Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ếch ngồi đáy giếng giống con hổ có nghĩa là .Câu chuyện mang tính nhân văn có tính chất khuyên nhủ,răn dạy con người về đạo đức,cách nhìn nhận,...để con người học hỏi và trở thành 1 người tốt trong tương lai
BPTT: so sánh
Tác dụng: Làm cho câu văn thêm sinh động
Cho thấy sự ngông nghênh của ếch và nó đã phải trả giá, ở đây tác giả muốn ẩn dụ phê phán những kẻ không coi ai ra gì, coi trời bằng vung.
Giống nhau : Đều là loại truyện dân gian
Khác nhau : Khác về nội dung
#Huyen#
GIỐNG NHAU : đều thuộc thể loại truyện dân gian , đều có chi tiết tưởng tượng kì ảo
KHÁC NHAU : truyện thạch sanh thể loại truyện cổ tích
truyện thánh gióng thể loại truyện truyền thuyết
CHÚC BẠN HOK TỐT
Ếch khi ở trong giếng:
Không gian trong giếng chật hẹp, không thay đổi
Cuộc sống nơi đó đơn giản, nhỏ bé.
Tự thấy mình oai phong to lớn hơn cả bầu trời.
Ếch là kẻ hiểu biết nông cạn, nhưng lại huênh hoang.
Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.
+ Môi trường sống khi ở trong giếng: chật hẹp, xung quanh ếch cũng chỉ có những con vật nhỏ bé.
Môi trường sống khi ra ngoài: vô cùng rộng lớn.
+ Cách ra ngoài giếng là ý muốn khách quan của ếch.
+ Vì khi ở trong giếng rất chật hẹp, những con vật xung quanh ếch lại nhỏ bé nên chúng rất sợ ếch nên ếch nghĩ mình là một vị chúa tể. Và khi ra ngoài ếch vẫn giữ thói huênh hoang, kiêu ngạo đó.
+ Ếch chuốt lấy hậu quả: Ếch bị trâu giẫm bẹp.
+ Em rút ra bài học:
- Trong cuộc sống và trong học tập không được huênh hoang, kiêu ngạo, chủ quan, cần phải khiêm tốn.
- Phải học tập để mở rộng tầm hiểu biết.
- Không được coi thường người khác.
- Cần phải thích nghi với môi trường sống.
+ Em có nhận xét rằng cuộc sống của chú ếch quá chật hẹp, chỉ gói gọn trong cái giếng nhỏ bé. Vì vậy, ếch chỉ có được vốn hiểu biết cạn hẹp, dẫn đến thái độ coi thường người khác. Kết quả là chú bị trâu giẫm bẹp.
+ Vì ếch chỉ có thể ngắm bầu trời qua miệng giếng nhỏ nên nó tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung.
Mọi loài vật sống xung quanh nó đều nhỏ bé, mỗi khi ếch đi qua, chúng đều rất sợ hãi, Vì vậy ếch tưởng rằng mình oai như một vị chúa tể.
+ Qua đó cho thấy ếch chỉ biết được những điều mà nó thấy được trong cái giếng nhỏ hẹp, còn khi ra ngoài nó lại không biết gì cả.
Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.
Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?
Trong cuộc sống, ai ai cũng gặp vài ba tình huống đáng cười. Riêng tôi, tôi đã gặp không dưới chục lần những chuyện có thể cười cả ngày. Nhưng có một lần, tôi gặp một tình huống cười ra nước mắt!
Gia đình cậu tôi có thể nói là đông con. Các bạn biết rằng, ở quê tôi người ta rất coi trọng con trai, nếu chưa có con trai họ cứ sinh con cho đến khi nào có được một cậu “quý tử” mới thôi. Biết là sinh quá nhiều sẽ không phù hợp với quy định của nhà nước nhưng “phép vua thua lệ làng” biết làm sao đây? Gia đình cậu tôi cũng thế. Cậu đã có ba đứa con gái, đứa nào cũng xinh xắn, học giỏi, ngoan ngoãn nhưng vì chưa có con trai nên cả nhà ai cũng thấy chưa hài lòng. Cách đây nửa năm, mợ tôi sinh một em trai, cả họ nhà tôi mừng lắm!
Thỉnh thoảng, tôi vẫn vào trông em cho cậu. Nhà cậu có một chiếc võng để dỗ trẻ em. Nhưng thật không may, tôi không thể ngồi được võng. Các bạn biết đấy, những người say tàu xe nếu ngồi võng sẽ thấy rất chóng mặt. Vậy là dù thăng bé có khóc toáng lên, tôi vẫn phải ôm nó mà nhún nhẩy dỗ dành. Thêm nữa, em vốn quen năm võng rồi, đặt xuống giường một lúc là nó khóc toáng lên! Chẳng biết làm sao nữa, vậy là dù nó thức hay ngủ, tôi vẫn phải ôm nó khư khư trên tay!
Một hôm, tôi vào trông em cho mợ. Sáng hôm ấy cậu tôi không ra đồng mà ở nhà sửa lại cái cánh cửa. Chiều hôm ấy, tôi có bài kiểm tra tiếng Việt nên vừa trông em vừa nhẩm bài. Thằng bé con đang ngủ ngon lành trên tay tôi, còn tôi đang nhăn trán nhớ lại mấy câu thành ngữ. Đột nhiên, cậu chặt chát một cái vào miếng gỗ, thằng bé giật mình khóc thét. Tôi vẫn đang nhẩm lại câu thành ngữ thấy vậy cũng giật mình nói to lên: “Quýt làm cam chịu!”. Ôi thôi! Thế là cậu tôi quay sang trừng mắt nhìn tôi:
Mày không bế thì thôi, bảo cậu một tiếng cậu nhờ người khác. Con cậu đẻ thì mấy đứa cậu cũng nuôi được không khiến mày nói vào. Đi học mới được tí chữ đã về nói kháy cậu mợ!
Thế là trong khi tôi còn sững người chưa hiểu cậu nói gì thì cậu đã ôm lấy thằng bé con. Trời ạ! Vậy hoá ra, cậu nghĩ tôi nói câu ấy là có hàm ý bảo cậu sinh nhiều con để tôi phải bế chúng nó vất vả, khổ sở. Nào tôi có ý ấy, sự vô tình trùng hợp giữa câu nói trong bài học với hoàn cảnh thực tế đã khiến cậu hiểu nhầm tôi. Nhưng liệu cậu có tin đó chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp? Tôi đau khổ, vừa buồn cười vừa ấm ức nhưng vẫn phải cố lấy bộ mặt ăn năn nhất ra xin lỗi cậu.
Tôi biết mình không chủ động gây lỗi trong chuyện này nhưng rõ ràng tôi đã vô ý mà khiến cậu thấy bị xúc phạm. Lần sau, tôi sẽ phải cẩn thận hơn trong mọi tình huống, nhất là cẩn thận với lời nói của mình. Tôi giật mình nhớ đến lời của ai đó đã nói: Một câu nói có thể giết chết một con người!
Câu 1:
+) Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta
+) Thùng rỗng kêu to
Câu 2:
Bài học đc rút ra là không lên ngạo mạn, kiêu căng trong suốt hoàn cảnh nào
sai đề hả bn
..
hì
gì cũng khác