K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2021

Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã miêu tả rất thành công và chân thực hình ảnh của những người dân làng chài quê ông. Thật vậy, qua hình ảnh của những người dân lao động, nhà thơ Tế Hanh còn đồng thời bộc lộ những tình cảm của mình đối với người dân cũng như làng chài quê hương. Đầu tiên, nhà thơ đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài:"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Người đọc cũng thấy được tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Những từ như "phăng, mạnh mẽ, vượt" thể hiện được sức vóc phi thường của những người dân chài bình dị, siêng năng và yêu lao động. Thứ hai, hình ảnh những người dân làng chài lại một lần nữa được thể hiện ở những câu thơ miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Trong khung cảnh bình dị, no ấm của người dân, hình ảnh những người dân chài bình dị hiện lên. Hình ảnh gợi tả giàu sức biểu cảm "làn da ngăm rám nắng", "thân hình nồng thở vị xa xăm". Người đọc dường như thấy được sự chăm chỉ làm lụng cũng như tình yêu biển, tình yêu lao động của những người dân bám biển siêng năng. Xen lẫn những sự vất vả, họ hàng ngày vẫn bám biển vì miếng cơm manh áo và vì những thứ "xa xăm" trong đời sống tinh thần của họ. Chao ôi, những thứ xa xăm đó chính là tình yêu của họ dành cho biển cả, gia đình và quê hương! Tóm lại, qua bài thơ Quê hương, tác giả Tế Hanh đã miêu tả rất thành công hình ảnh của những người dân làng chài chăm chỉ làm lụng và có tình yêu lao động đáng khâm phục.

17 tháng 3 2021

ý kiến nào em?

27 tháng 12 2021

Đôn-ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn. Người lão gầy gò, cao lênh khênh, đang ở độ tuổi năm mươi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, mạo hiểm, đàu óc ngày càng trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão huyền. Lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp đất nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời.
     "Chết nhưng cái nết không chừa" bị thảm bại nhục nhã trước những chiếc cối xoay gió mà vẫn còn khoát lác, trước lời an ủi của giám mã, ĐKHT đã chỉ cho anh kéo lừa biết rằng cái nghề cung kiếm thường biến hóa khôn lường, nghĩa là sự thắng bại là chuyện bình thường. Và nguyên nhân thất bại theo ĐKHT là do lão pháp sư đã cắp sách vở của ông bày trò. Hắn đã thâm thù ta, hắn đã tước đi phần vinh quang chiến thắng của ta! Phải chăng đó là khẩu khí của hiệp sĩ xứ Man-tra lừng danh thiên hạ!

     Cảnh đánh nhau với cối xoay gió đã ghi được "chiến công hiển hách" của ĐKHT, hiệp sĩ xứ Man-tra....

1 tháng 11 2021

khó quá nha

2 tháng 11 2021

đề thi giữa kì các cô bảo học đề cương là có, mà đề thi với đề cương không giống tí jkhocroi

1 tháng 3 2023

Thơ là tác phẩm điêu khắc tỉ mỉ của một người nghệ sĩ thực thụ. Nó thể hiện nên những nỗi lòng, cảm xúc của nhà thơ đến độ rõ ràng sâu sắc nhất.  Và "Ông đồ" của VĐL là một trong những bài thơ nhơ như vậy.

Không bao giờ, ta có thể quên khổ thơ đầu bài:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.

2 câu thơ đầu tiên đã thể hiện một vòng lặp rằng năm nào xuân đên cũng thấy ông đồ bày mực tàu, giấy đỏ để mà chuẩn bị thảo chữ qua từ "lặp". Đồng thời ta lại thấy sự dùng từ tài tình của nhà thơ, khi ông không viết "mỗi năm xuân về đến" mà là "mỗi năm hoa đào nở". Cho người đọc thấy luôn được thời gian và cảnh cảnh vật, giá trị gợi hình gợi cảm được nâng lên. Ông đồ vẫn luôn làm công việc của mình như thế, một công việc gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc. Dù với tuổi già của mình, đáng ra ông có thể vui chơi, hưởng thụ nhưng người lại yêu truyền thống dân tộc của mình đến độ luôn làm người thuê viết. Từ đó, ta thấy được một hình ảnh mở đầu cho nội dung mà tác giả viết tiếp ở khổ hai:

“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.

Lúc này đây, ông buôn may bán đắt được rất nhiều người thuê. Từ "bao nhiêu" thể hiện cho ta thấy sự đông đúc của những người thuê viết, từ đó gợi ra được hoạt cảnh diễn ra xung quanh ông đồ. Rồi người ta tấm tắc, người ta khen tài ông viết chữ quá dẹp đến độ "hoa tay thảo những nét", ông thảo lên những nét mực của mình và "như phượng múa rộng bay". Biện pháp tu từ so sánh lại càng miêu tả rõ cái đẹp của con chữ mà ông đồ viết ra. Đến đây, ta thấy rõ hơn một hình ảnh ông đồ thời huy hoàng mới đẹp đẽ, người người mới vui vẻ làm sao. Phải chăng hình ảnh ông đồ chính là sự ẩn dụ đến việc mọi người yêu mến truyền thống dân tộc ta vô cùng?. Có lẽ là vậy.

Khép lại, hình ảnh ông đồ thời huy hoàng của mình vừa thể hiện cái đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc ta vừa miêu tả rõ công việc, nét chữ đẹp của ông đồ.

7 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ được cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán (Câu bị động). Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng. "Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương và mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau (Câu ghép). Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!