Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Sơ đồ:
- Thể loại: Văn nghị luận
- Xuất xứ: Văn biểu cảm - Nghị luận, 2001.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Tóm tắt:
Bài viết đã khẳng định chúng ta cần học thầy và cả học bạn, bằng việc đưa ra các luận cứ những điều cần thiết phải học trong cuộc sống, mục đích của việc học thầy, học bạn và sự cần thiết của việc học thầy học bạn trong cuộc sống. Bài viết còn đưa ra các dẫn chứng sắc bén để minh chứng cho điều này.
- Bố cục:
Đoạn 1: Từ đầu đến “mâu thuẫn với nhau”: Đặt vấn đề “Học thầy, học bạn”
Đoạn 2: Tiếp đó đến “thầy Ve-rốc-chi-ô”: Lợi ích của việc học thầy
Đoạn 3: Còn lại: Lợi ích của việc học bạn.
- Giá trị nội dung:
- Đề cập tới vấn đề “Học thầy, học bạn” khẳng định rằng học thầy và học bạn đều tốt.
- Mỗi người luôn phải biết tôn trọng thầy cô và bạn bè những người đã nâng đỡ giúp mình phát triển.
- Giá trị nghệ thuật:
- Lập luận rõ ràng, luận cứ logic
- Các dẫn chứng đưa ra thực tế, có giá trị thuyết phục người đọc
Bởi mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên chuột phải tìm cách bảo vệ giống nòi.
Cả làng chuột họp nhau lại. Ông Cống có sáng kiến đeo nhạc vào cổ mèo để mèo đi đâu cũng phát ra tiếng kêu, chuột nghe thấy biết đường mà chạy. Cả làng chuột đều cho cách đó rất hay nhưng khi cử người làm thì ai cũng chối đây đẩy. Rốt cuộc anh chuột Chù không biết chối vào đâu được đành phải nhận lời. Khi thấy chuột Chù rón rén đến, mèo nhe nanh, giơ vuốt khiến Chù vội vứt nhạc chạy về báo làng. Không ai dám bàn đến cái nhạc nữa. Bởi thế nên đến tận bây giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.