BÀI TẬP 1: Cho đoạn văn sau: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn(2) đến tận những làng xa tít. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái(3), những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm” a.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? b. Nhận xét cảnh thiên...
Đọc tiếp
BÀI TẬP 1: Cho đoạn văn sau:
“Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn(2) đến tận những làng xa tít. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái(3), những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm”
a.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
b. Nhận xét cảnh thiên nhiên được miêu tả qua đoạn văn trên?
BÀI TẬP 2: Cho đoạn văn: “Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sẵn đẫ săn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá đứng chảy đứt đuôi rắn(6). Dượng Hương Thư(7) đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã căm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp ch chú Hai và thằng Cù Lao(8) phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dương Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, Thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước(9).
a. Khung cảnh thiên nhiên ở đây hiện ra khác hẳn với quang cảnh ở đoạn trên.
b. Em hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả thiên nhiên khi vượt thác và nhận xét thiên nhiên ở đây?
BÀI TẬP 3: Cho đoạn văn sau: “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.”
a. Chỉ ra các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nghệ thuật so sánh đó?
b. Hãy viết chuỗi khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh dượng Hương Thư. Trong đoạn văn có sử dụng một biện pháp nhân hóa . ( gạch chân và ghi chú thích )