn làm cho ta liên tưởng dến hình ảnh người lính ra trận mang theo sức sống của cả dân tộc.Chính màu xanh sức sống đó đã tiếp cho người lính sức mạnh ,ý chí để họ diệt quân thù.Hình ảnh"Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ"nói về những người lao động ươm mầm cho sự sống,ươm những hạt mầm non trên những cách đồng quê.Từ "lộc" còn mang sức sống ,sức mạnh cho con người. Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao…Nhà thơ đã cảm nhận mùa xuân bằng hai từ láy gợi cảm hối hả là vội vã ,khẩn trương, liên tục không dừng;Xôn xao khiến ta nghĩ đến tiếng âm vang vọng về hòa với nhau xao động.Tiếng lòng của tác giả như reo vui náo nữ trước tinh thần khẩn trương của mọi người.Mùa xuân đất nước đã được tác giả miêu tả thật tuyệt đẹp.

28 tháng 1 2022

Thiếu trợ từ nữa em nhé, trong đoạn này chị thấy có đoạn có từ ''là'' chính là trợ từ em nhé!

Hình ảnh lộc xuân theo người ra đồng làm đẹp í thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu 2 nhiệm vụ không thể tách  rời.Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.

Xúc cảm trước mùa xuân của đất nước và con người Việt Nam, nhà thơ Thanh Hải viết:Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy trên lưngMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạTất cả như hối hảTất cả như xôn xao…(Mùa xuân nho nhỏ)a) Trong đoạn thơ, ta bắt gặp hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”. Em hiểu nghĩa của những hình ảnh này như thế nào? Vì sao khi hướng cảm xúc về những con...
Đọc tiếp

Xúc cảm trước mùa xuân của đất nước và con người Việt Nam, nhà thơ Thanh Hải viết:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

(Mùa xuân nho nhỏ)

a) Trong đoạn thơ, ta bắt gặp hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”. Em hiểu nghĩa của những hình ảnh này như thế nào? Vì sao khi hướng cảm xúc về những con người Việt Nam, tác giả lại hướng về hai hình ảnh ấy?

b) Phát hiện các tín hiệu nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ trên. Phân tích giá trị của hình ảnh “lộc” trong đoạn thơ.

c) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu theo mô hình tổng – phân – hợp, trong đó có sử dụng câu cảm thán để làm rõ giá trị ý nghĩa của 2 câu cuối trong đoạn thơ trên.

1
13 tháng 2 2022

Tham Khảo

Câu 1 :

"Người cầm súng" và "người ra đồng" là hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của đất nước ta ở thời điểm bài thơ ra đời.Hình ảnh "người cầm súng" lại đi liền với hình ảnh "lộc giắt đầy quanh lưng" đã gợi cho người đọc liên tưởng đến những vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận.Hình ảnh "người ra đồng" được sử dụng kết hợp với hình ảnh "lộc trải dài nương mạ" gợi liên tưởng đến những cánh đồng tươi tốt, xanh thẳm, màu mỡ.

Câu 2 

Nghệ thuật điệp ngữ 

Điệp từ "lộc" đã gợi lên quang cảnh mùa xuân tươi đẹp đang vươn ra những chồi lộc non và đồng thời cũng gợi lên thành quả của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 3 

Bài làm

Ta thấy vẫn vần thơ giản dị nhưng tuyệt vời, tác giả mô tả một mùa xuân Cách mạng của quê hương đất nước:

"Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng" Hai câu đầu tác giả nhấn mạnh đến mùa xuân chiến đấu, mùa xuân của "người cầm súng" với "Lộc giắt đầy quanh lưng". "Lộc" có nghĩa đen là một chồi xanh, non tơ, biểu tượng sức sống khi mùa xuân đến. Ở đây, từ "lộc" biểu hiện cho một niềm tin, một thành quả đo cách mạng đem lại, là kết quả. Người chiến sĩ với "Lộc giắt đầy quanh lưng" khi ra chiến trường với một mong muốn cao nhất là phải chiến thắng quân thù.
"Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ". Với mùa xuân của những người lao động sản xuất thì từ "lộc" tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc, tượng trưng cho sự "trúng mùa" của công việc sản xuất. Mọi người dân lao động đều mong muốn mình phải cống hiến sức lực, tài năng, để lao động xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc.

Trong khổ thơ này, "mùa xuân chiến đấu" đối xứng với "mùa xuân sản xuất", "người chiến sĩ' đối xứng với "người lao động sản xuất", tác giả đã nêu bật nhiệm vụ hàng đầu của đất nước ta lúc bấy giờ là phải vừa chiến đấu bảo vệ đất nước, vừa phải ngày đêm lao động sản xuất, xây dựng quê hương sau chiến tranh, góp phần làm cho Tổ quốc giàu mạnh. Bởi vậy, mọi người đều tự giác, tự nguyện:

"Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao" Câu thơ giản dị, điệp ngữ "tất cả như diễn tả sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động. Từ "xôn xao" vừa gợi tả vừa gợi thanh – âm thanh nhỏ mà có chiều sâu của cuộc sống đang phát triển, đang reo vui. Lời thơ nhỏ nhẹ, chứa chất suy tư tha thiết chân thành mà vẫn sâu lắng.

Hình ảnh màu xuân đất nước hiện lên thật đẹp trong những vần thơ của Thanh Hải;" Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy trên lưngMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạTất cả như hối hảTất cả như xôn xao."Câu 1: hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơCâu 2: trong khổ thơ trên, từ "lao xao" có thể thay thế cho từ "xôn xao" được không? Vì sao?Câu 3: bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" cho ta thấy niềm mong muốn...
Đọc tiếp

Hình ảnh màu xuân đất nước hiện lên thật đẹp trong những vần thơ của Thanh Hải;

" Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao."

Câu 1: hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ

Câu 2: trong khổ thơ trên, từ "lao xao" có thể thay thế cho từ "xôn xao" được không? Vì sao?

Câu 3: bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" cho ta thấy niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bỗng hóa tảo hương sắc cho đời của Thanh Hải. Trong bài "Một khúc ca xuân", Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự. "Sống là cho đâu chỉ nhân riêng mình"

Bằng đoạn văn quy nạp khoảng 12-15 câu, trình bày ý kiến của em về quan niệm sống nói trên của Tố Hữu.

0
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM I (2,5 điểm)* Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5 bằng cách chọn câu đáp án đúng nhất.Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy trên lưngMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạTất cả như hối hảTất cả như xôn xao…          Đất nước bốn ngàn nămVất vả và gian laoĐất nước như vì saoCứ đi lên phía trước. (Mùa xuân nho nhỏ)  Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ...
Đọc tiếp

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM I (2,5 điểm)

* Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5 bằng cách chọn câu đáp án đúng nhất.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…        

 

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

(Mùa xuân nho nhỏ) 

Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Tác giả của bài thơ là ai?

A. Thanh Hải                                       B. Viễn Phương                      

C.Y Phương                              D. Hữu Thỉnh

Câu 2. Câu nào sau đây khái quát đúng nhất nội dung của đoạn thơ trên?

A. Đoạn thơ miêu tả cảnh mùa xuân của thiên nhiên đất trời tươi sáng, tràn đầy sức sống.

B. Đoạn thơ thể hiện cảm xúc say sưa của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời.      

C. Đoạn thơ thể hiện cảm xúc hân hoan của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.

D. Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp tươi mới của mùa xuân trên quê hương, đất nước.

Câu 3. Câu thơ “Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước” có sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh                                 B. Hoán dụ

C. Ẩn dụ                                    D. Nhân hóa

Câu 4. Hình ảnh tiêu biểu cho mùa xuân của đất nước trong đoạn thơ là gì?

A. Mùa xuân, lộc                       B. Người cầm súng, người ra đồng

C. Mùa xuân, người cầm súng    D. Đất nước, vì sao

Câu 5. “Lộc” trong đoạn thơ có nghĩa ẩn là gì?

A. Chồi non lộc biếc                  B. Cành lá ngụy trang

C. Cánh đồng xanh mát             D. Sức xuân, sức trẻ

 

 

 

 

 

 

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM II (2,5 điểm)

* Dựa vào những kiến thức đã được học, hãy trả lời các câu hỏi từ 6 đến 10 bằng cách chọn đáp án đúng nhất.

Câu 6. Các bước làm bài văn nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ) được thực hiện theo trình tự nào sau đây?

A. Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại và sửa chữa.         

B. Lập dàn ý, phân tích đề, viết bài, đọc lại và sửa chữa.  

C. Viết bài, lập dàn ý, đọc bài và sửa chữa, phân tích đề.

D. Lập dàn ý, viết bài, phân tích đề, đọc lại và sửa chữa.

Câu 7. Từ được gạch chân trong đoạn: “Ông lão bỗng dừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế đươc.” (Kim Lân, Làng) là thành phần gì?

A. Thành phần phụ chú                       B. Thành phần cảm thán

C. Thành phần gọi – đáp                     D. Thành phần tình thái

Câu 8. Đề văn “Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” thuộc kiểu bài nào?

A. Nghị luận về một vấn đề tư tương, đạo lí

B. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

C. Nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ)

D. Phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao

 

 

 

 

Câu 9. Câu nào sau đây có khởi ngữ?

A. – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? (Kim Lân, Làng)

B. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc)

C. Làm khí tượng, ở được cao thế nới là lí tưởng chứ. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

D. – Trời ơi, chỉ còn có năm phút! (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Câu 10. Cho đoạn trích: “Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí.” (Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khóa của tương lai).

Trong đoạn trích trên, câu (2) liên kết với câu (1) bằng phép liên kết nào sau đây?

A. Phép thế            

B. Phép nối

C. Phép lặp            

D. Phép dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

0
6 tháng 4 2022

Dàn ý chi tiết cho bạn :

1. Mở bài:

- “Mùa xuân nho nhỏ” (1980) là tiếng lòng tha thiết gắn bó với cuộc đời, với thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Thanh Hải.

- Hai khổ của bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và con người.

2. Thân bài:

- Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:

+ Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước.

+ Hình ảnh “người cầm súng” “người ra đồng”: được liệt kê để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc.

+ Hình ảnh “người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh. Lộc trên lưng vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước.

+ Hình ảnh “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương. “Lộc trải dài nương mạ”: mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống.

+ Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả” “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

=> Mùa xuân của đất nước gắn với hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Từ đó, thi nhân bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước và niềm tin vào tương lai:

+ Tính từ “vất vả” “gian lao”: đúc kết quá khứ, lịch sử dân tộc đầy đau thương, mất mát song cũng rất đáng tự hào. Đó là 4 ngàn năm dựng và giữ nước gian khổ mà hào hùng của cha ông ta.

=> Đoạn thơ bộc lộ lòng biết ơn, tự hào, kiêu hãnh với các thế hệ đã làm nên lịch sử hào hùng của đất nước.

+ So sánh “đất nước như vì sao” gợi vẻ đẹp tươi sáng của đất nước trên con đường đi tới tương lai; gợi niềm tin của tác giả. Đó là niềm tin vào 1 ngày mai tươi đẹp, phồn vinh của quê hương, đất nước biết bao!

=> Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng của nhà thơ về đất nước.

3. Tổng kết

phần in đậm là phép nối , cảm thán bạn có thể thêm những ý của mình vào dàn bài , 

12 tháng 3 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm văn học quý giá trong đó không thể không nhắc đến tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Bài thơ đã thể hiện hình ảnh thiên nhiên của đất nước khi vào xuân. Điều này được thể hiện rõ qua khổ thơ thứ hai và ba của bài. Mở đầu khổ thơ hai là hình ảnh của đất nước vào mùa xuân "Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy quanh lưng/ Mùa xuân người ra đồng/Lộc trải dài nương mạ/Tất cả như hối hả/Tất cả như xôn xao..". Nhà thơ đã thật tài tình khi đặt hai hình ảnh "người cầm súng" và "người ra đồng" ngay trong cùng một khổ thơ. Đây chắc hẳn (TP tình thái) đều là những người làm nên màu xuân của đất nước. Nếu những người cầm súng là những người bảo vệ Tổ quốc, đem lại cuộc sống yên bình, ấm no cho nhân dân thì những người ra đồng lại là những người làm ra trái ngọt, hạt gạo để nuôi những "người cầm súng". Hơn thế nữa, các hình ảnh này còn được kết hợp với "lộc giắt đầy quanh lưng" và "lộc trải dài nương mạ". Điều này vừa làm nên cái hay, cái đẹp cho câu thơ vừa nhấn mạnh những gì mà hai con người này tạo ra chính là "lộc" của đất nước. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc "tất cả như" kết hợp với hai từ láy "hối hả" và "xôn xao" vừa tạp nhịp điệu cho câu thơ vừa thể hiện tâm trạng, cảm xúc của thi nhân. Đến khổ thơ thứ ba, tác giả đã bày tỏ niềm tự hào và niềm tin của mình vào một tương lai ngày mai tươi sáng, tốt đẹp "Đất nước bốn ngàn năm/Vất vả và gian lao/Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước"(Câu ghép). Cụm từ "bốn ngàn năm" đã thể hiện truyền thống lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Chưa dừng lại ở đó, với biện pháp so sánh cùng hệ thống tính từ "vất vả, gian lao" không chỉ khiến câu thơ thêm tính gợi hình, gợi cảm mà còn thể hiện những khó khăn, gian khổ mà đất nước đã và đang phải trải qua. Nhưng dù con đường ấy có chông gai như thế nào, thì đất nước ta vẫn tiến lên phía trước.

7 tháng 7 2021

1. Các chi tiết, hình ảnh đó:

''Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc''

''Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ''

2.

Tham khảo nha em:

- BPTT điệp ngữ “mùa xuân”, “lộc”, “người” => như trải rộng khung cảnh hiện thực gắn với cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân.

- Điệp ngữ “tất cả”, các từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm nổi bật không khí náo nức, khẩn trương của đất nước khi bước vào mùa xuân mới.

7 tháng 7 2021

Vậy câu 2 là đúng hay sai hả chị???

Em thấy chỉ viết từ tham khảo?