K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2017

Câu a) thôi, câu b) chị chưa nghĩ được!

+) 2 số lẻ liên tiếp có dạng là 2n + 1 và 2n + 3 ( n thuộc N )

+) Đặt d thuộc ƯC ( 2n + 1; 2n + 3 ) ( d thuộc N)

=> 2n + 1 chia hết cho d

     2n + 3 chia hết cho d

Vậy ( 2n + 3 ) - ( 2n + 1 ) chia hết cho d

<=> 2 chia hết cho d

=> d thuộc Ư ( 2 )

=> d thuộc {1; 2}

Nhưng d là số lẻ => d ≠ 2 => d = 1

Vậy 2 số lẻ liên tiếp là 2 số nguyên tố cùng nhau.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
9 tháng 1 2023

Bài 1:

a. Gọi d là ƯCLN(n+2, n+3). Khi đó:

$n+2\vdots d; n+3\vdots d$

$\Rightarrow (n+3)-(n+2)\vdots d$

Hay $1\vdots d$

$\Rightarrow d=1$. Vậy $ƯCLN(n+2, n+3)=1$ nên hai số này nguyên tố cùng nhau.

b.

Gọi $d=ƯCLN(2n+1, 9n+4)$

$\Rightarrow 2n+1\vdots d; 9n+4\vdots d$

$\Rightarrow 9(2n+1)-2(9n+4)\vdots d$

Hay $1\vdots d$

$\Rightarrow d=1$. Vậy $ƯCLN(2n+1, 9n+4)=1$ nên hai số này nguyên tố cùng nhau.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
9 tháng 1 2023

Bài 2:

a. Vì ƯCLN(a,b)=24 nên đặt $a=24x, b=24y$ với $x,y$ là 2 số nguyên tố cùng nhau.

Khi đó: $a+b=24x+24y=192$

$\Rightarrow 24(x+y)=192$

$\Rightarrow x+y=8$

Vì $(x,y)$ nguyên tố cùng nhau nên $(x,y)=(1,7), (3,5), (5,3), (1,7)$

$\Rightarrow (a,b)=(24,168), (72, 120), (120,72), (168,24)$

18 tháng 8 2017

2 số đó là 2 và 3

2.3=6

2+3=5

ước chung lớn nhất =1

18 tháng 8 2017

Giả sử a + b và ab ko nguyên tố cùng nhau

Do đó a + b và ab ắt phải có ít nhất một ước số chung là d 

\(\Rightarrow\hept{\begin{cases}a+b⋮d\left(1\right)\\ab⋮d\left(2\right)\end{cases}}\)

Vì d là số nguyên tố nên từ (2) ta có : \(a⋮d\) và \(b⋮d\)

Nếu \(a⋮d\) từ \(\left(1\right)\Rightarrow b⋮d\)

Như vậy a;b có một ước nguyên tố d; trái giả thiết

Nếu \(b⋮d\) 

Tương tự như trên

Do đó a + b và ab nguyên tố cùng nhau nếu a và b nguyên tố cùng nhau

\(\RightarrowƯCLN\left(a+b;ab\right)=1\)

17 tháng 10 2021

\(a,\) Gọi \(d=ƯCLN\left(n+1;n+2\right)\)

\(\Rightarrow n+1⋮d;n+2⋮d\\ \Rightarrow n+2-n-1⋮d\\ \Rightarrow1⋮d\\ \Rightarrow d=1\)

Vậy \(ƯCLN\left(n+1;n+2\right)=1\) hay n+1 và n+2 ntcn

\(b,\) Gọi \(d=ƯCLN\left(3n+10;3n+9\right)\)

\(\Rightarrow3n+10⋮d;3n+9⋮d\\ \Rightarrow3n+10-3n-9⋮d\\ \Rightarrow1⋮d\\ \Rightarrow d=1\)

Vậy 3n+10 và 3n+9 ntcn

gọi d là 1 ước nguyên tố của ab,a+b thế thì ab chia hết cho d và a + b cũng như thế

Vì ab chia hết cho d nên a hoặc b chia hết cho d (vì d là số nguyên tố).Gỉa sử a chia hết cho d mà a + b chia hết cho d nên b chia hết cho d=> d là ước nguyên tố của a và b trái với đề bài cho a và b nguyên tố cùng nhau hay UCLN(a,b) = 1 vậy.....................

Hk tốt,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,

14 tháng 12 2018

Ta có:

(a,b)=1

CM: (a+b,ab)=1 đề là thế:

Gọi d là ước nguyên tố của a+b và ab

Ta có: ab chia hết cho d

=> a hoặc b chia hết cho d vì d là số nguyên tố 

Mà a+b chia hết cho d=> a và b chia hết cho d

Trái với mệnh đề cho sẵn 

Vậy: (a+b,ab)=1

Lưu ý: (x,y)=UCLN(x,y)

22 tháng 2 2019

để 6n+1/3n là số tự nhiên thì 6n+1 chia hết 3n

ta có: 6n+1 chia hết 3n ; 3n chia hết 3n

 => (6n+1) -3nchia hết 3n

 =>(6n+1)- 2(3n)chia hết 3n

=>6n+1-6n chhia hết 3n

=>1 chia hết 3n

=>3n e Ư(1)={1,-1}

=>n =1/3;-1/3(loại vì ko phảỉ số nguyên

Vậy ko có giá trị n