K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2018

"Xung quanh ta có những người mà chúng ta quen biết. Về vẻ bề ngoài thì người ta xấu nhưng thực chất bên trong họ có những hành động vì mình. Nếu không tìm hiểu thì chúng ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...chúng ta chỉ thấy có rất nhều cớ cho người ta tàn nhẫn mình. Nhưng sự thật, họ lại là người đáng thương...chỉ vì chỉ vì người ta bị nỗi lo lắng, buồn đau, ... đều bị che lấp."

Nếu thấy bài mình hay thì viết vào mình chỉ có lớp 5.

31 tháng 3 2018

Phân tích để hiểu đúng quan niệm cách nhìn người và nhìn đời của nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc":
- "...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

4 tháng 9 2018

Theo mình thì
- Theo ông giáo đưa ra lí lẽ : lí do khiến con người ta trở lên "gàn dở ngu ngốc bần tiện xấu xa bỉ ổi," là vì những nỗi lo lắng trăm bề những cảm xúc khi người ta bươn trải với đời
- Với các nhân vật khác
+ Lão hạc vì cuộc sống cơ cực mà không có đủ điều kiện cho con trai cưói vợ rồi lần nữa lại phải đau buồn khi người con trai đi đồn điền cao su.Ông vì cuộc sống đau khổ cực nhực mà phải chọn cho mình cái chết thảm(tóm tắt ý bạn có thể đưa nhiều ý hơn)
+ Vợ ông giáo : luôn chăm chăm vào việc làm sao để có một cuộc sống tốt đẹp hưn mà không cần phải quan tâm người khác như thế nào.Vì con người bà đã lam lũ giờ vì cuộc sống mà còn phải khổ hơn để gia đình được sống tốt mà không còn thời gian đâu nghĩ tới người khác nữa
+Binh tư: cuộc sống không bao giờ cho hoàn toàn thứ mà con người ta muốn ,cái cuộc sống buồn đau đã đẩy con người ta vào bước đường cùng của xã hội.Cũng như binh tư con người nơi đáy xã hội cũng hiểu được sự cực khổ này mà mang trong mình suy nghĩ " ông còn không mang nổi mình ốc......rêu "
~> Khi xã hội ở nơi đáy ấy một xã hội đen ngòm cũng mang tới một tư tưởng không mới lạ cho những con người đau thương buồn khổ.Họ vươn lên để sống để mang cho gia đình mình cuộc sống tốt đẹp hơn mà ngờ đâu vì thế mà trở thành con người ích kỉ

p/s : dàn chung bạn tự viết ra nhé ! :)

23 tháng 2 2018

1.Mở bài:
-Dẫn dắt vấn đề:Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể.
-Đặt vấn đề:Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên.
2.Thân bài
a. Giải thích nội dung của đoạn văn:
+ Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người:
- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người.
b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật:
+ Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm
- Bán một con chó mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”.
- Bán chó rồi thì đau đớn, xãt xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm.
- Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối…
- Từ chối gần như hách dịch mọi sự gióp đỡ.
- Xin bả chó.
+ Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai…”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt đi”.
+ Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão…cũng ra phết chứ chả vừa đâu”.
+ Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông cũng chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để “cho nó xơi một bữa…lão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn…” Nhưng ông giáo là người cã tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài:
- Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương con chó và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chã, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị.
- Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một ngưêi đau chân cã lóc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…” . ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nì giận”.
® Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rót ra những kết luận cã tính chiêm nghiệm hết sức đóng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả đã hóa thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời , con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộđịnh hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này.
3.Kết bài:
-Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống,tình cảm của tác giả.
- Suy nghĩ của bản thân em...

22 tháng 12 2017
1.Mở bài:-Dẫn dắt vấn đề:Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể.-Đặt vấn đề:Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên.2.Thân bàia. Giải thích nội dung của đoạn văn:+ Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người:- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người.b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật:+ Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm- Bán một ***** mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”.- Bán chó rồi thì đau đớn, xãt xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm.- Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối…- Từ chối gần như hách dịch mọi sự gióp đỡ.- Xin bả chó.+ Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai…”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt đi”.+ Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão…cũng ra phết chứ chả vừa đâu”.+ Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một ***** mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông cũng chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để “cho nó xơi một bữa…lão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn…”Nhưng ông giáo là người cã tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài:- Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương ***** và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chã, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị.- Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một ngưêi đau chân cã lóc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…” . ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nì giận”.® Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rót ra những kết luận cã tính chiêm nghiệm hết sức đóng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả đã hóa thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời , con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộđịnh hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này.3.Kết bài:-Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống,tình cảm của tác giả.- Suy nghĩ của bản thân em...
25 tháng 12 2017

Có những tác phẩm đọc xong , ta quên ngay, nhưng cũng cỏ những tác phẩm đọc xong, ta bồi hồi xao xuyến như vừa chia biệt một người thân, vừa mất mát một tài sản vô giá, vừa hận lại vừa muốn khóc!! Đó là tâm trạng tôi khi đọc xong " Lão Hạc" của Nam Cao. Lão Hạc đã chết, và bao nhiêu lão Hạc đã chết ? Tôi nào biết, nhưng tôi mãi nhớ Nam Cao và Lão Hạc của Nam Cao!

Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao với tác phẩm "Lão Hạc? của ông đã đưa ra nhiều ý kiến nhìn nhận về lão Hạc để rồi cuối cùng khéo léo đưa ra quan điếm vê cách nhìn nhận đánh giá con người, đồng thời đó cũng là quan đìểm sáng tạo của ông. "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở...". Bằng ngòi bút linh hoạt xuất sắc, cả tác phẩm "Lão Hạc" của ông đâ toát lên quan điểm đó một cách thầm kín mà sâu xa.

Ở bản thân lão Hạc, cái hình thức bên ngoài khá mâu thuẫn với bản chất bên trong của lão. Chính vì vậy, để đạt được một hình ảnh lão Hạc có sức thuyết phục lớn như ngày nay chắc chắn Nam Cao phải có sự đồng cảm sâu sắc với quần chúng lao khổ.

Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều nhìn nhận lão Hạc với một quan điểm riêng. Vợ ông giáo nhìn nhận lão Hạc chỉ từ một hướng. Khỉ ông giáo nói chuyện về lão Hạc, thị gạt phắt đi "Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ. Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ".

Vợ ông giáo hiểu một cách nông cạn về lão Hạc quá! Thị đâu biết rằng, lão để dành tiền lại là để khỏi liên lụy đến hàng xóm sau này khi làm ma cho lão. Bởi lão biết rằng, những người láng giềng cũng nghèo như lão mà thôi. Lão là một con người sống biết lo xa, sống hôm nay mà đã nghĩ ngày mai. Vậy mà vợ ông giáo đã hiểu lão Hạc một cách lầm lẫn, ông giáo rât buồn, nhưng ông không trách vợ "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi ". Rất cụ thể, Nam Cao đưa ra dẫn chứng: "Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?" Đúng vậy, đau chân còn có lúc đỡ, lúc khỏi, chứ cái nghèo đói nó cứ bám riết lấy con người ta. Và ắt hẳn vợ ông giáo "chằng còn nghĩ gì đến ai được nữa; người ta xuất phát vốn là một người tốt - vợ ông giáo cũng vậy nhưng "cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất". Thế đấy, một con người như thế thì làm sao hiểu nổi người khác, nhất là một người phức tạp như lão Hạc.

Cũng như lão Hạc và vợ chồng ông giáo, Binh Tư xuất phát cũng là một người nông dân. Nhưng không chịu nổỉ cuộc sống lương thiện để rồi suốt đời nghèo khổ, Binh Tư đã quay mặt với cái thiện. Từ lâu, Binh Tư đả "vốn không ưa lão Hạc bởi lão lương thiện quá". Khi nhìn nhận về lão Hạc, Nam Cao cũng đã để cho một con người Binh Tư suy nghĩ về lão: "Lão làm bộ đấyỊ Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó". Qua câu nói đầy ẩn ý của Binh Tư, ta tưởng chừng như Binh Tư lại chính là người hiểu lão Hạc. Nhưng trước cái chết của lão Hạc, ta mới thấy Binh Tư đã hiểu về lão Hạc một cách rất sai lệch. Binh Tư vốn là một tên dùng bả chó để ăn trộm cho nên phải chăng hắn nghĩ rằng người ta dùng bả chó chỉ để làm cái việc xấu xa giống hắn. Thế đấy, vẫn với "một cái chân đau", Bỉnh Tư cũng đã nhìn nhận con người chỉ qua hình thức bên ngoài.

Xuyên suốt câu chuyện lả cả một quá trình tìm hiểu lão Hạc của ông giáo. Kết lại câu chuyện cũng là những suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc nói riêng, và cuộc đời bần cùng hóa của người nông dân nói chung.

Ông giáo, nhân vật "tôi" chính là người kể chuyện có những nét rất gần gũi với Nam Cao. Tuy "tôi" không hoàn toàn đồng nhất với Nam Cao nhưng đã phần nào mang hình mẫu của tác giả. Bản thân ông giáo cũng phải có cả một quá trình khám phá để nhận biết lão Hạc. Lúc đầu, ông cho lão Hạc là một con người lẩm cẩm, nói đi nói lại mỗi chuyện con chó và "trong lòng tôi rất dửng dưng". Con chó mà lão thường nhắc đến với một tình cảm hiếm có thì ông giáo cho rằng: "Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu so với tôi quý năm quyển sách của tôi", về sau qua câu chuyện lão Hạc kể, ông giáo cũng đã hiểu thêm phần nào lão Hạc: "Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão". Thế rồi dần dần, sau khi Lão Hạc bán con chó, ông giáo đã hiểu lão Hạc nhiều hơn. Nhìn bộ mặt "cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước" của lão Hạc, ông giáo đã "muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc". Ồng giáo đã có sự đồng cảm, xót xa sâu sắc với lão Hạc và "tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa". Tuy ông giáo mới chỉ dừng lại ờ mức hiểu và thông cảm cho lão Hạc nhưng cũng đã mất đi một thời gian tìm hiểu. Khi thêm một cuộc đối thoại nữa với lão Hạc thì ông giáo đã có một bước nhận thức sâu hơn về lão Hạc, nể phục lão Hạc, nhưng cũng sau cái lần gửi hết tiền và mảnh vườn cho ông giáo, lão Hạc "chỉ ăn khoai", rồi dần dần lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông giáo muốn giúp đỡ lão Hạc nhưng mà sự giúp đỡ đều vô ích bởi "Lão từ chối tất cả những gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần". Đúng vào lúc đó thì cái tin thì thầm của Binh Tư: "Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa, nếu trúng lão với tôi uống rượu" đủ khiến ông giáo cũng phải lầm tưởng: "Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?. Và ông đã phải thốt lên răng: "Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn"...

Nhưng ngay sau đó, trước cái chết của lão Hạc, quan điểm của ông giáo đã khác hẳn: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Tại sao lão Hạc lại phải chọn cái chết tàn khốc như vậy — một cái chết sáng tỏ nhân cách cao thượng, lão đã chọn một cái chết cũng vật vã và thương đau như cuộc đời lão, "chằng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có hai người hiểu "Nhưng nói ra làm gì nữa. Vậy thì cuộc đời này vẫn chẳng đáng buồn làm sao. Bởi sao những ngưởi như lão Hạc không được sống hạnh phúc. Tuổi lão Hạc lẽ ra giờ đây phải được quây quần quanh con cháu hưởng thụ phần cuối của cuộc đời. Vậy mà... lão Hạc ơi, cùng với các nhân vật trong truyện, bây giờ người đọc mới thực sự hiểu nổi lão. Con người lão phức tạp quá! Nhìn hình thức bên ngoài, ta không thể hiểu bản chất bên trong của lão rằng: lão đang nghĩ gì, lão sẽ làm ai? Cũng đã có những người hiểu về lão Hạc một cách nông cạn như thế nhưng đều bởi vì họ có "một cái chân đau. Đây cũng chính là nét đặc sắc trong tác phẩm của Nam Cao. Khác với chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, chị đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn và ai nhìn vào chị cũng thấy đẹp; mỗi nhân vật trong "Lão Hạc? nhìn nhận lão với ý kiến riêng của mình và không phải ý kiến nào cũng tốt đẹp. Nhưng dường như trước cái chết của lão Hạc, mọi người đều đã vỡ lẽ ra, bởi vì "Hình như tấm lòng của Nam Cao muốn viết về con người, cho con người sâu hơn, rộng hơn cái anh đã viết ra." (Kim Lân). Ống quan niệm mỗi con người đều có một góc cạnh, và quả thật trong cuộc sống, con người có những góc cạnh như thế. Cuối cùng, lão Hạc cũng đã chết – chết "vinh" – chết như lão đã từng sống.

Những người nông dân trong trang viết của Nam Cao cũng rất đa dạng, tốt có xấu có. Có những người sống vì người khác không màng danh lợi cho riêng mình như ông giáo. Nhưng cũng có những người vì khổ quá nên "chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa", sống ích kỉ, sống cho riêng mình như vợ ông giáo. Và có cả những người giữa cảnh tranh tối tranh sáng của sã hội đương thời đã phải từ bỏ cái gốc người nông dân, quay mặt với cái thiện như Binh Tư.

"Cái chết dữ dội như con chó dại ấy là cái chết của con người nặng yêu thương, trọng nghĩa tình. Nó khép lại thiên truyện nhưng không đè nặng tim tôi như cái chết Chí Phèo…" Cô giáo Hoàng Thị Phương đã nói thế! Nhưng người viết bài này lại khóc cho Lão Hạc của Nam Cao, muốn làm văn tế lão Hạc và thương tiếc, xót xa cho bao nhiêu người cha Việt Nam mãi mãi!

Thế đấy, cuộc sống xã hội này phức tạp lắm thay. Và để sống giữa một xã hội như thế, ta không thể không "cố mà tìm hiểu những người ở quanh ta". Trải qua thời gian nhưng cùng với tác phẩm "Lão Hạc" của mình, quan điểm của Nam Cao đã trở thành bất hủ, và hình tượng Lão Hạc vẫn còn mãi trong văn học Việt Nam. Tôi ước gì lão Hạc đã được đi cấp cứu, trở về ngôi vườn, ăn cháo của ông bà giáo và đón trai mình trở về nhà!

22 tháng 12 2017

2) nhân vật "tôi" trong tác phẩm lão hạc nghĩ, muốn hiểu được một người, muốn biết họ là người tốt hay xấu thì đều cần phải tìm hiểu, nếu không tìm hiểu thì ta cứ sẽ nghĩ họ là những thứ xấu xa, ngu ngốc,..

em rút ra: đừng nên đánh giá một người khi bạn chưa hiểu rõ con người họ

22 tháng 12 2017

1)

Tham khảo :

Lão Hạc trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng cảm động. Số phận đau thương của một lão nông – lão Hạc một người cha không đủ tiền để cưới vợ cho con. Lão đã phải khóc vì con trai, khi phải xa con, cảm thấy như mất con. Ngày đêm lão mong nhớ đến con, lão ân hận, day dứt, buồn bã, đau đớn tuyệt vọng bởi lão không lo được hạnh phúc cho con để con lão phải phẫn chí đi làm đồn điền cao xu. Và không muốn lạm dụng tiền của con trai thì lão đã chọn đến cái chết, Lão đã chọn cái chết đau đớn, dữ dội, ghê gớm như cái chết của con vật – cậu Vàng – kỉ vật của người con trai. Qua đó ta càng thấm thía lòng thương yêu con sâu sắc của người bố nghèo khổ, xuất phát từ tình yêu thương con âm thầm tha thiết, mãnh liệt mà lớn lao của Lão Hạc, một tình thương đầy lòng vị tha, của đức tính cao cả, giàu lòng tự trọng đáng kính.

5 tháng 11 2016

"Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.

Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán ***** đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.

Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.

Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp ***** là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.


Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của Lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người Lão Hạc. Nhân vật Lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi.


Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với Lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết Lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn”. Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như Lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát.


Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của Lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về Lão Hạc và người nông dân... “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”.


Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương.


Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ.


Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện cho nên ta có cảm giác đây là câu chuyện thật ngoài đời đang ùa vào trang sách. Thông qua nhân vật tôi, Nam Cao đã thể hiện hết Con người bên trong của mình.


Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của Lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu ...


Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc...


Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm.

5 tháng 11 2016

cám ơn chị ạ

 

 Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.Sau khi ở lại và tìm hiểu...
Đọc tiếp

 

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.
Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười : “Chuyến đi như thế nào hả con ?”
– Thật tuyệt vời bố ạ !
– Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy !
– Ô, vâng.
– Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này ?

Đứa bé không ngần ngại:

- Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải treo những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phục vụ người khác. Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tượng bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở nhau…
Đến đây người cha không nói gì cả.

“Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi…” – cậu bé nói thêm.
Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những thứ gì không có. Cũng có những thứ không giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó còn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Xin đừng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.

2
7 tháng 11 2016

Bai van rat hay!haha

28 tháng 4 2020

Âu shịt bét bài văn

Các bạn ơi,giúp mình đọc hiểu và trả lời các câu hỏi này với :Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:– Con thấy chuyến đi thế nào?– Rất tuyệt...
Đọc tiếp

Các bạn ơi,giúp mình đọc hiểu và trả lời các câu hỏi này với :

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:

– Con thấy chuyến đi thế nào?

– Rất tuyệt bố ạ!

Người bố hỏi:

– Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?

– Vâng con thấy rồi ạ!

– Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

Cậu bé trả lời: “Chúng ta có 1 con chó, họ có 4. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có TV, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.”

Người bố không nói lên lời. Cậu bé nói thêm: “Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!”.

Câu Hỏi : 

1 . Câu trả lời của cậu bé có gì độc đáo ? Qua câu trả lời đó ,em hiểu được điều gì ?

2. Tại sao người bố lại không nói nên lời trước suy nghĩ của đứa con ?

3. Hãy nêu nhận thức của em về sự giàu có và nghèo qua câu chuyện trên .

4.Nêu nội dung và bài học nhận thức được từ văn bản trên.

CẢM ƠN MỌI NGƯỜI,AI MÌNH THẤY HAY THÌ MÌNH SẼ TICK Ạ.

3
22 tháng 10 2021

em chịu

18 tháng 11 2021

CHO THÌ CHO GIỐNG TRẮC NGHIỆM IK

TUI TRẢ LỜI CHO

Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có...
Đọc tiếp
Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật chính nào? A. Ốc sên con và ốc sên mẹ B. Ốc sên con và giun đất C. Ốc sên mẹ và chị sâu róm D. Chị sâu róm và giun đất Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự kết hợp miêu tả Câu 3. Từ nào trong câu: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.” là không từ ghép? A. Bầu trời B. Lòng đất C. Bảo vệ D. Che chở Câu 4. Từ nào trong câu: “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” là động từ A. Chúng ta B. Có C. Cái D. Bình Câu 5. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 6. Biện pháp tu từ cơ bản được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Điệp ngữ Câu 7. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? A. Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật. B. Nhấn mạnh vào sự vật được nói đến. C. Làm cho sự vật được đầy đủ, trọn vẹn hơn. D. Làm cho sự vật sinh động, trở nên gần gũi với con người hơn. Câu 8. Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản? A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Trích dẫn lời của tờ báo D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 9. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? A. Vì Óc sên không được chui vào lòng đất. B. Vì Ốc sên con sắp phải xa mẹ. C. Vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng. D. Vì Ốc sên không được hóa thành bướm bay lên bầu trời. Câu 10. Cụm từ nào dưới đây là cụm danh từ? A. Cái bình vừa nặng vừa cứng B. Chui xuống đất C. Dựa vào chính bản thân chúng ta D. Có cái bình II. Tự luận Câu 1. Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? Câu 2. Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 3. Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì?
1
10 tháng 12 2021

Viết tách ra hộ cái

31 tháng 1 2021

“Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc, mẹ yêu thương con hơn yêu cuộc sống”

Mỗi lần nghe lời bài hát em chỉ muốn chạy thật nhanh đến bên mẹ ôm chầm lấy mẹ, thơm lên má lên trán mẹ, cảm ơn mẹ đã sinh ra và yêu thương em.

Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ như ngoài hai mươi. Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn như da em bé. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Ai cũng bảo em có đôi mắt rất giống mẹ khiến em rất tự hào. Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi.

Mỗi khi mẹ cười, hàm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp. Mẹ thích để tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung. Thường thì mẹ nội trợ ở nhà, mẹ mặc một bộ đồ ở nhà rất đơn giản, đến khi đi tiệc mẹ hay thích mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Mẹ bảo mẹ rất thích hai màu này nên quần áo của mẹ đa phần đều là màu như vậy. Mẹ em nấu ăn rất ngon, bố luôn nói là bố thích về nhà ăn hơn là ăn với khách ở bên ngoài vì đồ mà mẹ nấu còn ngon hơn ở nhà hàng.

Bữa sáng mẹ cũng dậy sớm để chuẩn bị cho cả nhà để cả nhà có một bữa dinh dưỡng nạp năng lượng cho ngày mới. Thỉnh thoảng, khi rảnh rỗi, mẹ còn dạy em biết cách nấu ăn nhưng có lẽ còn phải học nhiều em mới nấu được ngon như mẹ. Ở lớp em có cô giáo dạy bảo học hành, ở nhà, ẹm chính là cô giáo của em. Mẹ có một giọng nói dịu dàng truyền cảm, mỗi khi mẹ dạy em đọc bài em đều cảm thấy rất thích thú vì mỗi bài đọc qua giọng đọc của mẹ đều trở nên hay về dễ hiểu lạ thường làm cho em bị cuốn vào bài giảng ngay lập tức.

Đôi tay mẹ mũm mĩm, trắng ngần với những ngón tay búp măng. Đôi bàn tay ấy đã ân cần chải tóc cho em mỗi ngày, cầm tay em dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn,…Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, thanh xuân của mẹ đã dồn hết cho em, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng.

Em rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.

Em tham khảo :

 

Đi khắp thế gian ko ai tốt bằng mẹ 

Gánh nặng cuộc đời ko ai khổ bằng cha 

Nước biển mênh mông ko đong đầy tình mẹ 

Mây trời lồng lộng phủ kín công cha .

Trên cuộc đời này ai ai cũng được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ hay những lời dạy dỗ chăm sóc của cha và lời ru ầu ơ ... dịu ngọt của bà .Tôi cũng vậy , mẹ là người quan tâm , chia sẻ với tôi như một người bạn thân thiết , dành hết tình cảm cho con của mình . Đối với tôi , mẹ là người tuyệt vời nhất trong lòng tôi . 

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi . Tuy cái tuổi ấy ko còn trẻ trung như trước nữa nhưng mẹ vẫn là người xinh đẹp và duyên dáng nhất . Trong gia đình , mẹ là người quán xuyến hết mọi công việc nhà đến nổi mẹ ko có thời gian nghỉ ngơi nhưng ko bao giời mẹ than vãn dù chỉ một lời .

Mẹ tôi có thân hình cân đối , dáng người ko cao lắm . Làn da ko còn trắng trẻo nữa mà đã ngăm ngăm đen vì mẹ đã nuôi tôi khôn lớn trưởng thành . Trên khuôn mặt phúc hậu , để lộ vần tráng cao cho biết dự thông minh , nhanh nhẹn , tháo vát . Đôi mắt to hiền dịu chính là đặc điểm nổi bật nhất trên khuôn mặt . Nó luôn nhìn tôi với tất cả tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ đã dành cho tặng cho tôi . Ẩn sau trên khóe mi cong vuốt ấy là những âu lo , phiền muộn luôn nghĩ về con cái . Mũi mẹ cao thẳng là mũi cao cọc dừa . Đôi môi căng mọng ko bao giời dùng son mà vẫn tươi như một đóa hoa hồng rực rỡ . Mỗi khi mẹ cười hầm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp . Bàn tay ấy , luôn dẫn giắc chúng tôi từ những bước đi chập chững đầu đời , chứa chan tình thương bao la rộng lớn . Mỗi khi rãnh rỗi tôi thường rửa tay cho mẹ bằng nước ấm , nhìn kĩ thấy những vết nức nẻ , chai sạm thậm chí là những vết bầm chưa khỏi . Mẹ có mái tóc ngắn mái màu hạt dẻ . Tôi rất thích sờ lên mái tóc của mẹ hay hít mùi hương quen thuộc . Đó là mùi hương thơm thoang thoãng , dịu nhẹ . Sở thích của mẹ chính là mang những bộ áo đơn giản giúp mẹ làm việc dễ dàng và thuận lợi . Đến tiệc , váy xanh hoặc áo rin đen là mẹ thích mang nhất .

Mẹ là người rất tốt bụng và biết cánh ăn nói . Mẹ luôn làm diều tốt dành hết tình cảm cho con của mình nhưng ko vì thế mẹ ko nghiêm khắc với chúng tôi . Mỗi khi có quà biếu từ que lên , mẹ luôn chia sẽ cho bà con làng xóm , mẹ nói rằng '' Chúng ta ko được nên ích kỉ mà phải chia ngọt sẻ bùi cho nhau thì chúng ta mới làm người tốt trong cuộc sống '' Mẹ luôn quan tâm yêu thương chị em tôi , mỗi tối mẹ thường ngồi bên cạnh chỉ cho tôi bài tập từng li từng tí . Đôi mắt ấy như đưa con chữ vào đầu vào đầu tôi . Những nét chữ nắn nót , tỉ mỉ được ghi trên vở như chính bản thân của mẹ . Qủa thật đúng vậy nét chữ , nét người '' Tôi sẽ luôn cố gắng viết chữ thật đẹp để được giống mẹ của mình . Mẹ có một lối sống vô cùng phổ biến chính là chính là chỉnh chu  và rất ưa sạch sẽ . Mỗi khi có ai đến tham hay đến chơi mẹ thường dọn dẹp rất gọn gàng đến nổi còn ko dính một chút bụi nào cả . Hể có rác trên bàn tôi , mẹ thường nhắc nhở và tìm những mẹo hay giúp gia đình mình luôn luôn sạch sẽ .

Mẹ tôi là người tuyệt vời nhất . Tôi rất tự hào vì là con của mẹ . Trong trái tim mẹ như một cô tiên giáng trần xuống để chăm sóc và che trở tôi . Tôi xin tự hứa sẽ học thật giỏi , để mai sau xây dụng đất nước như lời dạy của mẹ .