K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2018

Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu ... mọi phép thần thông): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.

- Đoạn 2 (tiếp ... bị bắt hạ ngục): Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.

- Đoạn 3 (phần còn lại): Phơi bày tội Lí Thông, Thạch Sanh cưới công chúa và lui yên quân lính chư hầu.

K nhé?

29 tháng 9 2018

a/ Mở truyện: Giới thiệu nguồn gốc, lai lịch của nhân vật chính(TS) 

b/ Thân truyện: Có thể chia thành nhiều chặng. 

+ Thạch Sanh kết nghĩa anh em cùng Lý Thông. 

+ Thạch Sanh diệt chằng tinh bị Lý Thông cướp công. 

+ Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa bị Lý Thông cướp công. 

+ Thạch Sanh cứu thái tử con vua Thuỷ Tề. 

+Thạch Sanh bị vu oan vào tù và được giải oan. 

+ Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu. 

c/ Kết truyện: Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi.

12 tháng 9 2021

Sorry bạn nha mik học lớp 5 à nên ko bik bài lớp 6 sorrybff của tui nhìu lắm tui muốn giúp bà lắm nhưng ko được

23 tháng 10 2019

Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

8 tháng 10 2018

bố cục: 3 phần

Phần mở truyện:sự ra đời của Thạch Sanh

phần thân truyện:chiến công của Thạch Sanh

phần kết chuyện:kết thúc truyện

29 tháng 9 2020

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

29 tháng 9 2020

Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác mang Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Nhận ra Lý Thông hại mình, chàng chỉ xin một cây đàn rồi trở về gốc đa quy ẩn. Chàng và công chúa kết hôn, các nước chư hầu cùng thán phục tài năng của chàng.Thạch Sanh tự cứu mình và cứu con vua Thủy Tề cũng bị giam dưới đó, được vua trả ơn, chàng chỉ nhận 1 niêu cơm và 1 cây đàn. Bị hồn của chăn tinh và đại bàng vu oan tội trộm vàng, Thạch Sanh bị nhốt vào ngục. Tiếng đàn của Thạch Sanh đã chữa bệnh câm cho công chúa, chàng được minh oan và được vua gả công chúa cho. Mẹ con Lý Thông bị Trời trừng phạt, biến thành kiếp con bọ hung. Nhờ niêu cơm ăn mãi không hết và tiếng đàn thần kì, Thạch Sanh đã chiến thắng và thu phục 18 nước chư hầu.

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cảm xúc của em khi nghĩ về một người bạn thân: yêu mến, gần gũi, thân thiết, ….

- Điều khiến em và bạn trở thành đôi bạn thân là: cùng có chung sở thích, hay giúp đỡ nhau trong học tập, …

Câu 2 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Em và bạn quen nhau khi mới vào lớp 1, ngồi cùng bàn với nhau. 

- Hoặc em và bạn gặp nhau trong thư viện của trường, cùng đọc chung một cuốn sách yêu thích. 

- Hoặc trên đường về xe em bị hỏng, bạn giúp em đưa xe đến tiệm sửa chữa….

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Theo dõi: Những lời đối thoại giữa hoàng tử bé và cáo.  

+ Xin chào - Xin chào. 

+ Mình ở đây,.. dưới cây táo. 

+ Bạn là ai? … Bạn dễ thương quá - Mình là cáo. 

+ Lại đây chơi với mình đi … Mình buồn quá… - Mình không thể chơi với bạn được… Mình chưa được cảm hóa. 

2. Theo dõi: Chú ý từ “cảm hóa” mỗi khi nó xuất hiện. 

- Cảm hóa: dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà nghe theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực. 

3. Theo dõi: Cảm nhận khác nhau của cáo về tiếng những bước chân và về cánh đồng lúa mì. 

- Cảm nhận của cáo: 

+ Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc. 

+ Lúa mì chả có ích gì cho mình. Những đồng lúa mì chẳng gợi nhớ gì cho mình cả… Nhưng bạn có mái tóc vàng óng…. Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thấy thích tiếng gió trên đồng lúa mì… 

4. Theo dõi: Cáo đã chỉ cho hoàng tử bé cách “cảm hóa” mình như thế nào? 

- Cách “cảm hóa”: 

+ Cần phải rất kiên nhẫn. 

+ Trước tiên bạn ngồi xa mình một chút, như thế, trên cỏ. Mình sẽ liếc nhìn bạn còn bạn thì không nói gì cả. Lời nói là nguồn gốc của mọi sự hiểu lầm. Nhưng mỗi ngày, bạn có thể ngồi xích lại gần hơn. 

5. Theo dõi: Điều gì khiến những bông hồng trên Trái Đất và bông hồng của hoàng tử bé khác hẳn nhau? 

- Vì những bông hồng trên Trái Đất chẳng ai cảm hóa và cũng chẳng cảm hóa ai. 

6. Theo dõi: Hoàng tử bé đã nhắc lại lời nói nào của cáo. 

- Hoàng tử bé nhắc lại những lời của cáo: 

+ Đấy là bí mật của mình. Rất đơn giản: người ta chỉ thấy rõ với trái tim. Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần. 

Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần – hoàng tử bé lặp lại để cho nhớ. 

+ Chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn đã khiến bông hồng của bạn trở nên quan trọng đến thế. 

Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình … - Hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ. 

+ Bạn có trách nhiệm mãi mãi với những gì bạn đã cảm hóa. Bạn có trách nhiệm với bông hồng của bạn… 

Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình… - Hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ. 

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Đoạn trích thuộc chương XXI kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên Trái Đất. Cuộc gặp gỡ này đã mang đến cho cả hai những món quà quý giá. Qua đó giúp ta cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn, có ý thức về trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương. 

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Lai lịch của hoàng tử bé và bối cảnh cuộc gặp gỡ giữa cậu với con cáo: Hai nhân vật đều đang cô đơn, buồn bã. 

+ Hoàng tử bé từ một hành tinh khác vừa đặt chân tới Trái Đất đã phải đối diện với nỗi thất vọng, đau khổ khi ngỡ rằng bông hồng của cậu không phải là duy nhất; 

+ Cáo thì đang bị săn đuổi, sợ hãi, chạy trốn con người, … 

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Trong đoạn trích, từ “cảm hóa” xuất hiện 15 lần.

- Qua lời giải thích của cáo: 

+ “cảm hóa” là “làm cho gần gũi hơn” : có nghĩa là kết nối tình cảm, là dành thời gian tìm hiểu về nhau, kiên nhẫn làm thân với nhau. (Cần phải rất kiên nhân – con cáo trả lời. – Trước tiên bạn ngồi xa mình một chút, như thế, trên cỏ. Mình sẽ liếc nhìn bạn còn bạn thì không nói gì cả… Nhưng mỗi ngày, bạn có thể ngồi xích lại gần hơn…) 

+ Khi chưa cảm hóa nhau, hoàng tử bé và cáo chỉ là những kẻ xa lạ, chẳng cần gì đến nhau (Bạn đối với mình mới chỉ là một cậu bé giống như cả trăm nghìn cậu bé. Và mình không cần đến bạn. Còn bạn cũng chẳng cần gì đến mình.); nhưng khi hoàng tử bé cảm hóa cáo thì “tụi mình sẽ cần đến nhau”, và mỗi người sẽ trở thành “duy nhất trên đời”, ….

→ Ý nghĩa từ “cảm hóa” trong văn cảnh: 

+ “cảm hóa” chính là kết bạn, là tạo dựng những mối liên hệ gần gũi, gắn kết tình cảm để biết quan tâm, gắn bó và cần đến nhau. 

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cáo thiết tha mong được kết bạn với hoàng tử bé vì: 

+ Hoàng tử bé cư xử với cáo rất lịch sự, thân thiện – khác với nhiều người trên Trái Đất vẫn coi cáo là con vật xấu tính, tinh ranh, gian xảo. 

+ Cái nhìn của hoàng tử bé thơ ngây, trong sáng, luôn tin cậy và hướng tới phần đẹp đẽ, tốt lành; không bị giới hạn bởi định kiến, hoài nghi… Cậu nhìn cáo bằng đôi mắt hồn nhiên, đầy thiện cảm: “Bạn là ai? Bạn dễ thương quá”. 

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Khi chưa có bạn, cáo sống trong tâm trạng buồn tẻ, quẩn quanh, sợ hãi: “Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau, mọi con người đều giống nhau”. Nhìn cánh đồng lúa mì, cáo chỉ thấy “buồn chán”, tiếng bước chân người chỉ khiến cáo “trốn vào lòng đất”… Nhưng nếu được kết bạn với hoàng tử bé, mọi thứ sẽ thay đổi: “tiếng bước chân bạn sẽ vang lên như tiếng nhạc gọi cáo ra khỏi hang”; “cánh đồng lúa mì sẽ hóa thân thương, ấm áp với cái màu vàng óng như màu tóc bạn…”. 

→ Tình bạn sẽ khiến cho cuộc đời cáo trở nên tươi sáng, đẹp đẽ, tràn đầy hạnh phúc như thể được chiếu sáng. 

- Ý nghĩa của tình bạn: Không có sự gắn bó, niềm yêu thương thì mọi người, mọi vật trong thế giới này sẽ hóa thành nhạt nhẽo, vô nghĩa, “ai cũng giống ai”… 

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cảm xúc của cáo khi chia tay hoàng tử bé: 

+ Mình sẽ khóc mất→ buồn bã.

+ Nhưng cáo sẽ không hối tiếc vì nhờ có tình bạn với hoàng tử bé, cáo sẽ không còn cô đơn, không còn thấy đời mình chỉ có buồn tẻ, sợ hãi. Thế giới xung quanh cáo không còn “buồn quá” mà trở nên rực rỡ, tỏa sáng, ấm áp và rộng mở đáng yêu: Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thấy thích tiếng gió trên đồng lúa mì…. 

Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Hoàng tử bé nhắc lại những lời của cáo: 

+ Đấy là bí mật của mình. Rất đơn giản: người ta chỉ thấy rõ với trái tim. Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần. 

Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần – hoàng tử bé lặp lại để cho nhớ. 

+ Chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn đã khiến bông hồng của bạn trở nên quan trọng đến thế. 

Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình … - Hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ. 

+ Bạn có trách nhiệm mãi mãi với những gì bạn đã cảm hóa. Bạn có trách nhiệm với bông hồng của bạn… 

Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình… - Hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ. 

- Câu nói chứa đựng “bí mật” mà cáo dành tặng cho hoàng tử bé sử dụng hình ảnh ẩn dụ và mang ý nghĩa triết lí: Con người cần phải biết nhìn nhận, đánh giá mọi thứ bằng tình yêu và sự tin tưởng, thấu hiểu. Chỉ khi “nhìn bằng trái tim”, con người mới nhận ra và biết trân trọng, gìn giữ những điều đẹp đẽ, quý giá…. Đó cũng là bí mật của tình yêu làm nên sự kết nối giữa con người với con người, con người với vạn vật. 

Câu 7 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cáo chia sẻ nhiều bài học về tình bạn như: 

+ Bài học về cách kết bạn: Cần thân thiện, kiên nhẫn, dành thời gian để “cảm hóa” nhau; về ý nghĩa của tình bạn: mang đến cho con người niềm vui, hạnh phúc; khiến cho cuộc sống trở nên phong phú, đẹp đẽ hơn. 

+ Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá và trách nhiệm đối với bạn bè: biết “thấy rõ với trái tim”, biết quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, bảo vệ…. 

Câu 8 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cáo cũng là một nhân vật của truyện đồng thoại vì: nó cũng có cử chỉ, hành động, ngôn ngữ nói năng, cảm xúc, suy nghĩ… giống như con người. Nó vừa mang những đặc tính vốn có của loài cáo lại vừa mang những đặc điểm của con người. 

12 tháng 9 2021
I. Tìm hiểu chung 

1. Tác giả

Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri (1900 - 1944)

- Là nhà văn lớn người Pháp.

- Là phi công và từng tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Các đề tài của ông lấy đề tài, cảm hứng từ những chuyến bay và cuộc sống của người phi công.

- Ngòi bút đậm chất trữ tình, trong trẻo, giàu cảm hứng lãng mạn. 

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích Hoàng tử bé, tác phẩm nổi tiếng nhất của Ê-xu-pe-ri.

- Thể loại: Truyện đồng thoại.

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

II. Đọc hiểu văn bản 

1. Cuộc gặp gỡ của hoàng tử bé và con cáo.

a) Hoàng tử bé

- Xuất thân: Đến từ một hành tinh khác. Một hành tinh không có thợ săn, không có gà... → "Chẳng có gì là hoàn hảo".

- Mục đích xuất hiện tại Trái Đất: Đi tìm con người, tìm bạn bè. → Tìm những bản thể giống mình, tìm tình bạn đích thực.

- Tâm trạng hiện tại: Mình buồn quá. → Buồn vì bông hồng của hoàng tử không phải duy nhất.

- Tâm trạng sau khi "cảm hóa":

+ Nhận ra ý nghĩa của "bông hồng", của những vật đã được mình "cảm hóa" và những vật đã "cảm hóa" mình.

+ Tự căn dặn bản thân, lặp lại để cho nhớ những lời dặn dò của con cáo với hoàng tử bé: chú trong lời nói của trái tim, có tinh thần trách nhiệm. 

b) Con cáo

- Xuất thân: Ở Trái Đất.

- Mục đích: Muốn được hoàng tử bé "cảm hóa".

- Tâm trạng hiện tại: 

+ Suy nghĩ về con người: phiền toái (có súng và đi săn), việc được nhất là nuôi gà. → Con người vừa đem lại lợi ích vừa là mối đe dọa với cáo.

+ Thấy trên thế giới có đủ thứ chuyện.

+ Buồn, "thở dài" khi "chẳng có gì là hoàn hảo".

+ Chán nản vì cuộc sống đơn điệu: Cáo săn gà, người săn cáo. Mọi con gà giống nhau, mọi con người giống nhau, không ai "cảm hóa" cáo.

→ Mong cầu được "cảm hóa": "Bạn làm ơn... cảm hóa mình đi!".

- Sau khi đã được "cảm hóa":

+ Buồn bã, khóc khi phải rời xa một người bạn "Mình sẽ khóc mất", "Mình được chứ bởi vì còn có màu lúa mì.". → Từ một vật không có ý nghĩa gì nay lại có ý nghĩa.

+ Nhắc nhở hoàng tử bé phải chú trọng vào tình cảm để cảm nhận, phải có trách nhiệm.

➩ Con cáo được nhân cách hóa như một con người, người bạn. 

➩ Hình ảnh con người đi kiếm tìm ý nghĩa tình bạn.

2. Những ý nghĩa gợi ra từ cuộc gặp gỡ

- "Trên Trái Đất người ta thấy đủ thứ chuyện.".

- "Chẳng có gì là hoàn hảo.".

- Mối quan hệ giữa "Cảm hóa" và tình bạn:

+ "Cảm hóa" xuất hiện 13 lần trong bài, lặp đi lặp lại. → Vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập trong đoạn trích.

+ Đó là thứ đã "bị lãng quên lâu lắm rồi". → Xã hội ngày càng trở nên thiếu vắng những tình bạn đích thực.

+ "Cảm hóa" là "làm cho gần gũi hơn...".

→ Tình bạn được xây dựng trên "cảm hóa". 

  • Cáo chưa chơi được với hoàng tử bé vì chưa được cảm hóa.
  • Nếu được cảm hóa thì sẽ đến với nhau. Hoàng tử bé đối với cáo sẽ là duy nhất trên đời và ngược lại.

+ Cách thức cảm hóa: Cần phải kiên nhẫn, mỗi ngày lặng lẽ xích lại gần vì lời nói là nguồn gốc mọi sự hiểu lầm.

+ Ý nghĩa của "cảm hóa":

* Đối với cáo:

  • Khi được cảm hóa thì cáo sẽ được "chiếu sáng", biết thêm một tiếng chân khác khiến cáo chui ra khỏi hang chứ không còn trốn vào lòng đất.
  • Sau khi được cảm hóa thì lúa mì vốn chẳng có ích gì cho cáo sẽ là thứ gợi đến hoàng tử bé mỗi khi thấy nó.
  • Mặc dù khi chia tay rất buồn nhưng vẫn có được nhiều thứ.

* Đối với hoàng tử bé:

  • Bắt đầu nhận ra vấn đề: Một bông hồng đã cảm hóa mình.
  • Khi thăm lại vườn hồng, cảm thấy bông hoa của mình là duy nhất bởi vì "Chẳng ai cảm hóa các bạn và các bạn chẳng cảm hóa ai".
  • "Người ta chỉ thấy rõ với trái tim. Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần.". → Đôi khi con người sẽ lạc lối, sa vào những gì đẹp đẽ mình nhìn thấy trước mắt. Tuy nhiên thứ cốt lõi phải được cảm nhận bằng trái tim chứ không phải đôi mắt.
  • Thời gian mà bạn bỏ ra cho một thứ sẽ khiến thứ đó trở nên quan trọng với bạn.
  • Phải có trách nhiệm mãi mãi với những gì đã cảm hóa (tức là có trách nhiệm với tình bạn).

➩ Ý nghĩa của cuộc đời, tình bạn đích thực.

* Nghệ thuật:

+ Điệp từ, điệp ngữ.

+ Nhân hóa con cáo.

+ Ẩn dụ: hoa hồng.

III. Tổng kết 

1. Nội dung

Nếu cậu muốn có một người bạn là đoạn trích nói lên ý nghĩa và cách thức chân chính để nhìn nhận một tình bạn. Câu chuyện xoanh quanh hoàng tử bé và con cáo cùng định nghĩa về "cảm hóa". Từ đó nêu ra những bài học cuộc đời cho độc giả.

2. Nghệ thuật

Tác giả đã nhân cách hóa thành công nhân vật con cáo phù hợp với thể loại truyện đồng thoại. Bên cạnh đó sử dụng ngôi kể thứ nhất chân thực, những ẩn dụ tinh tế và lối kể gần gũi, hấp dẫn.

24 tháng 9 2018

Bài Thạch Sanh được chia làm 2 phần

Phần 1: Từ đầu đến cậu con trai

=> Sự sinh ra thần kì của Thạch Sanh

Phần 2: Tiếp đến hết

=> Những thử thách nguy hiểm và công lao của Thạch Sanh

24 tháng 9 2018

Không có chi

Câu này cũng dễ mà bạnok

29 tháng 9 2016

Bài Thánh Gióng:

a)Chủ đề:Gióng là con của người nông dân lương thiện: Gióng gần gũi với mọi người; Gióng là người anh hùng của nhân dân. b)- Từ đầu đến “nằm đấy”: sự ra đời của Gióng.      - Tiếp đến “những việc chú bé dặn”: Gióng đòi đi đánh giặc.      - Tiếp đến “giết giặc cứu nước”: Gióng được nuôi lớn để đánh giặc.      - Tiếp đến hết: Gióng đánh thắng giặc và trở về trời. c)Có thể đặt tên khác ví dụ:Người anh hùng làng Gióng chẳng hạnSo sánh:Tên troóc hay hơn vì nó nói lên được nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn tên mới đặt