K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2018

Ca dao, tục ngữ

Ca dao, tục ngữ của người Mưòng khá phong phú, trước hết là những câu nói về các địa danh, vùng đất và đặc sản nổi tiếng của xứ mường như:

-          Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động.

-          Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới.

-          Măng cuốc núi Chù

Ăn ngoan hơn thịt trâu xóm Bả  

-          Rau tớn mường Kha,

Ăn ngon hơn thị gà xóm Mận.

-          Rau mẹ mường Khang

Ăn ngon hơn cá pạng sông Bờ

-          Rau đắng Bưa Cà,

Ngon hơn thịt gà Bái Thiện.

 Hoặc những câu nói về kinh nghiệm sản xuất, tri thức dân gian của người mường như:

-          Sấm Mường Lạ, để dạ mà ăn.

-          Sấm Mường Ngay, quăng bừa cày lên gác.

-          Sấm Mường Khời, vẫy tay đào củ mài.

-          Sai quả dâu gia được mùa lúa ruộng,

Sai quả cha được mùa lúa nương.

-          Măng mọc thì mèo lấy giống.

-          Mây kéo ngược chẳng có nước mà uống,

May kéo xuống chẳng có ruộng mà cấy.

-          Tháng năm trâu đằm thì cá ngoi.

-          Ruộng có phân như đụm có lúa.

-          Cấy sớm hơn bừa trưa.

-          Bừa lai rai sai mùa vụ.

Người Thái có những câu ca dao, tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất như:

-          Sấm đầu năm trên đầu sông đà sửa gác,

-          Sấm đầu năm trên nguồn sông Mã sửa thuổng.

-          Sấm trước không mưa.

-          Nắng tháng 6 được lúa

      Nắng tháng 9 mất mùa

-          Làm nhà đợi danh thì không tốt,

Làm ruộng đợi mạ thì không tốt

-         Chuối đã trồng không nên nhổ

Dâu đã trồng không nên bới.

-         Bổ tre bổ đằng ngọn,

     Chẻ mây, chẻ đằng gốc.

-        Rét vừa tốt mạ,

     Rét quá tốt rau.

-       Nương rợp mắt không bằng ruộng một thửa.

-        Ngắm mây thì mất, ngắm đất thì còn.

-        Muốn ăn cơm phải bừa ruộng kỹ,

     Muốn ăn khoai phải phát rừng lồ ô

Ca dao, tục ngữ của các dân tộc ở Hoà Bình có những câu nói về ứng xử xã hội và sinh hoạt cộng đồng. Chẳng hạn như ở người mường:

-          Nòi nhà lang là dòng máu chó

Nòi kẻ khó là máu khú máu rồng.

-         Gần lang mất gà

Xa làng sợ kẻ chợ.

-         Lang đi chợ để nợ cho dân

-         Lang đến nhà như ma đến cửa

-         Con lang thì lại làm lang

Con nhà tầm thàng thì vẫn là dân

-         Một người đàn ông không dựng nổi nhà

 Một người đàn bà không cắt nổi gianh.

-         Phép quan không bằng tuần rượu

-         Rượu ai người ấy uống

Vóng ai người ấy ngồi

-          Quan tài nằm ngang họ lang

Quan tài nằm dọc họ dân.

-          Hiểu con trai xem bờ ruộng

Xét đàn bà nhìn gấu váy

-          Dao sắc gãy chuôi

Người ngay dễ chết.

-          Ngủ trưa quen mắt, mắng vặt quen mồm.

Ở người Thái thì:

-          Ruộng hoang quý trâu đực

Mường có giặc quý người gan dạ

-          Ruộng nhiều nương thì tốt

Bản nhiều tạo thì khổ.

-          Nghe lời hay chớ vội phi ngựa

Nghe lời dở chớ vội thắt cổ.

-          Hỏi đường hỏi người già

Xin cơm xin gái trẻ.

-          Thóc không phơi nắng sao khô vở     

Người không đi đây đó sao khôn.

-          Chọn vợ, xem người mẹ

Chọn trâu xem con đầu đàn.

-          Gáy của ai, người ấy không tự thấy

Ngày chết, không ai tự đoán được.

-          Chưa gặp giặc chớ khoe giỏi võ

Chưa qua sông chớ vội khoe giỏi bơi.

-          Người khôn lo tính về dài

    

Người dại lo tính lùi sau.

-          Càng ăn cơm càng thấy rét

Càng muốn làm đẹp càng tháy méo mó.

-          Lên núi này thấy thấp

Nhìn núi nọ thấy cao

-          Cây trong rừng không bằng ngọn

Nhiều người, nhiều ý khác nhau.

-          Bản nào, bản không có gà vàng

Mường nào, mường không có người giỏi.

Ca dao, tục ngữ của người dân tộc ở Hoà Bình còn có các câu nói về ứng xử gia đình, quan hệ nam nữ…..Chẳng hạn như:

Ở người Mường:

-     Uốn cây uốn khi còn non

      Uốn con uốn khi còn nhỏ

-         Trai bỏ vợ không mất một đồng

Gái chê chồng mất một thành hai

-          Đám cưới có đôi

      Cột nóc phải lẻ

-          Diện như nàng dâu đi quạt

-          Đánh con người, con người chạy ra búi bái

Đánh con mình, con mình chạy lại lòng.

-          Anh em nơi xa không bằng ba nhà búng rộc.

-          Được con dâu, sâu mặt mẹ chồng.

-          Bé con cha, lớn con chú, con ông.

-          Em trai chồng với chị dâu như trầu với lá mướp

-          Em chồng với chị dâu như măng mu rau tróc.

-          Yêu nhau đắp vó cũng ấm,

      Chẳng yêu nhau chăn bông đệm ấm ễnng chẳng nên.

-          Ngọt như dấm mẻ.

Lành như con kẻ ( con chồng) mẹ ý ( mẹ ghẻ).

-          Trăm thứ hoa không bằng hoa con cái ( gái).

-          Trăm thứ trái không bằng trái hồng cơm (lúa gạo).

-          Không lấy được em,

Không phải chê em xấu, em nghèo,

Mà tại tiền cheo trâu cưới

Ở người Thái thì:

      -    Đi nương nhớ mang theo chó,

           Đi ruộng, chớ mang theo con nhỏ

-       Làm ruộng ai chẳng muốn ngon,

     Nuôi con ai chẳng muốn khôn lớn.

-       Anh em cãi nhau ba ngày không mất

           Vợ chồng cãi nhau một buổi thành người dưng.

-       Bố mẹ khuyên chưa bằng thầy bảo,

     Thầy bảo chưa bằng tự mình suy.

-       Anh em đến nhà chớ đánh chó

     Chú bác đến nhà chớ mắng con.

-        Của do mình làm ra tựa nước mạch

     Của cha mẹ để lại tựa như của trôi sông.

-        Chồng làm nên ông, nên quan

     Bởi vợ khôn ngoan, hiền lành.

-        Nuôi em khó chiều tính

      Nuôi con khó chiều lòng

-         Chồng tốt như lạt buộc nhiều vòng

      Chồng hư như tổ ong buộc cổ

-         Chiều chồng không dệt được vải

      Chiều con không có ăn

-          Cây gãy còn gốc

            Thuyền vỡ còn mái chèo

             Cha chết còn chú còn bác

 

Truyện thơ

Ở Hoà Bình, truyền thống thơ ca của người Mường, người Thái là nổi bật nhất. Điều này thể hiện rõ nhất ở những áng sử thi dài hàng ngàn câu. Chủ đề chính ở các tác phẩm truyện thơ là tình yêu nam nữ với những mối tình say đắm của những đôi trai, gái do hoàn cảnh mà trở thành những bi kịch của cuộc đời. Chính nỗi đau thương, day dứt của sự tan vỡ, mất mát, thất vọng về tình cảm ấy lại trở thành nguồn cảm hứng cho các nghệ sỹ dân gian sáng tác ra những truyện thơ nổi tiếng như Nàng Nga- Hai Mối, Út Lót- Hồ Liêu, Vườn hoa núi cối… Tất cả những truyện thơ này đều là chuyện về tình yêu nam nữ với chủ đề lên án chế độ hôn nhân cưỡng ép của chế độ gia đình phụ quyền rất rõ rệt… Các truyện đều có cái kết dữ dội bằng những cái chết đau xót của các nhân vật chính và phụ.

Tuy chủ đề tình yêu là cối lõi của tất cả các truyện, song trên cái nền ấy là cả một bức tranh sinh hoạt văn hoá vô cùng đa dạng và phong phú của chủ nhân sinh ra nó. Chỉ cần điểm qua vài nét chính trong truyện Nàng Nga- Hai Mốt ta sẽ thấy rất rõ điều ấy. Đây là quang cảnh ngày mở chợ:

Ngày mở chợ

Ba hồi trống đánh

Hết làng trên xóm dưới

Con trai đầy sân,

Con gái đến đầy cửa đầy nhà

Cơm trong mồm chưa kịp nhá

Cá trong mồm chưa kịp nuốt

Trầu trong khăn chưa kịp lấy,

Chín mươi làng trên

Đều mang bương gianh ra mở chợ.

Trong bối cảnh hết sức tưng bừng, sôi động ấy, tình yêu trai gái nảy nở một cách tự nhiên, tự do để rồi thề ước với nhau một niềm chung thuỷ son sắt:

Nếu sai hẹn ước

Sẽ chết nơi sông Chu bến Động.

Nhưng:

Mẹ nàng tham bạc

Chú bác họ hàng đã tham ăn tham uống

Đã gả nàng cho ông vua Ai Ước.

Quang cảnh đánh giặc của chàng Hai Mối:

Giặc bên Bắc đang muốn tiến vào

Giặc bên Lào, bên Ngô đang thì tiến xuống

Ta phải cất công sang sông Chu, bến Động

Trên bờ cắm chông

Dưới sông thả cạm, thả bẫy.

Cuộc kiếm tìm người yêu không ngại ngần gian khổ:

Chàng lại ra đi

Hết rừng trúc qua rừng mai

Tìm đến chùa Thái Thúc xin Bụt phù hộ

Rồi chàng lại ra đi bốn đêm trắng

Bảy ngày liền

Chẳng thấy đâu là làng là xóm

Chỉ thấy ngàn cây bát ngát xanh xanh.

Cuối cùng là sự tuyệt vọng tìm đến cái chết mà chưa gặp được người mình yêu. Còn nàng, đến khi gặp chỉ còn là một cuộc làm ma cho người yêu. Do vậy, để trọn tình, nàng cũng quyết quyên sinh:

Hỡi hồn anh ở dưới đất thì lên

Hỡi hồn anh ở trên trời thì xuống

Hỡi hồn anh ở sông Chu bến Động thì vào.

Sống ta không nên cửa nên nhà

Đợi em chết xuống làm nhà bên ma.

Khấn xong, nàng cởi chiếc áo đang mặc

Cầm cái gương, cái lược đang cài

Là vật kỷ niệm ngày trước

Lao đầu xuống sông Chu, bến Động

Để về cùng chàng Hai Mốt.

(Bản sưu tầm của Đinh Công Niết)

Tương tự như vậy, trong truyện Út Lót- Hồ Liêu, chàng Hồ Liêu mở nắp quan tài đón nàng Út Lót vào cùng chết và những truyện thơ khác đều có kết cục bi kịch như vậy.

Rõ ràng, truyện thơ không chỉ kể về các mối tình tuyệt vọng của các đôi trai gái, mà đã được nâng lên thành những vấn đề xã hội, thể hiện khát vọng hôn nhân tự do, khát vọng đôi lứa, vượt ra khỏi những ràng buộc khắt khe của gia đình, của phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo… Truyện thơ của người Mường được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, trở thành những áng văn bất hủ.

Ở người Thái, những tác phẩm nổi tiếng như Xống chụ xôn xao hay Khum Lú- Nàng Ủa được phổ biến ở hầu hết các vùng Thái. Đó là những truyện thơ dài mang đậm chất dân ca Thái, hàm chứa những tâm tư, tình cảm, nỗi lòng thầm kín của tình yêu đôi lứa, đồng thời cũng bày tỏ những khắc khoải của sự mất mát, chia lìa. Từ chỗ:

Anh đến thăm, em thương nghĩa,

Anh đến thăm, em thương tình,

Như thể cá chép ở chung khoang

Như thể rượu nếp ở chung vò

Thương nhau đã quyết nên bạn

Yêu nhau đã quyết nên tình

Lời tình trao, thề có trời có đất…

Vậy mà:

Lòng anh chết đi sống lại nhiều lần

Bởi anh thấy khách mường ngoài

Đem lễ vật đến hỏi em yêu

Khách đến hỏi, bố mẹ em ưng gả

Khách đến nhà, bố mẹ em nhận lời.

Những truyện thơ dài của người Thái, người Mường rõ ràng đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của các thế hệ. Được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, truyện thơ dài là một giá trị văn hoá của dân tộc cần được giữ gìn, bảo vệ. Đồng thời, nó cũng được lưu truyền như một bài học kinh nghiệm về những kỷ niệm đau buồn đã qua, một sự nhắc nhở, sám hối, an ủi, chia sẻ đối với những bất hạnh của người đi trước thiếu may mắn. Cứ tưởng tượng giữa trùng điệp của núi rừng bạt ngàn xưa, những truyện thơ ấy được kể bằng những lời trầm bổng của người dẫn chuyện, chúng ta sẽ thấy một khung cảnh đầy thơ mộng và lãng mạn thế nào. Điều này cho thấy, vượt lên những bi kịch, những nỗi buồn sâu xa là một cuộc sống tinh thần hết sức phong phú của những con người vùng sơn cước này.

Ở người Dao, người Mông, người Tày Hoà Bình tuy không thấy những tác phẩm truyện thơ dài hơi, song hình thức này cũng tồn tại ở những truyện ngắn hơn với các chủ đề khác nhau.  

Sử thi

 

Dưới dạng những truyện thơ dài, song tầm vóc của sử thi là những áng thơ văn bất hủ của người Mường và người Thái với các tác phẩm như Đẻ đất đẻ nước của người mường và Ẳm Ệt của người Thái.

Đẻ đất đẻ nước là một bộ sử thi đồ sộ dài hàng ngàn câu. Nội dung của nó là toàn bộ tư duy cổ của người Mường về sự sinh thành ra vũ trụ, ra con người và vạn vật xung quanh nó. Bộ sử thi này chứa đựng cả một kho tri thức về văn hóa truyền thống của người Mường trong quá khứ.

Theo những công bố mới nhất của các tác giả Trương Sỹ Hùng, Bùi Thiện vào năm 1995 thì Đẻ đất đẻ nước (với ý nghĩa là toàn bộ tang ca) dài tới 61 roóng, mỗi roóng là một truyện về một vấn đề nào đó. Ví dụ như Đẻ gươm, Đẻ xống áo, Điềm gở, Nhòm Mường Bi… Tất cả những roóng ấy được kể trong 12 đêm, thậm chí còn dai hơn mới hết. Sử thi Đẻ đất đẻ nước được kể khi người Mường làm ma cho người chết nhằm giải thích và dẫn dắt hồn người chết, an ủi, vỗ về họ yên tâm về thế giới bên kia, đừng gây chuyện gì cho những người sống. Vì vậy, các nhà nghiên cứu còn gọi Đẻ đất đẻ nước là tang ca của người Mường. Tang ca này được một ông thầy mo trình bày.

Thực ra, đúng như Từ Chi viết: riêng phần “Đẻ đất đẻ nước” dù dưới dạng dị bản dàn trải nhất cũng chỉ chiếm một đêm trong số mười hai đêm kể của thầy mo về toàn bộ tác phẩm. Công trình nghiên cứu gần đây nhất về tác phẩm đẻ đất đẻ nước do Quỹ Toyota tài trợ được lấy tên chung hơn là Mo Mường, ngoài phần nghiên cứu, các tác giả chia Mo mường thành 9 phần từ khởi đầu đến kết thúc với độ dài hơn 400 trang (phần tác phẩm). Có thể nói, sử thi Mo Mường là tác phẩm đồ sộ nhất của văn học dân gian Mường. Không những vậy, nó còn là một kho kiến thức nhiều vấn đề văn hóa, xã hội khác của người Mường ở Hòa Bình. Không phải ngẫu nhiên mà áng sử thi này lại được trình bày ở đám tang. Những lời kể không chỉ là sự vỗ về, an ủi, chia ly với người chết mà điều quan trọng hơn đây là dịp người sống cùng tụ họp lại ôn lại lịch sử của cha ông mình, cho các lớp trẻ biết mình sinh ra từ đâu nguồn gốc ra sao và phải làm gì để tiếp tục những cái mà người đi trước đã làm.

Rõ ràng đám tang trở thành một cuộc sinh hoạt cộng đồng trước cái chết của một thành viên của cộng đồng. Đây là dịp cả cộng đồng cùng thắt chặt lại bên nhau để vươn lên tồn tại và phát triển trước những thử thách đang đợi họ. Sử thi Mường như một sợi dây vô hình nhưng hết sức bền chặt và mạnh mẽ xâu chuỗi, gắn kết từng thành viên lại với nhau trong cộng đồng. Vòng quay ấy cứ vận động liên tục làm cho cộng đồng ngày một vững chắc hơn.

Sử thi người Thái có Ẳm Ệt. Về quy mô và tầm vóc thì Ẳm Ệt của người Thái cũng là một bộ sử thi lớn nói về toàn bộ lịch sử xã hội, những mối quan hệ của con người với tự nhiên, sự hình thành vũ trụ và con người theo quan niệm của người Thái.. Giá trị nội dung và ý nghĩa xã hội của Ẳm Ệt của người Thái giống như Đẻ đất đẻ nước của người Mường: Ẳm Ệt chứa đựng cả vốn văn hóa dân gian của dân tộc bao gồm các triết lý dân gian, những nhận thức đơn giản về vũ trụ, nhân sinh quan, thế giới quan, dưới hình thức diễn xướng, diễn xuất có hóa trang, lời diễn xuất có âm điệu, có dàn nhạc phụ họa.”

Ngoài những áng sử thi được kể dưới hình thức mo, còn nhiều bài mo khác của cả người Mường, người Thái và một số dân tộc khác ở Hòa Bình có giá trị như truyện dài. Những bài mo đó có thể là những bài cúng hay kể chuyện, độ dài có thể lên tới hàng trăm câu hoặc vài chục câu. Như vậy, những bài mo này có giá trị như những truyện thơ. Mặt khác, những bài mo đó có nhiều chủ đề khác nhau như mo thành hoàng, mo cúng đức thánh Tản, mo khuống mùa…

29 tháng 10 2018

lên mạng mà tìm

29 tháng 10 2018

Hum nay mk kiểm tra 1 tiết Lịch sử 

Mk 2k6 lớp 7 nha

Kb đọc đáp án và đề cho nek

10 tháng 2 2020

Google đi

10 tháng 2 2020

google làm gì có , mình tra rồi

20 tháng 7 2016

bạn nói cũng đúng cho mình xin lỗi  nha!!!

27 tháng 7 2016

Nguyễn Đào Thuỳ Dương mk k hok qiỏi văn lém , 

Mk chúc bn lm đc 1 bài văn thật hay , đạt đc điểm thật cao nhé

CỐ LÊN !! CỐ LÊN

Mk vỗ chân cổ vũ bn leuleu

10 tháng 1 2018

len google tim di nhieu lam mk vua len xem nhg ko copy dc 

11 tháng 1 2018

mk ko thấy vs xg rùi bn ạ

24 tháng 11 2021

Tham khảo

 

I. Mở bài:   - Giới thiệu khái quát về hoa phượng.  

II. Thân bài:   Miêu tả và phát biểu cảm nghĩ về hoa phượng:  

Tả những tàn hoa phượng trong mùa hè chói lọi và cảm nghĩ của em.   

- Tả lá của phượng.  

- Tả địa điểm của loài hoa phượng và cảm xúc của học sinh.  

- Tả hoa phượng trong mùa xuân và cảm xúc của học sinh.  

- Tả hoa phượng trong mùa hè và cảm nghĩ của học sinh.  

III. Kết bải:   Nồi buồn của hoa phượng khi học sinh nghỉ hè. 

Bạn dựa vào dàn ý rồi làm bài nhé! Chúc bạn học tốt!

5 tháng 2 2020

Sống trong cảnh gia đình đầy đủ, xa hoa hẳn mọi điều lo lắng khổ cực, chúng ta dễ khinh thường những người lao động, hàng ngày phải lam lũ với nghề nghiệp, chúng ta lại thường sẵn có thành kiến sai lầm, phân biệt nghề cao quý với nghề ti tiện, trọng nghề trí thức, khinh nghề chân tay. Để cảnh báo thái độ đó, phương Tây có câu ngạn ngữ.

“Không có nghề nào là hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi”

     Thật ra có nghề nào là nghề hèn kém không? Để trả lời chúng ta đưa vài thí dụ. Đây là bác phu xe, mặt mũi đen đủi, áo quần lôi thôi, lấy chiếc xe ba bánh làm kế sinh nhai. Ta liệt bác vào hạng tầm thường và nghề bác làm vệ sinh thành phố, đến cửa từng nhà, hốt để lên xe những đống rác thối tha, đầy ruồi nhặng... có người nhìn bác bằng cặp mắt khinh rẻ.

      Bác phu xe ấy mỗi lần gò lưng đạp xe chở khách, nhận được một món tiền nho nhỏ, mang về nuôi sống gia đình, bác đổi bát mồ hôi lấy bát cơm. Đồng tiền tuy ít ỏi nhưng bác kiếm tra trong sạch. Bác công nhân quét đường cũng vậy. Bác chịu cực khổ, ngày ngày làm bạn với những đông rác bẩn thỉu tanh hôi. Thế rồi, tháng đến, bác vui mừng đưa tay đón lây đồng tiền lương nhỏ mọn, đủ sống qua ngày. Nghề của bác thật là lương thiện. Cả hai người - và còn biết bao nhiêu người khác nữa - đều giúp ích cho xã hội một phần không nhỏ. Người thì chuyên chở giúp ta trên quãng đường xa, dưới nắng mưa không ngại. Người thì chịu dơ dáy thân mình để bảo vệ sức khỏe cho bao người khác.

      Như thế thì sao có thể gọi nghề của họ là “hèn” 'lược? Nghề của họ, tưởng là tầm thường mà thực ra có ích cũng chẳng khác gì nghề nghiệp của những người trí thức. Mà đã có ích thì là cao quý rồi.

      Hơn nữa, những người ấy đều đã đặt hết cả lương tâm, trí óc, cũng như sức khỏe của họ để làm đầy đủ bổn phận mà cuộc đời đã dành cho họ. Ngoài ra họ còn là những người biết tự trọng, biết đem sức lao động mà trả nợ áo cơm, giúp ích xã hội, để sống xứng đáng với danh nghĩa “làm người” của họ. Như thế chẳng đáng cho ta cảm phục hay sao? Có phải người ta đã nông nổi mà xét đoán nghề nghiệp của họ một cách nhầm lẫn không?

      Như vậy, ta phải công nhận rằng chẳng có nghề nào là hèn cả, mà chỉ có người hèn thôi, và đó chính là kẻ bĩu môi chê lao động chân tay là nghề hèn kém. Vậy thế nào là người hèn? Đó là những người lười biếng, không nhận thức được bổn phận của họ là phải làm việc cho xả hội. Họ đã cướp công của xã hội, đã lừa cơm, cướp áo của lớp người cần lao kia. Người hèn là những hạng người thiếu lương tâm, thiếu trách nhiệm, làm việc chiếu lệ cho xong, không xứng đáng với đồng tiền mà họ nhận. Người hèn là những người làm dân thì phản nước, làm trò thì phản thầy, chơi bạn thì phản bạn. Nói tóm lại những hạng lọc lừa, tham vàng bỏ ngãi, hình người lòng thú, dưới muôn hình vạn trạng, là những ăn cắp của công để ăn chơi thỏa thích, lãng phí tiền bạc của nhân dân. Danh từ hèn chỉ dành cho những con người ấy.

      Câu ngạn ngữ Tây phương trên đã cho ta một bài học quý giá về nghề nghiệp. Nó khuyên ta nên tiêu diệt đầu óc hủ bại, đầy rẫy thành kiến sai lầm về nghề nghiệp. Nên nhớ rằng nhửng nghề đã giúp ích cho xã hội đều là đáng trọng, đều là đáng quý. Vậy ta phải coi trọng sức lực của mọi lớp người lao động, cũng như trí thức. Đó là con đường duy nhất đưa ta đến một xã hội bình đẳng, bác ái thực sự trong công việc kiến thiết xứ sở ngày nay.



 

#Châu's ngốc

Đất nước ta có muôn ngàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng em thích nhất là cây tre – loài cây đã gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử, đã cùng người dân Việt Nam xông pha trận mạc, cùng người dân đánh giặc giữ nước, xây thành đắp lũy góp phần vào công cuộc gây dựng và bảo vệ đất nước.

Tre có mặt ở khắp mọi miền trên đất nước. Trải dài cả một vùng quê là những lũy tre xanh mướt. Dáng tre thẳng đứng, gầy guộc. Lá của chúng thì mong manh, nhỏ nhắn. Thế nhưng, tre bền bỉ, kiên cường! Tre không bao giờ khuất mình dưới bóng của cây khác. Tre vững chãi trong mọi môi trường sống: dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi, đất vôi bạc màu nhưng tre vẫn xanh tốt. Tre đứng thành hàng, giăng thành lũy, đan níu vào nhau như con người Việt Nam đoàn kết một lòng. Những cây con thì nhọn hoắt, đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước.

Tuy mộc mạc nhưng tre Việt Nam có vẻ đẹp của tâm hồn con người. Tre là vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre, xóm làng hiện lên thanh bình, yên ả. Vào những buổi sáng đẹp trời, ngọn tre cong như cái gọng vó từ từ kéo mặt trời lên cao. Khi có làn gió thoảng qua, lũy tre xanh lại rì rào khúc hát, ngọn tre phất phơ, lắc lư theo nhịp hát diệu kì ấy. Rồi đêm đến, khi ông mặt trời đã xuống núi ngủ say, tre nâng vầng trăng lên để ban phát cho đất trời ánh sáng lung linh, tạo nên một khung cảnh thơ mộng.

Tre không chỉ đem đến cái đẹp cho làng quê mà còn là bạn thân của con người. Từ xa xưa, tre đã cùng ta đánh giặc. Tre cùng Thánh Gióng quật chết quân thù, cọc tre đã làm chìm thuyền giặc trên sông Bạch Đằng. Khi hòa bình về, cày tre, bừa tre lại cùng bác nông dân lao động sản xuất. Ngày nay, mặc dù trên đất nước ta đã áp dụng nền khoa học kĩ thuật hiện đại, nhưng tre vẫn sẽ tồn tại mãi mãi với con người Việt Nam. Tre, nứa luôn giúp ích cho người, nứa làm nên trang giấy trắng để chứa đựng bao nguồn tri thức, tre làm nên chiếc nôi êm đềm nuôi dưỡng trẻ thơ. Các mặt hàng bằng tre đi khắp mọi nơi để làm đẹp cho đời.

Ghế tre, guốc tre, rổ tre,... vẫn không thể thiếu trên thị trường cả nước, chỉ chiếc nón tre thôi cũng đủ làm cho người con gái thôn quê trở nên duyên dáng. Những que chuyền, que sáo tre kia đã làm cho những tâm hồn bé nhỏ như chúng em có được niềm vui thú. Tre cũng tạo nên cảm hứng sáng tác trong nhiều tác phẩm thơ văn. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm” hay một khúc hát giao duyên “Lạt này gói bánh chưng xanh. Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê, của cuộc sống thanh bình.

Cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc em, quê hương em, đất nước em. Tre mang những đức tính mà con người Việt Nam luôn gắn cho nó với những cái tên cái tính cách mà không thể ai phủ nhận. Hình ảnh những khóm tre với những lũy tre làng quen thuộc lại gợi về những câu chuyện xa xưa mà không ai không bồi hồi xúc động. Tre chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt trong trái tim của mỗi con người Việt Nam.