K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG

Ông Phạm Ngũ Lão là chàng trai làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Ông có sức khỏe lạ thường, muôn người không địch nổi.

Phạm Ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, văn võ đều giỏi. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến ông mới theo nghiệp bút nghiên. Mới hai mươi tuổi ông đã có tính khẳng khái. Trong làng có người tên là Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ làm lễ ăn mừng, cả làng kéo đến mừng rỡ, chỉ Ngũ Lão không đến.

Bà mẹ Ngũ Lão bảo rằng:

– Con làm thế nào cho bằng người ta thì làm. Nay người ta ăn mừng, cả làng mừng rỡ, sao con không đến mừng một chút?

Phạm Ngũ Lão thưa rằng:

– Thưa mẹ, con chưa làm nên gì để vui lòng mẹ mà con đi mừng người ta thì con lấy làm nhục lắm.

Nhà ở bên cạnh đường cái, có một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi vệ đường vót tre đan sọt. Chợt có Hưng Đạo Vương đi qua để vào kinh, quan quân kéo đi rất đông. Quân đi mở đường thấy Ngũ Lão ngồi xếp bằng tròn bên cạnh đường, quát lên bắt phải đứng dậy. Ngũ Lão cứ ngồi nghiễm nhiên như không nghe tiếng. Quân lính cầm ngọn giáo đâm vào đùi, Ngũ Lão cũng cứ ngồi vững không động mình. Đến lúc xe Hưng Đạo Vương đến nơi, trông thấy thế lấy làm lạ gọi đến hỏi, bấy giờ Ngũ Lão mới biết là có quan quân đi qua, và quân lính đã đâm vào đùi mình.

Hưng Đạo Vương hỏi rằng:

– Nhà thầy kia ở đâu, sao ta đi qua đây mà cứ ngồi chững chàng làm vậy?

Ngũ Lão thưa rằng: là j

– Tôi đang mải nghĩ một việc, cho nên không biết là ngài trẩy qua đây.

Hưng Đạo Vương lấy làm kì, hỏi đến việc học hành kinh sử thì hỏi đâu nói đấy, không sót chỗ nào, ứng đối nhanh như nước chảy.

 
0

Đặc điểm của nhân vật Phạm Ngũ Lão là:  thông minh, văn võ song toàn, chí khí khác thường được đánh giá là bậc hiền tài. Nhiều tài năng ấy ông đã lãnh đạo quân ta hai lần chiến thắng giặc Nguyên và được ca tụng là "vị tướng bách chiến, bách thắng"

qua đoạn văn Sau khi thằng con đi, lão tự hỏi rằng: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả... Của mẹ nó tậu, thì nó hưởng. Lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu? Nó không có tiền cưới vợ, phẫn chí...
Đọc tiếp

qua đoạn văn Sau khi thằng con đi, lão tự hỏi rằng: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả... Của mẹ nó tậu, thì nó hưởng. Lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu? Nó không có tiền cưới vợ, phẫn chí bước ra đi, thì đến lúc có tiền để lấy vợ, mới chịu về. Ta bòn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó; đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào với nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ, thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn...”. Lão tự bảo lão như thế, và lão làm đúng như thế. Lão làm thuê kiếm ăn. Hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu, lão để riêng ra. Lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về, lão cũng có được một trăm đồng bạc...em rút ra bài học j

 

0
Cho các câu theo thứ tự sau đây1. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.2. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão.3. Ông giáo rất buồn cho lão khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy.4. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả con chó của hàng xóm làm thịt và cùng Binh Tư uống rượu.5....
Đọc tiếp

Cho các câu theo thứ tự sau đây

1. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.

2. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão.

3. Ông giáo rất buồn cho lão khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy.

4. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả con chó của hàng xóm làm thịt và cùng Binh Tư uống rượu.

5. Con trai lão phải đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng.

6. Vì muốn giữ mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó, mặc dù rất đau buồn và xót xa.

7. Tất cả tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn cho mình.

8. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.

9. Lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội.

Câu nào thuộc trong phần Mở bài để có dàn ý của truyện Lão Hạc?

A. 1, 3

B. 1, 5

C. 5, 1

D. 3, 1

1
6 tháng 6 2018

Chọn đáp án: B

Đọc kĩ văn bản tóm tắt sau và cho biết văn bản đó có thể giúp người đọc nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện không? Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vường và một con chó Vàng. Con trai lão quẫn chí vì không đủ tiền cưới vợ, phải bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương,...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản tóm tắt sau và cho biết văn bản đó có thể giúp người đọc nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện không?

Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vường và một con chó Vàng. Con trai lão quẫn chí vì không đủ tiền cưới vợ, phải bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương, mặc dù trong lòng vô cùng buồn bã và đau xót. Lão Hạc mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp mình. Ông giáo rất buồn khi nghe được chuyện lão Hạc xin của Binh Tư một ít bả chó, nói là đánh bả con chó nhà nào đó đi qua vườn nhà lão để giết thịt. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.

A. Có

B. Không

1
3 tháng 1 2019

Chọn đáp án: A

Đọc kĩ văn bản tóm tắt sau và cho biết văn bản đó có thể giúp người đọc nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện không?Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Con trai lão quẫn chí vì không đủ tiền cưới vợ, phải bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Lão quyết định phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương, mặc dù trong lòng vô cùng buồn...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản tóm tắt sau và cho biết văn bản đó có thể giúp người đọc nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện không?

Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Con trai lão quẫn chí vì không đủ tiền cưới vợ, phải bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Lão quyết định phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương, mặc dù trong lòng vô cùng buồn bã và đau xót. Lão Hạc mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Ông giáo rất buồn khi nghe được chuyện lão Hạc xin của Binh Tư một ít bả chó, nói là đánh bả con chó nhà nào đó đi qua vườn nhà lão để giết thịt. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.

A. Có 

B. Không

1
23 tháng 5 2018

Chọn đáp án: B

Cho các câu theo thứ tự sau đây1. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.2. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão.3. Ông giáo rất buồn cho lão khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy.4. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả con chó của hàng xóm làm thịt và cùng Binh Tư uống rượu.5....
Đọc tiếp

Cho các câu theo thứ tự sau đây

1. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.

2. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão.

3. Ông giáo rất buồn cho lão khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy.

4. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả con chó của hàng xóm làm thịt và cùng Binh Tư uống rượu.

5. Con trai lão phải đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng.

6. Vì muốn giữ mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó, mặc dù rất đau buồn và xót xa.

7. Tất cả tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn cho mình.

8. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.

9. Lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội.

Câu nào thuộc trong phần Thân bài để có dàn ý của truyện Lão Hạc?

A. 6, 7, 2, 4, 3, 8

B. 6, 7, 2, 4, 3, 9

C. 6, 7, 2, 4, 3, 9, 8

D. 6, 7, 2, 4, 3, 8, 9

1
21 tháng 6 2017

Chọn đáp án: B

Cho các câu theo thứ tự sau đây1. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.2. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão.3. Ông giáo rất buồn cho lão khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy.4. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả con chó của hàng xóm làm thịt và cùng Binh Tư uống rượu.5....
Đọc tiếp

Cho các câu theo thứ tự sau đây

1. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.

2. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão.

3. Ông giáo rất buồn cho lão khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy.

4. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả con chó của hàng xóm làm thịt và cùng Binh Tư uống rượu.

5. Con trai lão phải đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng.

6. Vì muốn giữ mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó, mặc dù rất đau buồn và xót xa.

7. Tất cả tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn cho mình.

8. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.

9. Lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội.

Câu nào thuộc trong phần Kết bài để có dàn ý của truyện Lão Hạc?

A. 8

B. 9

C. 8, 9

D. 9, 8

1
1 tháng 5 2018

Chọn đáp án: A

kể chuyện:Ngày xưa, ở một làng kia, có một người đàn bà nghèo sinh được một đứa con trai. Khi nó ra đời, người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa. Vào lúc đó, nhà vua vi hành qua làng, không một ai biết. Vua hỏi trong làng có sự gì lạ không, thì dân làng tâu:- Gần đây có một đứa trẻ mà người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa....
Đọc tiếp

kể chuyện:

Ngày xưa, ở một làng kia, có một người đàn bà nghèo sinh được một đứa con trai. Khi nó ra đời, người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa. Vào lúc đó, nhà vua vi hành qua làng, không một ai biết. Vua hỏi trong làng có sự gì lạ không, thì dân làng tâu:

- Gần đây có một đứa trẻ mà người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa.

Nhà vua vốn độc ác nghe nói như vậy tức lắm, liền đến ngay nhà bố mẹ đứa trẻ, giả vờ thân mật bảo:

- Các bác nghèo khó, hãy giao con cho tôi để tôi chăm sóc nó cho.

Hai vợ chồng nhà kia trước còn từ chối, sau thấy người lạ mặt đưa cho nhiều vàng, nghĩ bụng: “Con mình là đứa tốt số. Như thế lại hay cho nó”, nên cuối cùng bằng lòng trao con.

Vua đặt đứa trẻ vào một cái hòm, cưỡi ngựa tới một chỗ nước sâu, ném hòm xuống, nghĩ thầm: “Thế là con gái ta thoát khỏi tay anh chàng rể bất đắc dĩ này”.

Nhưng cái hòm không chìm, cứ nổi như một chiếc tàu nhỏ, nước không thấm vào một giọt. Hòm trôi lềnh bềnh cách kinh kỳ hai dặm, đến cửa cổng một cối xay thì bị mắc lại. May lúc đó có thằng bé xay bột trông thấy, lấy móc kéo vào. Nó tưởng trong có của, nhưng khi mở ra thì thấy một đứa bé khỏe mạnh, khôi ngô. Nó mang đứa trẻ về cho chủ. Hai vợ chồng này không có con, nên mừng lắm. Họ hết sức chăm sóc, đứa bé hay ăn chóng lớn. Một hôm, tình cờ vua vào nhà xay để tránh mưa. Vua hỏi vợ chồng người xay bột có phải gã thanh niên cao lớn là con trai họ không. Họ đáp:

 

- Tâu bệ hạ không phải, đó là đứa trẻ nhặt được cách đây mười bốn năm. Nó nằm trong một cái hòm trôi dạt tới cửa cổng, thằng bé xay bột nhà chúng tôi đã vớt nó lên.

Vua nghĩ thầm chắc là đứa bé tốt số mà mình đã vứt xuống nước trước kia, bèn nói:

- Này ta muốn nhờ gã này mang một lá thư đến cho hoàng hậu, có được không? Ta sẽ thưởng cho hai đồng vàng.

Bố mẹ nuôi vâng lệnh bảo gã chuẩn bị đi.

Vua viết thư cho hoàng hậu nói: “Khi gã thanh niên mang thư này đến, thì giết nó ngay và chôn nó đi. Phải thi hành mệnh lệnh này trước khi ta về”.

Chàng thanh niên cầm thư lên đường, nhưng đi lạc đến một khu rừng to. Trong đêm tối, chàng thấy một ánh đèn, lại gần thì là một cái nhà nhỏ. Chàng vào nhà thấy một bà lão ngồi một mình bên bếp lửa. Bà lão thấy chàng, hoảng sợ hỏi:

- Con ở đâu đến? Con đi đâu?

- Con ở nhà xay đến. Con phải mang thư đến cho hoàng hậu, nhưng bị lạc trong rừng. Con muốn xin ngủ lại đêm nay ở đây.

- Tội nghiệp! Con lạc vào nhà kẻ cướp rồi. Chúng về thì chúng sẽ giết con.

- Thôi, muốn ra sao thì ra. Cháu chẳng sợ. Vả lại cháu mệt quá, không đi được nữa đâu.

Chàng nằm lên ghế dài ngủ. Lát sau bọn cướp về, tức giận hỏi gã thanh niên nào ngủ đó.
Bà lão nói:

- Trời ơi! Thằng bé có tội tình gì đâu! Nó lạc vào rừng, tôi thương tình cho nó vào đây. Nó phải mang thư cho hoàng hậu đấy.

Bọn cướp bóc dấu niêm phong thư thấy nói là phải giết ngay người mang thư này. Bọn cướp tuy nhẫn tâm mà cũng động lòng, tên tướng cướp xé tan lá thư đó, viết lá thư khác đại ý nói phải gả công chúa ngay cho chàng thanh niên mang thư này đến. Họ để cho chàng ngủ yên đến sáng. Sáng hôm sau, họ giao thư cho chàng và chỉ đường cho đi. Hoàng hậu nhận được thư, theo lệnh tổ chức đám cưới linh đình, gả công chúa cho chàng tốt số. Chú rể đẹp trai và tốt nết, công chúa sống với chồng hạnh phúc lắm.

Sau đó ít lâu, vua về, thấy lời tiên tri đã thành sự thật, đứa bé tốt số đã lấy con mình, bèn nói:

- Chẳng hiểu sao lại thế, trong thư ta ra lệnh khác cơ mà.

Hoàng hậu lấy thư đưa vua xem. Vua thấy thư đã bị đánh tráo, bèn hỏi con rể thư cũ đâu, sao lại đánh tráo thư khác. Chàng đáp:

- Tâu bệ hạ, con không biết. Chắc ban đêm con ngủ trong rừng, thư đã bị đánh tráo.

Vua tức giận nói:

- Như thế không ổn. Muốn lấy con ta thì phải xuống âm phủ nhổ ba sợi tóc vàng của con quỉ đem về nộp ta. Nếu người làm nổi thì vẫn được phép làm chồng con ta.

Vua định làm như thế để tống khứ chàng thanh niên đi. Nhưng chàng đáp:

- Con không sợ quỉ, con sẽ lấy được tóc vàng về.

Chàng bèn cáo từ vua ra đi. Khi chàng đến một thành phố lớn, lính canh hỏi chàng làm
nghề gì và biết những gì. Chàng đáp:

- Gì cũng biết.

Lính canh nói:

- Thế anh bảo giùm chúng tôi tại sao giếng ở chợ chúng tôi trước kia luôn chảy ra rượu vang, mà nay lại cạn hẳn đi, đến một giọt nước cũng không còn.

Chàng nói:

- Chờ khi tôi về, tôi sẽ bảo cho biết.

Chàng lại đi, đến một thành phố khác. Lính canh cũng hỏi chàng làm nghề gì và biết những gì. Chàng lại đáp:

- Gì cũng biết.

Lính canh nói:

- Thế anh bảo giùm chúng tôi biết tại sao trong thành chúng tôi có cây táo trước kia ra quả vàng mà nay đến một chiếc lá cũng không còn?

Chàng lại đáp:

- Chờ tôi về, tôi sẽ cho biết.

Chàng lại đi, đến một con sông lớn. Người lái đò hỏi chàng làm nghề gì và biết những gì.
Chàng đáp:

- Gì cũng biết.

Người lái đò nói:

- Thế anh bảo giùm tôi biết tại sao tôi cứ phải chở đò qua lại trên khúc sông này không có ai thay.

Chàng đáp:

- Để khi trở về tôi sẽ bảo cho biết.

Qua sông đến bến, chàng thấy cửa âm phủ tối om, ám khói. Con quỉ đi vắng. Ở nhà chỉ có một bà già ngồi trong một chiếc ghế bành rộng. Bà không có vẻ ác. Bà hỏi:

- Cháu muốn gì?

- Cháu muốn lấy ba sợi tóc của con quỉ, nếu không thì mất vợ.

- Kể thì quá đấy. Nếu con quỉ về mà thấy cháu ở đây thì chắc chắn là cháu mất đầu. Nhưng thôi, ta thương hại cháu, để xem có cách nào giúp cháu không.

Bà làm phép cho chàng biến ra kiến và bảo:

- Cháu hãy bò vào trong áo ta thì mới toàn tính mệnh được.

- Vâng, quí hóa quá, nhưng con còn muốn biết ba điều: “Một là tại sao giếng nước trước kia chảy ra rượu vang, nay bỗng cạn hẳn, không còn một giọt nước? Hai là tại sao cây táo kia trước có quả táo vàng mà giờ không có đến một cái lá? Ba là tại sao bác lái đò kia cứ phải chở đò mãi, không có ai thay”.

Bà già nói:

- Ba câu hỏi này khó thật, nhưng cháu cứ yên tâm, lắng tai nghe con quỉ nói khi ta nhổ ba sợi tóc vàng của nó nhé.

Đến tối con quỉ về nhà. Vừa vào cửa, nó đã ngờ ngợ thấy mùi gì lạ. Nó nói:

- Quái, ta ngửi như có mùi thịt người ở đây, có phải không?

Bà lão chế nó:

- Tôi vừa quét dọn ngăn nắp, bây giờ anh lại lục tung cả ra. Lúc nào mũi anh cũng chỉ ngửi thấy mùi thịt người. Thôi ngồi xuống ăn đi.

Ăn uống xong, con quỉ thấy mền mệt, tựa đầu vào gối bà già và bảo bà bắt chấy cho. Được một lát, nó thiu thiu ngủ rồi ngáy khò khò. Bà già nhổ một sợi tóc vàng của nó, để bên mình. Con quỉ hỏi:

- Ái chà, bà làm gì thế?

Bà lão nói:

- Tôi mộng thấy sự không lành, nên tôi đã nắm tóc anh đấy.

Con quỉ hỏi:

- Bà mộng thấy gì?

- Tôi nằm mộng thấy giếng ở chợ trước kia thường chảy ra rượu vang, nay cạn hẳn, đến một giọt nước cũng không còn? Tại sao thế?

Con quỉ đáp:

- Chà! Nếu biết thì đã chẳng nên chuyện. Dưới tảng đá ở đáy giếng có một con cóc. Đem giết nó đi thì rượu vang lại chảy ra.

Bà lão lại bắt chấy cho con quỉ. Quỉ lại ngủ, ngáy rung cả cửa kính. Bà già lại nhổ một sợi tóc nữa. Quỉ cáu, nói:

- Ô hay, làm gì thế?

Bà lão đáp:

- Anh đừng giận nhé, tôi lại mộng đấy mà.

- Lại mộng gì nữa thế?

- Tôi thấy ở một nước nọ có một cây táo trước kia thường vẫn ra quả vàng mà nay đến một cái là cũng chẳng còn. Tại sao thế?

- Chà! Nếu biết thì đã chẳng nên chuyện. Có một con chuột nhắt gặm rễ cây. Giết nó đi thì cây lại ra quả vàng. Nếu để chuột gặm mãi thì cây đến chết mất. Nhưng thôi, đừng có mơ mộng gì nữa nhé, để cho tôi ngủ yên, nếu còn làm tôi thức giấc, tôi sẽ tát cho đấy.

Bà lão dỗ dành con quỉ, rồi lại bắt chấy cho nó. Nó lại ngủ và ngáy. Bà nhổ sợi tóc vàng thứ ba của nó. Con quỉ chồm dậy, kêu lên và toan đánh bà, nhưng bà lại nói ngọt rằng:

- Khốn nỗi cứ mộng mãi thì biết làm thế nào?

Con quỉ tò mò hỏi:

- Bà còn mộng thấy gì nữa?

- Tôi chiêm bao thấy có một người lái đò than phiền là cứ phải chở đò qua lại mãi mà không có người thay. Tại sao thế?

Quỉ đáp:

- Ngốc quá. Nếu có ai muốn qua sông, thì hắn chỉ việc trao mái chèo cho người ấy là thoát, và người kia sẽ chở đò thay hắn thôi.

Sau khi đã nhổ ba sợi tóc vàng của con quỉ và đã được nghe nó trả lời ba lần, bà già để cho nó ngủ đến sáng. Con quỉ bước chân ra khỏi cửa, thì bà liền bắt con kiến ở trong
nếp áo bà ra, hóa phép biến nó lại thành người. Bà lão nói:

- Đây ba sợi tóc vàng đây, còn ba câu trả lời của con quỉ thì cháu nghe được rõ rồi chứ?

Chàng đáp:

- Vâng, cháu đã nghe rõ rồi, cháu sẽ nhớ kỹ.

Bà lão bảo:

- Thôi thế mày thoát rồi nhé. Lên đường về được rồi đấy.

Chàng cảm ơn bà lão đã giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn. Chàng đi khỏi âm phủ, Trong lòng phấn khởi vì mọi việc đều được như ý.

Chàng gặp bác lái đò, bác xin chàng giải đáp cho như chàng đã hứa. Chàng tốt số nói:

- Bác hãy chở tôi sang bờ bên kia, tôi sẽ bảo bác cách giải thoát.

Tới bờ, chàng cho bác biết câu trả lời của con quỉ:

- Nếu có người muốn qua sông thì bác chỉ việc đặt mái chèo vào tay người ấy rồi đi.

Chàng lại lên đường, đến thành phố có cây trụi quả. Lính canh cũng đang chờ chàng giải đáp. Chàng nhắc lại lời của con quỉ:

- Giết con chuột nhắt gặm rễ cây đi, thì cây lại ra quả táo vàng.

Họ cám ơn chàng và biếu chàng hai con lừa tải nặng vàng. Sau cùng, chàng đến thành phố có giếng cạn. Chàng cũng nhắc lại lời con quỉ:

- Có một con cóc ngồi dưới hòn đá ở đáy giếng, phải tìm nó giết đi, thì rượu vang lại chảy ra nhiều.

Lính canh cảm ơn chàng và cũng tặng chàng hai con la trở nặng vàng.

Chàng về tới nhà; vợ chàng vui mừng khôn xiết, vì lại trông thấy mặt chồng và thấy chồng đi gặp được mọi việc đều như ý. Chàng dâng vua ba sợi tóc vàng của con quỉ. Vua thấy bốn con la tải nặng vàng, mừng lắm, nói:

- Nay con đã làm xong mọi việc ta giao cho, thì con vẫn được lấy con gái ta. Này con, con lấy đâu ra nhiều vàng thế? Thật là một kho tàng vô giá!

- Con lấy ở bên kia sông, đó là cát trên bờ.

Vua tham lam, hỏi:

- Ta có lấy được không?

Chàng rể đáp:

- Bẩm muốn lấy bao nhiêu cũng được ạ. Bệ hạ bảo người chở đò đưa sang bờ bên kia thì tha hồ lấy.

Ông vua tham lam kia vội lên đường ngay. Đến bờ sông, vua ra hiệu cho bác chở đò đưa qua sông. Người lái đò mời vua xuống thuyền. Khi sang đến bờ bên kia, bác đặt mái chèo vào tay vua rồi nhảy lên bờ. Thế là ông vua, vì tham của mà chịu tội thành anh lái đò.

- Thế vua còn chèo đò nữa không?

ai thấy hay thì like nha ok

6
31 tháng 10 2016

yeuyeuvuiyeuyeu

31 tháng 10 2016

cái này đọc rồi

 

hạnh phúc luôn đến vs người thật thàCô Kim và cô Ngân luôn mơ đến những vị hôn thê giàu có, dòng dõi cao sang, trong khi cô Xà cừ chỉ mong người chồng tương lai có tấm lòng thực thà, lương thiện.Một sáng đẹp trời, cô Kim xách chiếc xô nhỏ bằng vàng đi lấy nước. Cô mở cửa và lùi lại vì kinh sợ. Trên ngưỡng cửa nằm dài một kẻ ăn mày bọc trong mớ quần áo rách rưới, không tài nào...
Đọc tiếp

hạnh phúc luôn đến vs người thật thà

Cô Kim và cô Ngân luôn mơ đến những vị hôn thê giàu có, dòng dõi cao sang, trong khi cô Xà cừ chỉ mong người chồng tương lai có tấm lòng thực thà, lương thiện.

Một sáng đẹp trời, cô Kim xách chiếc xô nhỏ bằng vàng đi lấy nước. Cô mở cửa và lùi lại vì kinh sợ. Trên ngưỡng cửa nằm dài một kẻ ăn mày bọc trong mớ quần áo rách rưới, không tài nào nhìn rõ mặt.

- Ngươi làm gì ở đây, đồ ngoại đạo? Cô Kim la lên. Xéo ngay khỏi đường đi của ta!

- Giúp lão với, cô ơi, kẻ ăn mày trả lời, giọng mũi lè nhè, xương cốt lão già nua thế này, lão đứng lên khó lắm.

- Ngươi hãy tự giúp mình đi, ai khiến ngươi nằm đây! Cô gái vênh mặt đáp, mũi hếch lên trời. Cha ta cần nước pha rượu, mẹ ta cần nước pha trà, còn ta, ta muốn gội đầu. Hoặc ta bước qua ngươi, hoặc ta xéo lên ngươi, chứ ta không thèm giúp ngươi đâu. Xưa nay ta vẫn muốn gì làm nấy!

Cô làm như đã nói. Khi bước qua kẻ ăn mày cô giẫm phải tay ông ta. Kẻ ăn mày ngẩng đầu nhìn cô nghiêm khắc. Khi cô Kim quay về nhà thì kẻ ăn mày đã biến mất.

Sáng hôm sau, cô Ngân ra khỏi nhà, tay xách một chiếc xô nhỏ bằng bạc đi lấy nước. Trên ngưỡng cửa lại vẫn kẻ ăn mày hôm trước nằm co ro. Cô gái lùi lại.

- Ngươi làm gì trên ngưỡng cửa nhà ta vậy, trong mớ giẻ rách kinh tởm thế kia? Xê ra!

- Cô gái xinh đẹp ơi, không dễ vậy đâu, kẻ ăn mày trả lời, vẻ áy náy. Toàn thân lão đau nhức. ái chà, cô làm ơn làm phúc giúp lão đứng dậy với!

- Ngươi có điên không? Cô rút lui vẻ ghê tởm. Đưa tay cho ngươi, ta nghe nhầm chăng! Cút khỏi đây, nếu không ta bước lên người bây giờ. Nói là làm cô bước qua kẻ ăn mày, chiếc xô bạc va phải đầu ông ta. Cặp mắt nảy lửa của ông nhìn cô gái chằm chằm, rồi kẻ ăn mày biến mất.

 

Sáng ngày thứ ba, đến lượt cô Xà cừ đi xách nước. Cô xách một chiếc xô nhỏ bằng xà cừ, lấp lánh đủ sắc cầu vồng dưới ánh mặt trời.

- Xin vui lòng nhường cho cháu một lối nhỏ để đi qua, cô rụt rè đề nghị.

- Rất sẵn lòng, nhưng không dễ dàng đâu. Xương cốt lão đau nhức. Lão không thể tự mình đứng dậy.

- Nào, cháu sẽ giúp ông, cô Xà cừ nhã nhặn đáp. Cô đưa tay cho kẻ ăn mày, nhưng khó mà nâng được một người nặng đến thế! Suýt nữa cô ngã! Cô tự nhủ không để cho con người khốn khổ đó biết đối với cô, ông ta nặng như thế nào để ông khỏi phật lòng. Cô mỉm cười, nói:

- Ông lão ơi, ông đã nằm trên đá lạnh lâu quá đấy, ông bị cóng rồi, nhưng ông sẽ thấy dễ chịu ngay thôi.

- Chỉ mới nghe cô nói, lão đã ít nhiều tin cô, kẻ ăn mày nhún vai trả lời. Vì lòng tốt của cô, lão chúc cô gặp được vị hôn phu giàu có nhất vùng.

- Giàu hay không giàu điều đó không quan trọng, cô Xà cừ vừa cười vừa nói, điều quan trọng là người ấy có trái tim nhân hậu cơ ạ!

- Người như thế có đấy, kẻ ăn mày ấp úng, tập tễnh theo cô đến nơi lấy nước. cô Xà cừ múc nước vào xô, khi xô đã đầy, cô toan nâng lên vai.

 

- Đợi đấy, lão sẽ giúp cô, kẻ ăn mày lật đật chạy lại và ùm, oẳng! ông làm nghiêng xô, nước đổ lênh láng ra đất.

- Ông đừng phiền lòng, cô gái cười xòa, chính cháu đã nhiều lần đánh đổ nước! Cô lại lấy nước đầy xô, và kẻ ăn mày giúp cô nâng cái xô lên.

- Nhờ ông nâng cao hơn chút nữa, nếu không thì nặng quá!

- Sẵn lòng, kẻ ăn mày nâng lên nhưng cao quá cô gái không thể đỡ lấy đặt lên vai.

- Xin ông đừng giận, nhưng thế này thì xô nước cao quá, cháu không với tới được.

- Không sao cả, lão lại thử lần nữa, kẻ ăn mày nghiêng mạnh xô đến nỗi nước đổ ra ướt sũng lưng cô gái. Lão vụng về quá, ông lão ngao ngán nói.

- ồ không, ông không hề vụng về. Ai cũng có lúc lỡ tay làm hỏng việc gì đó, cô gái động viên ông lão. Kẻ ăn mày nhìn cô, nghĩ ngợi. Ông nhấc chiếc xô lên một lần nữa và choang! Chiếc xô tuột khỏi tay ông vỡ tan tành. Lần này, cô gái không thể kiềm chế hơn được nữa, cô oà khóc. Kẻ ăn mày vẫn nhìn cô hết sức chăm chú.

- Không phải là lỗi của ông đâu, ông lão, cô gái vừa nói vừa khóc nức nở, ông chỉ muốn giúp cháu thôi, nhưng bây giờ về nhà, cả nhà sẽ nổi giận. Một cái xô bằng xà cừ như thế này biết tìm đâu ra!

 

Trong mớ quần áo rách nát, đôi mắt buồn ánh lên vẻ yêu thương.

- Có khi lão sẽ sửa được xô cho cô, kẻ ăn mày dịu giọng. Ông nhanh chóng chắp nối những mảnh xà cừ, đặt chúng vào vị trí cũ và trong nháy mắt chiếc xô đã ở trước mặt cô gái, đầy nước trong. Kẻ ăn mày cũng đột nhiên thay hình đổi dạng. Ông đứng thẳng dậy dẻo dai, dễ dàng nâng cái xô đặt lên vai cô gái. Ông nói giọng kiên quyết và êm ái khiến cô run rẩy:

- Cô có thể làm giúp ta một việc không?

- Tất cả những gì cháu có thể, cô Xà cừ trả lời với tất cả nhiệt thành. Cháu không biết sẽ phải làm thế nào nếu không nhờ có ông giúp đỡ. Mẹ cháu sẽ không thôi mắng nhiếc cháu vì cái xô bị vỡ.

- Nhờ cô hỏi gia đình xem ta có thể nghỉ qua đêm trong bếp không.

- Việc này, cháu không biết liệu mẹ cháu có cho phép không. Bà không chịu được những người hành khất, cô gái buồn rầu thú thật. Nhưng cháu sẽ nói khó với bà.

- Để trả công, cháu có thể để lại cho bà thứ bà tìm thấy trong đáy xô, kẻ ăn mày vừa cười vừa nói với người con gái đang hết sức kinh ngạc. Có cái gì ở dưới đáy xô? Người này không phải là một kẻ ăn mày bình thường. Cái xô xà cừ tưởng chừng không thể vá lại được nhưng chỉ trong chớp mắt đã lành lặn như mới. Biết đâu chẳng là một phúc thần?

 

Cô gái đem xô nước về nhà. Cô hỏi bà mẹ xem bà có thể cho phép một ông lão ăn mày qua đêm trong bếp không.

- Không phải lão già ghê tởm đã nằm ba đêm liền ở ngưỡng cửa nhà ta đấy chứ? Bà mẹ hỏi, đã bắt đầu nổi cáu. Cô gái cúi đầu, xách xô nước đổ vào một bồn lớn bằng đồng. Có cái gì kêu lanh canh dưới đáy bồn nước, lấp lánh như vàng. Hai mẹ con nhìn nhau im lặng. Bà mẹ vọc tay xuống nước, lấy ra một chiếc nhẫn vàng nặng trĩu. cô Xà cừ nhớ lại lời ông lão hành khất.

- Cái đó kẻ ăn mày biếu mẹ, đền ơn đêm tá túc trong bếp, cô vội nói.

- Một kẻ ăn mày cho vàng! Bà mẹ sửng sốt. Vậy thì đêm nay cho lão ngủ trong bếp!

Chập tối, như lệ thường, cả nhà quây quần bên nhau. Ông bố uống trà, bà mẹ cuộn len, ba cô gái nói chuyện các chàng cầu hôn.

Cô Kim tuyên bố:

- ít nhất phải là một hoàng tử ấn Độ, không thế thì chị sẽ không lấy làm chồng.

Cô Ngân đánh giá:

- Không nhất thiết phải là ấn Độ, hoàng tử với em là được rồi. Còn em, em muốn lấy ai? Cô hỏi em gái thứ ba. cô Xà cừ đang ngồi im lặng.

Vừa lúc đó, cửa mở, kẻ ăn mày bước vào, ông lão chen ngang:

 

- Lão biết một vị hôn phu cho cô Xà cừ. Chính hoàng tử Mipam sẽ rất sung sướng được lấy một cô gái đẹp người, đẹp nết như cô ấy.

- Hoàng tử Mipam là ai? Hai cô chị hỏi. Chàng ta có hùng mạnh, có giàu có bằng một hoàng tử ấn Độ không?

- Có thể còn giàu có hơn, hùng mạnh hơn, kẻ ăn mày vẻ bí hiểm nhìn cô Xà cừ bằng cặp mắt sâu, đoạn nói riêng với cô:

- Mipam sẽ rất sung sướng được kết hôn với cô và cô sẽ hạnh phúc hơn bất cứ ai. Hãy tin lão, cô Xà cừ. Khi lão đi khỏi đây, hãy theo dấu gậy của lão, lão sẽ dẫn cô đến với chàng. Cô có muốn lấy chàng không?

Cô gái nhớ lại chuyện cái xô xà cừ được sửa lại một cách kỳ diệu, cô gật đầu đồng ý. Kẻ ăn mày quay người, bước ra khỏi cửa. cô Xà cừ vội vã đi theo.

- Con chạy đi đâu? Con có điên không? Bà mẹ kêu lên. Một kẻ ăn mày chỉ có thể tìm cho con một kẻ ăn mày khác làm chồng.

Nhưng cô Xà cừ đã đến ngưỡng cửa nhà mình. Kẻ ăn mày biến mất. Trong ánh trăng chỉ còn một dãy lỗ đen trên mặt đất, mất hút phía đằng xa. Cô chạy theo dấu lỗ ấy.

- Vậy thì, mày cứ đi theo ý mày! Bà mẹ cáu tiết la với theo. Nhưng đã thế đừng bao giờ vác mặt về nhà nữa!

 

Cô Xà cừ đi suốt đêm theo dấu gậy của kẻ ăn mày. Cuối cùng mặt trăng nhạt dần phía chân trời, và những tia nắng hồng của rạng đông xuất hiện. Cô gái thấy mình đến một đồng cỏ rộng. Một bác chăn cừu đang chăn đàn cừu dễ đến ngàn con.

- Bác có thấy một ông lão ăn mày đi ngang qua đây không? Cô gái hỏi bác chăn cừu.

- Tôi chả thấy ai khác ngoài lãnh chúa Mipam của chúng tôi vừa qua đây. Tất cả số cừu này là của ông đấy.

Cô gái đi tiếp và chẳng bao lâu thấy một đàn bò thật lớn:

- Bác có thấy một ông lão ăn mày đi ngang qua đây không? Cô hỏi bác chăn bò.

- Tôi chả thấy ai khác ngoài lãnh chúa Mipam của chúng tôi vừa qua đây. Những con bò Tây Tạng này là của ông ấy.

“Kẻ ăn mày đi đâu rồi nhỉ?” Cô gái tự hỏi. “Phải chăng chính ông ta là lãnh chúa Mipam? Vậy thì phải chăng ta sẽ kết hôn với một ông lão ăn mày?” Nàng lại đi, đi xa hơn nữa, gặp một đàn ngựa. Nàng hỏi bác chăn ngựa.

- Bác có thấy một ông lão ăn mày đi ngang qua đây không?

- Không có ông lão ăn mày nào cả. Chỉ có lãnh chúa Mipam của chúng tôi vừa qua đây. Đàn ngựa này thuộc về ông ấy.

 

Mặt trời đã nhô ra khỏi sương mù buổi sớm, soi tỏ toàn bộ cảnh vật. Cô gái bỗng dừng lại, bàng hoàng. Trước mặt cô sừng sững một tòa lâu đài tráng lệ bằng vàng, lấp lánh trong nắng ban mai. Trước lối vào lâu đài, một cụ già tóc bạc như cước tươi cười đón cô.

- Đây là đền thờ Phật chăng thưa cụ? Cô gái rụt rè hỏi.

- Không phải, cụ già nhã nhặn đáp... Đây là dinh thự của lãnh chúa Mipam. Chủ nhân của chúng tôi đang đợi cô.

Cô gái tiến lên. Chỗ nào bàn chân cô chạm tới tức thì chỗ đó các khóm hoa tưng bừng nở và tỏa ngát hương thần tiên. Cô vừa bước vào trong lâu đài thì một tấm thảm mênh mông, hoa văn rực rỡ, trải ra trước mỗi bước chân. Và một chàng trai khôi ngô tuấn tú tiến lại gần. Cặp mắt sâu của chàng ngời ngời hạnh phúc. Theo sau chàng là một đoàn tùy tùng mang theo rất nhiều lễ vật quý hiếm, thứ nọ quý hơn thứ kia. Chàng trai tuấn tú nhẹ nhàng nâng bàn tay cô gái và nói:

- Ta là Mipam. Ta cũng chính là ông lão ăn mày. Em có thuận tình lấy ta như đã hứa không?

Cô Xà cừ chăm chăm nhìn chàng trai khôi ngô tuấn tú không rời mắt. Cô tưởng như trái tim mình sắp vỡ tung vì sung sướng. Như trong mơ, cô ra dấu thuận tình, và Mipam nắm tay cô dắt vào trong lâu đài. Tại đây, cô mặc một tấm áo sáng ngời bảy sắc cầu vồng, trang sức bằng san hô và ngọc quý lấp lánh. Rồi cô ngồi trên một chiếc ngai bạc. Mipam ngồi trên một ngai vàng. Cùng nhau, họ lựa chọn ngày vui nhất đời làm ngày cưới.

 

7
29 tháng 11 2016

tự viết hay sao mà hay thế

bài này với bài "mua cha"

hay tuyệt

30 tháng 11 2016

woa nhìn thế mà kinh nhỉ