K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu:''Con có biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm không''Hãy đổi thành 1 câu khiến

CÂU CHUYỆN VỀ MÙA ĐÔNG VÀ CHIẾC ÁO KHOÁC

      Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.

      Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.

     Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có

1
24 tháng 3

Con nên biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiện thòi lắm nên con phải biết quý trọng đồ mà mọi người tặng nhé!

 

CÂU CHUYỆN VỀ MÙA ĐÔNG VÀ CHIẾC ÁO KHOÁC      Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo...
Đọc tiếp

CÂU CHUYỆN VỀ MÙA ĐÔNG VÀ CHIẾC ÁO KHOÁC

      Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.

      Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.

     Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”

Câu 5:  Câu chuyện có ý nghĩa gì?

2
19 tháng 3 2022

Tham khảo:

Câu 5:Chúng ta hãy trân trọng những gì mình đang có vì xung quanh còn nhiều người thiệt thòi hơn.

19 tháng 3 2022

Câu chuyện muốn nói với chúng ta ở ngoài kia còn những con người bất hạnh, không được sung sướng và đầy đủ điều kiện như chúng ta, vậy nên hãy biết trân trọng những gì ta đang có

CÂU CHUYỆN VỀ MÙA ĐÔNG VÀ CHIẾC ÁO KHOÁC      Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo...
Đọc tiếp

CÂU CHUYỆN VỀ MÙA ĐÔNG VÀ CHIẾC ÁO KHOÁC

      Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.

      Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.

     Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”

Câu:''Con hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có''Thuộc câu gì?

1
2 tháng 5 2022

Lập lại hai lần à?ÒvÓ

2 tháng 5 2022

Câu:''Con có biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm không?'' Chuyển thành câu khiến

Đọc câu chuyện sau:     Một hôm đầu của cậu bị va vào góc bàn, liền nằm lăn ra sàn, khóc ăn vạ. Một phút sau, người cha đi đến cạnh chiếc bàn và hỏi to: "Cái bàn đâu rồi, ai làm em đau vậy? Có đau quá không?"      Cậu bé ngừng khóc, hai mắt đẫm lệ ngước lên nhìn người cha. Người cha vuốt ve bàn và hỏi: "Ai? Ai đã làm đau bàn?"      "Con, là con đã va vào nó."      "Ồ, thì ra là con đã va vào bạn ấy. Vậy sao không...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau:

     Một hôm đầu của cậu bị va vào góc bàn, liền nằm lăn ra sàn, khóc ăn vạ. Một phút sau, người cha đi đến cạnh chiếc bàn và hỏi to: "Cái bàn đâu rồi, ai làm em đau vậy? Có đau quá không?"

      Cậu bé ngừng khóc, hai mắt đẫm lệ ngước lên nhìn người cha. Người cha vuốt ve bàn và hỏi: "Ai? Ai đã làm đau bàn?"

      "Con, là con đã va vào nó."

      "Ồ, thì ra là con đã va vào bạn ấy. Vậy sao không nhanh nói lời xin lỗi".

      Cậu bé vẫn nước mắt lưng tròng, nói với chiếc bàn: "Tớ xin lỗi".

Kể từ đó, đứa trẻ học được cách gánh chịu trách nhiệm.

a. Hãy nêu bài học cuộc sống từ câu chuyện trên?

b. Viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của mình về bài học đó

1
25 tháng 6 2021

a. Bài học: Hãy tự chịu trách nhiệm với lỗi lầm của mình.

b. Tham khảo

"Cơ hội giống như bình minh, nếu bạn chờ đợi quá lâu, bạn có thể bỏ lỡ nó" (William Arthur). Thật vậy, đừng để khi mất đi mới biết cách nắm bắt, cơ hội chỉ đến một lần, nó sẽ bị bỏ lỡ nếu bạn mãi chờ đợi. Cũng vậy, ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm với bản thân mình là điều đầu tiên giúp bạn, dẫn lối bạn đến với thành công.

Vậy sự tự ý thức chịu trách nhiệm của bản thân mình là gì? Đó là sự chịu trách nhiệm về mọi suy nghĩ, hoạt động, về sự trưởng thành của mình; là sự tự ý thức, tự chịu trách nhiệm với bản thân về năng lực. Để tự mình xây dựng nên những thành công, vượt qua những khó khăn, để bản thân mình trở thành người có ích. Như vậy, con người luôn cần có ý thức và năng lực tự chịu trách nhiệm với bản thân. Đó cũng là điều dẫn bạn đến với thành công, hạnh phúc.

Trong cuộc sống, nhận thức tự chịu trách nhiệm của bản thân giúp chúng ta có ý thức đúng đắn, về hướng đi và về cuộc đời của mình. Ý thức trách nhiệm giúp con người có nhận thức và thành công đúng đắn trong cuộc sống. Trong học tập, giáo dục học sinh nhận thức rõ ràng về ý thức phấn đấu, nhận thức rõ về bản thân trong quá trình lao động và học tập. Trong làm việc, nó giúp con người hiểu rõ, nhận thức rõ ràng về vấn đề, để có thể giải quyết mọi chuyện nhanh chóng và có ích. Trong đời sống, ý thức tự chịu trách nhiệm bản thân và năng lực để tự chịu trách nhiệm nhiệm giúp bản thân bạn được mọi người xung quanh tôn trọng, giúp con người có sự tự trọng bản thân.

Như vậy, ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân là sự tự chịu trách nhiệm về năng lực của mình mình, để giúp bản thân có nhận thức, có được sự tôn trọng từ người khác. Obama – vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ chính là tấm gương sáng về ý thức tự chịu trách nhiệm của bản thân. Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Obama gặp tình huống trời mưa; thay vì nhờ nhân viên che chắn cho mình, ông đã tự cầm ô và đi đến để che chở cho một phụ nữ Việt Nam đi bên đường đang bị mưa. Hành động của Obama tuy nhỏ, nhưng nói lên được ý thức của Tổng thống với mọi người và với bản thân mình. Hay Alexander Graham Bell mắc chứng khó đọc, viết và không có khả năng học tập. Nhưng ông vẫn phát minh ra điện thoại – một phát minh giúp ích lớn cho cuộc sống của con người và cũng là một bước tiến trong sự phát triển ngành thông tin liên lạc. Như vậy, là Alexander Graham Bell một người tự ý thức về bản thân mình, tự ý thức về năng lực của bản thân mình, để tạo nên thành công, tài năng cho chính mình. Đó còn là Albert Einstein – nhà bác học vĩ đại. Thuở nhỏ, Einstein được biết đến là một đứa trẻ không có khả năng học tập (luôn xếp hạng cuối ở lớp), viết rất kém (cậu từng nói: "Viết đối với tôi là cái gig khó khăn lắm"); có thể bị hội chứng Aspergers Syndrome – một dạng của bệnh tự kỷ; diễn đạt các ý tưởng rất kém (lên 3 chưa biết nói, 7 tuổi mới biết đọc; là một giáo sư giảng dạy tồi). Thế nhưng vượt qua khó khăn, ông đã nhận ra tài năng, ý thức về nó và tạo nên những sáng chế, đặc biệt là thuyết tương đối. Và từ đó được coi là nì bác học vĩ đại nhất mọi thời đại. Như vậy cả ba tấm gương trên đều là những thiên tài biết nhận ra tài năng, ý thức về nó. Họ là những người mà chúng ta cần học tập, noi theo.

Tuy nhiên, bên cạnh những người luôn ý thức, trách nhiệm về bản thân, vẫn có những kẻ dựa dẫm, trông chờ, coi thường bản thân mình. Nhưng kẻ như vậy, đáng bị xã hội lên án, phê phán, để họ có thể trở thành người tốt cho xã hội. Muốn vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần có những ý thức, nhận thức đúng đắn về hành động, lời nói của mình. Để có thể ý thức tự trách nhiệm bản thân.

Tôi đã đọc nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu. Trong đó, "Người ăn xin" của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của một cậu bé với ông lão ăn xin. Lần đó, khi đang đi dạo trên phố, cậu gặp một người ăn xin già. Do trời lạnh, lại mệt và đói nên nhìn ông thật thảm hại. Đôi mắt ông lão đỏ đọc, giàn giụa nước mắt. Đôi môi ông...
Đọc tiếp

Tôi đã đọc nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu. Trong đó, "Người ăn xin" của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.

Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của một cậu bé với ông lão ăn xin. Lần đó, khi đang đi dạo trên phố, cậu gặp một người ăn xin già. Do trời lạnh, lại mệt và đói nên nhìn ông thật thảm hại. Đôi mắt ông lão đỏ đọc, giàn giụa nước mắt. Đôi môi ông tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại...

Ông đứng trước mặt cậu, chìa đôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé nhìn ông đầy thương cảm. Cậu lục tìm hết túi nọ, túi kia nhưng không tìm được thứ gì đáng giá. Cậu nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông lão, lễ phép nói:

– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay cậu:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

Giờ phút ấy, cậu bé hiểu một điều: chính cậu cũng vừa nhận được chút gì từ ông lão.

Câu chuyện đã kết thúc nhưng hình ảnh bốn bàn tay xiết chặt vẫn đọng lại trong tâm trí tôi như một bài học về lòng nhân hậu.

                                                                                                         Hoàng Minh

a. Xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.

b. Xác định các sự việc chính và kết quả của mỗi sự việc ấy.

1
13 tháng 10 2023

a. Đoạn mở đầu câu chuyện: "Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già khọm đứng ngay trước mặt tôi".

b. Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.

- Sự việc 1: Tác giả đang đi trên phố

Kết quả: Gặp người ăn xin đáng thương

- Sự việc 2: Ông lão chìa tay và cầu xin cứu giúp

Kết quả: Tác giả lục túi tìm đồ nhưng không có tài sản gì đáng giá

- Sự việc 3: Ông lão vẫn đợi và chìa tay ra

Kết quả: Tác giả nắm chặt đôi bàn tay run lẩy bẩy và ông lão cảm ơn

c. Đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm xúc của tác giả: "Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão".

Đọc đoạn văn sau và tìm các câu mở đoạn, kết đoạn:“Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo đã trả lại chiếc vĩ nhặt được của nhà từ thiện và chỉ xin ông một đô la. Lúc đầu nhà từ thiện ngạc nhiên, sau đó rất xúc động. Hoá ra cậu bé không có cả một đô la để gọi điện thoại báo cho ông đến nhận vĩ mà phải vay tiền...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và tìm các câu mở đoạn, kết đoạn:

“Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo đã trả lại chiếc vĩ nhặt được của nhà từ thiện và chỉ xin ông một đô la. Lúc đầu nhà từ thiện ngạc nhiên, sau đó rất xúc động. Hoá ra cậu bé không có cả một đô la để gọi điện thoại báo cho ông đến nhận vĩ mà phải vay tiền người khác. Cậu bé xin một đô la, vừa bằng đúng số tiền cậu đã vay và cần phải trả. Mặc dù nghèo khó, cậu bé không tham lam. Cậu rất trung thực và biết giữ lời hứa. Một điều thú vị nữa là sự thay đổi của người trợ lí trong chuyện. Lúc đầu, anh ta có những ý nghĩ xấu về cậu bé nghèo. Nhưng khi chứng kiến hành động của cậu bé, anh cảm thấy xấu hổ vì đã có những ý nghĩ sai. Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.

                                                                                                                     PHƯƠNG THẢO

1
4 tháng 10 2023

- Câu mở đoạn: "Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc.

- Câu kết đoạn: Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.

Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:Truyện thứ nhất:Đồng tiền vàngMột hôm, vừa ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé. Cậu bé chừng 12, 13 tuổi, dáng gầy gò, vẻ mặt xanh xao, mặc bộ quần áo rách tả tơi, chìa những bao diêm, khẩn khoản nhờ tôi mua giúp.Tôi mở ví ra và chép miệng:- Tiếc quá! Bác không có xu lẻ.- Không sao ạ. Bác đưa cho cháu một đồng vàng cũng được. Cháu sẽ đi...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Truyện thứ nhất:

Đồng tiền vàng

Một hôm, vừa ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé. Cậu bé chừng 12, 13 tuổi, dáng gầy gò, vẻ mặt xanh xao, mặc bộ quần áo rách tả tơi, chìa những bao diêm, khẩn khoản nhờ tôi mua giúp.

Tôi mở ví ra và chép miệng:

- Tiếc quá! Bác không có xu lẻ.

- Không sao ạ. Bác đưa cho cháu một đồng vàng cũng được. Cháu sẽ đi đổi rồi trả lại bác ngay.

Tôi nhìn cậu bé, lưỡng lự:

- Thật chứ?

- Thật đấy ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.

Vẻ mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi không còn chút đắn đo nào nữa, giao luôn cho cậu một đồng tiền vàng.

Nhưng rồi tôi đã phải tự trách mình quá tin người vì chờ mãi không thấy cậu bé bán diêm quay lại. Không thể đợi lâu hơn nữa, tôi phải đi.

Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình. Cậu bé này rất giống cậu bé bán diêm nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò và xanh xao hơn. Đôi mắt và giọng nói của cậu bé thoáng một chút buồn:

- Thưa bác, có phải bác vừa đưa cho anh Mai – cơn cháu một đồng tiền vàng không ạ?

Thấy tôi khẽ gật đầu, cậu bé tiếp:

- Thưa bác, cháu là Giôn, em trai anh Mai – cơn. Đây là tiền thừa của bác. Anh Mai – cơn bảo cháu mang đến. Anh cháu không mang trả bác được vì trên đường đến đây anh ấy bị xe tông gãy chân.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong một cậu bé nghèo.

Theo Truyện khuyết danh nước Anh

1. Cậu bé trong truyện làm nghề gì?

a. Ăn xin                          b. Bán diêm                      c. Không nghề nghiệp

2. Cậu bé khẩn khoản nói gì với người đàn ông?

a. Xin tiền                        b. Nhờ đổi tiền                 c. Nhờ mua diêm

3. Những đặc điểm nào cho thấy cậu bé rất nghèo khổ?

a. Chừng 12, 13 tuổi        b. Vẻ mặt cương trực, tự hào.    c. Gầy gò, xanh xao, quần áo tả tơi.

4. Vì sao lúc đầu người đàn ông lưỡng lự, sau tin tưởng giao 1 đồng tiền vàng cho cậu bé?

a. Vì thấy vẻ mặt cậu rất cương trực, tự hào khi nói mình không phải đứa bé xấu.

b. Vì nghe cậu hứa sẽ đi đổi tiền rồi trả lại ngay.

c. Vì tin những cậu bé nghèo luôn giữ lời hứa.

5. Điều gì cho thấy cậu bé rất tôn trọng lời hứa?

a. Bị xe tông gãy chân vẫn nhờ em đem tiền trả đúng hẹn.

b. Có một tâm hồn đẹp trong hoàn cảnh rất nghèo.

c. Cậu bé buồn vì không thực hiện được lời hứa.

6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. cương trực, tự hào, đắn đo, lưỡng lự

b. gầy gò, xanh xao, tả tơi, khẩn khoản

c. tâm hồn, tự hào, ngạc nhiên, xanh xao

2
16 tháng 9 2021

Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Truyện thứ nhất:

Đồng tiền vàng

Một hôm, vừa ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé. Cậu bé chừng 12, 13 tuổi, dáng gầy gò, vẻ mặt xanh xao, mặc bộ quần áo rách tả tơi, chìa những bao diêm, khẩn khoản nhờ tôi mua giúp.

Tôi mở ví ra và chép miệng:

- Tiếc quá! Bác không có xu lẻ.

- Không sao ạ. Bác đưa cho cháu một đồng vàng cũng được. Cháu sẽ đi đổi rồi trả lại bác ngay.

Tôi nhìn cậu bé, lưỡng lự:

- Thật chứ?

- Thật đấy ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.

Vẻ mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi không còn chút đắn đo nào nữa, giao luôn cho cậu một đồng tiền vàng.

Nhưng rồi tôi đã phải tự trách mình quá tin người vì chờ mãi không thấy cậu bé bán diêm quay lại. Không thể đợi lâu hơn nữa, tôi phải đi.

Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình. Cậu bé này rất giống cậu bé bán diêm nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò và xanh xao hơn. Đôi mắt và giọng nói của cậu bé thoáng một chút buồn:

- Thưa bác, có phải bác vừa đưa cho anh Mai – cơn cháu một đồng tiền vàng không ạ?

Thấy tôi khẽ gật đầu, cậu bé tiếp:

- Thưa bác, cháu là Giôn, em trai anh Mai – cơn. Đây là tiền thừa của bác. Anh Mai – cơn bảo cháu mang đến. Anh cháu không mang trả bác được vì trên đường đến đây anh ấy bị xe tông gãy chân.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong một cậu bé nghèo.

Theo Truyện khuyết danh nước Anh

1. Cậu bé trong truyện làm nghề gì?

a. Ăn xin                          b. Bán diêm                      c. Không nghề nghiệp

2. Cậu bé khẩn khoản nói gì với người đàn ông?

a. Xin tiền                        b. Nhờ đổi tiền                 c. Nhờ mua diêm

3. Những đặc điểm nào cho thấy cậu bé rất nghèo khổ?

a. Chừng 12, 13 tuổi        b. Vẻ mặt cương trực, tự hào.    c. Gầy gò, xanh xao, quần áo tả tơi.

4. Vì sao lúc đầu người đàn ông lưỡng lự, sau tin tưởng giao 1 đồng tiền vàng cho cậu bé?

a. Vì thấy vẻ mặt cậu rất cương trực, tự hào khi nói mình không phải đứa bé xấu.

b. Vì nghe cậu hứa sẽ đi đổi tiền rồi trả lại ngay.

c. Vì tin những cậu bé nghèo luôn giữ lời hứa.

5. Điều gì cho thấy cậu bé rất tôn trọng lời hứa?

a. Bị xe tông gãy chân vẫn nhờ em đem tiền trả đúng hẹn.

b. Có một tâm hồn đẹp trong hoàn cảnh rất nghèo.

c. Cậu bé buồn vì không thực hiện được lời hứa.

6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. cương trực, tự hào, đắn đo, lưỡng lự

b. gầy gò, xanh xao, tả tơi, khẩn khoản

c. tâm hồn, tự hào, ngạc nhiên, xanh xao

19 tháng 9 2021

câu 1là b

câu 2làc

câu 3 là c

câu 4là b

câu 5là a

câu 6 làb

18 tháng 10 2023

Hơi lạnh vẫn còn vương khắp đất trời nhưng cậu nhận ra mùa xuân đến gần lắm. Những cành cây khẳng khiu chống lại cái lạnh của mùa đông đã nhú những lộc biếc đầu tiên. Màu xanh êm dịu làm đất trời sáng bừng lên sức sống. Và sắc màu mùa xuân cũng đã bắt đầu nhóm lên trên những cánh hoa nở sớm.

18 tháng 2 2022

cho mình hỏi phần cần thêm ở đâu vậy