K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2022

Mình nghĩ từ "câu thơ " không phải câu nói, câu hỏi, câu xác định....  :)
Từ "Dòng thơ" cũng không đồng âm , tạm ẩn nghĩa dòng sông, dòng nước, dòng chảy ,  nếu ai dùng từ trong hoàn cảnh , nghe lạ, cách nói lạ ...thì tạm hiểu vậy.

Dòng thơ có thẻ chỉ dùng chỉ nhiều bài thơ của cùng một tác giả

câu thơ , có thể nói/ viết câu thơ " cả bài" " một hàng" thì tùy . cứ như một cái đĩa to thất to bạn  để 1 lát trứng nhỏ bưng ra và nói : hôm nay có món trứng ! vậy.

Có làm bạn cười không? Văn là môn " ăn không thấy món" " ngửi thì chỉ thấy mùi trong thơ"

 

20 tháng 3 2022

C1:

tác dụng: giải thích cho nội dung của dòng thơ thứ hai trước đó.

C2:

Câu thơ cuối của khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh "trái tim".

C3:

- Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển: Chỉ người lính lái xe.

C4: trong bài có 2 biện pháp tu từ một cái nói trên rồi giờ nói 1 cái nữa nha.

 biện pháp tu từ : Điệp ngữ “ Không có”

tác dụng :

nhằm nhấn mạnh sự thiếu thốn, ác liệt của chiến tranh khiến chiếc xe đều bị thương tích lần lượt từng bộ phận của chiếc xe đã bị bom đạn phá hủy , rơi lại đâu đó trên con đường ra trận  hoặc bị biến dạng do những va đập dữ dội sau trận chiên: Không chỉ có những tấm kính mà đèn xe, mui xe, thùng xe cũng bị thương vì bom đạn.

6 tháng 4 2022

 Với từ “phả” tác giả sẽ đặc tả hương thơm đậm như sánh lại, quện lại, lùa vào trong gió, làm cho nó trở nên thơm tho lạ thường, diễn đạt được sự việc : hương ổi đã truyền cho ta hơi ấm của tình cảm, hơi thở của cuộc sống.

còn từ "pha","tan","lan" là hòa quyện lại , nó sẽ không diễn đạt được điều mà tác giả muốn tả , muốn truyền đạt đến người đọc.

30 tháng 3 2023

1. Thơ em tự chép tiếp

2. Khổ thơ vừa chép được trích trong tác phẩm ''Bài thơ về tiểu đội xe không kính'' của Phạm Tiến Duật. Bài thơ được sáng tác năm 1969

3. BPTT: Hoán dụ

Tác dụng: Giúp cho đoạn thơ giàu sức gợi

Cho thấy niềm yêu nước, căm thù giặc của người lính

4. Qua khổ thơ, em nhận thấy cuộc sống chiến đấu của người lính vô cùng khó khăn và gian tuy nhiên tinh thần lạc quan, niềm tin chiến thắng luôn nhen nhóm trong tim của mỗi người lính càng khiến cho vẻ đẹp tâm hồn thêm sáng ngời

_mingnguyet.hoc24_

15 tháng 3 2018

Chép tiếp:

Không có kính rồi xe không có đèn.Không có mui xe thùng xe có xước.Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim.

Câu 1 :

- "Đồng chí" : tình tri kỉ giữa những con người, từ tri kỉ chuyển thành tình "đồng chí".- "Ánh trăng": tình tri kỉ giữa con người và ánh trăng - được xem như có tư duy và tư tưởng.

Câu 2 :

- Kiểu câu: câu đặc biệt

- Tác dụng: Hai tiếng “đồng chí” đứng tách riêng thành một dòng thơ đặc biệt như một kết luận, một phát hiện, một điểm nhấn về một thứ tình cảm mới mẻ, thiêng liêng, vô cùng cao đẹp – tình đồng chí. Đến đây, ta hiểu rằng đồng cảnh, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảm sẽ trở thành đồng chí. Đồng chí – chính là sự kết tinh giữa tình bạn và tình người.

 

4 tháng 3 2023

1. Thơ em tự chép. Tác giả đặt tiêu đề bài thơ là ''Sang thu'' để nhấn mạnh việc thời điểm giao mùa và sự chuyển mình của thiên nhiên từ hạ sang thu.

2. BPTT: Nhân hóa, Ẩn dụ

Tác dụng: Giúp cho câu thơ giàu sức gợi

Cho thấy sự cảm nhận tinh tế của tác giả với mùa thu miền quê Bắc bộ

Được sử dụng ở câu:

''Sông được lúc dềnh dàng''

''Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu''

3. Triết lí về con người. 

Hai câu thơ cuối là suy nghĩ về việc con người đứng trước những khó khăn trong cuộc đời. Khi con người vào thời điểm vững vàng, chín chắn thì không còn ''bất ngờ'' trước những khó khăn, thử thách của cuộc đời nữa mà trở nên trầm ngâm, tĩnh lặng và bình thản.

_mingnguyet.hoc24_

Bài 1.Câu 1. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?Câu 2. Trong dòng thơ cuối cùng của khổ thơ trên sử dụng phép tu từ gì? Phân tích giá trị của phép tu từ đó?Câu 3. Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, em còn học một số văn bản khác viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy ghi lại tên một văn bản và...
Đọc tiếp

Bài 1.

Câu 1. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

Câu 2. Trong dòng thơ cuối cùng của khổ thơ trên sử dụng phép tu từ gì? Phân tích giá trị của phép tu từ đó?

Câu 3. Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, em còn học một số văn bản khác viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy ghi lại tên một văn bản và tác giả của văn bản đó.

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch, nêu cảm nhận của em về ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những người lính lái xe trong khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép lặp để liên kết câu (chỉ rõ). 

1
20 tháng 3 2022

C1:

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

hoàn cảnh ra đời: được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

C2:

 -Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh “trái tim”.

- Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển: Chỉ người lính lái xe. Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

C3: Văn bản : Đồng chí

tác giả : Chính Hữu

C4: em làm theo như sau nha:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ

-  Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung:

+ Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”.

+ Hiện thực: gió, bụi vốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh.

+ Cái nhìn lạc quan vào hiện thực

=> Họ là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.

6 tháng 3 2021

Câu trên đã đảo vị trí vủa chủ ngữ và vị ngữ với nhau

Tác dụng: Nhấn mạnh sự thay đổi thời tiết, sự giảm đi về mức độ và cường độ khi giao mùa

Thể hiện niềm vui của tác giả khi thấy mùa thu đã đến

6 tháng 3 2021
- Cách sắp xếp: Đặt động từ lên trước danh từ.- Tác dụng: Làm nổi bật được những biến chuyển dù là nhỏ nhất của tiết trời thiên nhiên. Từ đó, ta thấy được sự tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ