K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2020

Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Thông qua đó ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

5 tháng 8 2017

Đáp án

– Tìm đúng phép điệp ngữ: điệp từ “nghe” 3 lần.

– Tác dụng: Điệp ngữ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa, nghe thấy tiếng gà trưa người chiến sĩ cảm thấy xao động, đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.

20 tháng 2 2021

Điệp ngữ cách quãng"nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương - Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà = thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, = cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,=hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại... - Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của người lính.

20 tháng 2 2021

Bạn viết hay ghê 

Mơn nhiều nha:)))

15 tháng 8 2023

BPTT: Điệp ngữ "nghe"

Dấu hiện: có sự lặp lại từ "nghe" có ý nghệ thuật nhấn mạnh ở đầu câu thơ.

Tác dụng:

+) Ý cố định: nhấn mạnh lại việc tác giả nghe được những gì ở tuổi thơ Người.

+) Ý sát: nổi bật nên hình ảnh mà tác giả tưởng lại gồm nắng trưa, bàn chân đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ.

+) Ý nâng cao: thể hiện tình cảm tác giả dành cho quê hương mình, nhà thơ ghi nhớ rõ những gì mình được trải qua thời thơ ấu.

Từ đó câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình, giàu sức gợi cảm xúc hấp dẫn gây ấn tượng hơn với đọc giả.

Phép điệp từ "nghe" 

- Tác dụng: 

+ Khiến hình ảnh thơ giàu chất gợi hình, gợi cảm từ đó gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

+ Diễn tả sự xúc động của người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà trưa trên đường hành quân

+ Tiếng gà trưa làm xao động lòng người đồng thời khơi nguồn cảm xúc cho người chiến sĩ nhớ về một thời quá khứ

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ năm chữ.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 3: Tiếng gà trưa vọng vào tâm trí của người chiến sĩ vào thời điểm người chiến sĩ đang trên đường hành quân xa và dừng chân nghỉ ngơi tại một xóm nhỏ.

1 tháng 12 2021

Tham khảo!

1

BPTT: 

– Điệp từ “nghe” được lặp lại 3 lần. 

– Tác dụng : Điệp từ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa và nhấn mạnh cảm xúc của người chiến sĩ khi nhớ về những kỉ niệm. NGười lính luôn hướng về quê hương, luôn hướng về người bà của mình.  Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

2.

Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

3.

Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị, gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút, nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà, dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo, yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc, vì bà, vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng, đẹp đẽ.

4.

 

Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ “Tiếng gà trưa” được Xuân Quỳnh sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa chính là tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ:

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Người chiến sĩ đang trên đường hành quân. Cuộc hành trình ấy đầy gian lao, vất vả. Khi nhìn thấy xóm làng ở phía xa, liền dừng chân vào nghỉ ngơi. Bỗng âm thanh của tiếng gà vang lên “Cục… cục tác cục ta” đã đánh thức suy nghĩ của người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ - những năm tháng được sống bên bà. Nhà thơ đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “nghe” cùng với các hình ảnh ẩn dụ “xao động nắng trưa”, “bàn chân đỡ mỏi”, “gọi về tuổi thơ” đã nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa.

Những kỉ niệm tuổi thơ bên người bà lần lượt hiện ra qua dòng hồi tưởng của người cháu:

“Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng”

Đó là hình ảnh “con gà mái mơ” - mình hoa đốm trắng, “con gà mái vàng” - lông óng như màu nắng vốn gần gũi với cuộc sống nông thôn nơi làng quê Việt.

Đặc biệt nhất là kỉ niệm khi cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng:

“Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt”

Lời mắng của bà khiến đứa cháu lòng đầy lo lắng. Đó là những nỗi lo âu hồn nhiên rất con trẻ.

Rồi cả hình ảnh một người bà tần tảo sớm hôm:

“Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp”

Đôi bàn tay của bà “khum soi trứng” - nâng niu, chắt chiu từng quả trứng để con gà mái ấp. Cuộc đời của bà làm lụng vất vả cũng là vì con vì cháu. Bà chẳng nghĩ gì đến bản thân mình. Rồi khi mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết sẽ không có gì để bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu:

“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Khổ thơ cuối cùng là tình cảm sâu sắc của cháu dành cho bà. Tiếng gà trưa là nơi lưu giữ những hạnh phúc, những ước mơ mà cháu vẫn thường mong ước thuở nhỏ. Để rồi hôm nay đây, khi trưởng thành, cháu đã trở thành một người lính:

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Điệp từ “vì” nhằm khẳng định mục đích của cháu khi tham gia chiến đấu. Trước hết đó là vì lòng yêu đất nước - “vì lòng yêu Tổ quốc”, yêu quê hương - “yêu xóm làng thân thuộc”. Sau cùng đó chính là vì bà - cháu hy vọng bà có thể sống bình yên. Đó đều là những mục đích chiến đấu hết sức cao cả, thiêng liêng.

Âm thanh “tiếng gà trưa” bao trùm khắp cả bài thơ - không chỉ gợi về những kỷ ức đẹp đẽ của tuổi thơ mà còn chứa đựng những tình cảm sâu sắc của người cháu dành cho bà của mình.

 

2 tháng 3 2021

answer-reply-image

Đây là bài mik làm lần trước bạn tham khảo nhé

4 tháng 1 2022

1. Trích trong bài văn "tiếng gà trưa", tác giả là Xuân Quỳnh

2. ừm nhân vật chữ tình là "người lính đi hành quân xa"

3.điệp ngữ là từ Nghe á, tác

dụng là : nhấn mạnh cảm giác của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà.

4. Xin lỗi :((( mik ko bt nha