Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm:(3 đ)
A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu ý em cho là đúng nhất:
Câu 1: Bùng nổ dân số xảy ra khi
a. Do quá trình di dân xảy ra.
b. Do tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
c Do chất lượng cuộc sống được nâng cao.
d. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trung bình năm trên 2.1%.
Câu 2: Hoang mạc lớn nhất thế giới nằm ở
a Trung Á.
b. Bắc Phi.
c Nam Mĩ.
d. Ô-xtrây-li-a.
Câu 3: Những nơi có tốc độ hoang mạc hóa nhanh nhất là
a. Ở đới lạnh.
b. Ở các hoang mạc ôn đới khô khan.
c. Ở rìa các hoang mạc đới nóng có mùa khô kéo dài.
d. Bên trong các hoang mạc đới nóng có nhiệt độ cao quanh năm.
Câu 4: Khi khoan sâu vào lòng đất trong các hoang mạc, người ta phát hiện ra loại khoáng sản nào?
a. Dầu khí.
b. Than.
c. Thạch anh.
d. Sắt.
Câu 5: Tính chất đặc trưng của khí hậu hoang mạc là
a. Mưa theo mùa.
b. Rất giá lạnh.
c. Rất khô hạn.
d. Nắng nóng quanh năm.
Câu 6: Giới hạn của đới lạnh từ
a. Vòng cực đến cực.
b. Xích đạo đến chí tuyến.
c. Chí tuyến đến vòng cực.
d. 50 B đến 50 N.
Câu 7: Tập tính nào không phải là sự thích nghi của động vật ở đới lạnh?
a. Ngủ đông.
b. Di cư để tránh rét.
c. Ra sức ra ngoài để kiếm ăn.
d. Sống thành bầy đàn để tránh rét.
Câu 8: Sự phân tầng của thực vật theo độ cao ở vùng núi là do ảnh hưởng của sự thay đổi
a. Đất đai theo độ cao.
b. Khí áp theo độ cao.
c. Nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao.
d. Lượng mưa theo độ cao.
Câu 9: Trên thế giới có bao nhiêu lục địa và bao nhiêu châu lục?
a. 5 lục địa, 6 châu lục.
b. 6 lục địa, 6 châu lục.
c. 6 lục địa, 7 châu lục.
d. 7 lục địa, 7 châu lục.
Câu 10: Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ mát, mưa quanh năm là đặc điểm của môi trường
a. Cận nhiệt đới gió mùa.
b. Địa Trung Hải.
c. Ôn đới lục địa.
d. Ôn đới hải dương.
Câu 11: Kiểu môi trường có đặc điểm khí hậu "Nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm" là môi trường
a. Nhiệt đới gió mùa.
b. Nhiệt đới.
c. Xích đạo ẩm.
d. Hoang mạc.
Câu 12: Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực thuộc kiểu môi trường nào của đới nóng?
d. Nhiệt đới.
b. Xích đạo ẩm.
c. Hoang mạc.
d. Nhiệt đới gió mùa.
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy trình bày hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả của vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
Câu 2 (2,0 điểm): Nguyên nhân nào làm cho các hoang mạc ngày càng bị mở rộng? Nêu biện pháp nhằm hạn chế sự mở rộng của các hoang mạc
Câu 3 (2,0 điểm): Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới?
Câu 4: (1,0 điểm): Đắk Lắk có các nhóm cây trồng nào?
Thầy mình nói mình cứ học hết cuốn sách tập 1 luôn bạn ạ.
I. Văn bản:
1.Cổng trường mở ra
- Tác giả: Lý Lan
- PTBĐ chính: Biểu cảm .
- Thể loại: văn bản nhật dụng.
- Xuất xứ: Viết ngày 1/9/2000 trên báo Yêu trẻ - TP.HCM – số 166
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ đầu ….. ngày đầu năm học: tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con.
+ Phần 2: từ thực sự mẹ….. mẹ vừa bước vào: Sự hồi tưởng của mẹ về ngày khai trường.
+ Phần 3: Mẹ nghe nói…. đến hết: Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
=> Nội dung: Văn bản ghi lại những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên, đó là dấu ấn khó phai của tác giả và cũng là của cuộc đời mỗi người.
2.Mẹ tôi
- Tác giả: Ét- môn– đô đơ A– mi- xi
- PTBĐ chính: Biểu cảm
- Thể loại: Văn bản nhật dụng, viết dưới hình thức bức thư.
- Xuất xứ: Trích trong tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả” năm 1886.
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ Bố để ý là sáng nay…. vô cùng: Lý do bố viết thư.
+ Phần 2: trước mặt cô giáo…. tình thương yêu đó: Hình ảnh ngưới mẹ qua người cha.
+ Phần 3: Từ nay,….. của con được: Thái độ của người cha
=> Nội dung: Bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội trong bức thư của người bố.
3.Ca dao.
* Những câu hát về tình cảm gia đình:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, giọng điệu ngọt ngào của hát ru.
- Hình ảnh so sánh đặc sắc: Công cha với núi ngất trời; Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển Đông.
- Từ láy: mênh mông
- Điệp từ: núi, biển
=> Công lao cha mẹ không gì sánh nổi
=> Con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.
=> ND: Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
* Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đồng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Hai câu thơ đầu:
+ Câu thơ dài, sử dụng từ ngữ địa phương
+BPNT: điệp từ, đảo ngữ, đối xứng, từ láy.
+ Tác dụng của biện pháp tu từ: Diễn tả sự rộng lớn, trù phú và đầy sưc sống của cánh đồng.
Hai câu sau:
+ BPNT: So sánh “thân em” với “chẽn lúa đòng đòng”
+ Tác dụng BPNT: cho thấy hình ảnh cô gái trẻ trung, phơi phới và tràn đầy sức sống.
=> Lời của chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và cô gái mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống-> chàng trai ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước và cô gái-> bày tỏ tình cảm của mình.
=> Nghệ thuật của bài thơ:
+ Thường gợi nhiều hơn tả
+ Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
+ Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ,….
+ Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
+ Thể thơ: lục bát biến thể.
=> Nội dung:
- Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
* Những câu hát châm biếm:
- Những câu hát châm biếm thể hiện nỗi niềm tâm sự của tần lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp lao động dưới chế độ cũ.
- Những câu hát châm biếm là những câu hát phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của hạng người và sự việc đáng chê cười.
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
- Hình thức: nói ngược.
- Chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
-Hạng người này thời nào, nơi nào cũng cần phải phê phán.
- Hai dòng đầu:
+ Bắt vần “ao”, “đào”
+ Chuẩn bị giới thiệu nhân vật “chú”
+ Cô yếm đào( cô gái đẹp) >< chú tôi( có nhiều tật xấu)
- “ Hay tửu hay tăm” nghiện rượu, nát rượu.
- “ Hay nước chè đặc” nghiện chè.
-“ Hay nằm ngủ trưa”
-“ Ngày thì ước những ngày mưa” khỏi phải đi làm
-“ Đêm thì ước những đêm thừa trống canh” được ngủ nhiều
* Những câu hát than thân:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
- BPTT:
+ Điệp từ “ thương thay”: Lời người lao động thương và đồng cảm với những người khốn khổ và chính mình.
+ Hình ảnh ẩn dụ:
- Con tằm: bị bóc lột sức lao động
- Con kiến: chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo.
- Con hạc: cuộc đời mịt mờ, phiêu bạt.
- Con cuốc: nỗi oan trái không ai hiểu.
=> Nỗi khổ trăm bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái.
=> Nội dung: Thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ cay đắng, khổ cực, phơi bày các sự việc mâu thuẫn, các thói hư tật xấu.
II. Tiếng Việt
1. Từ láy
- Thế nào là từ láy?
+ Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa, nhưng khi ghép lại thành 1 từ có nghĩa.
- Tác dụng của từ láy?
+ Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật, hiện tượng.
2. Từ ghép
- Các loại từ ghép
+ Có 2 loại từ ghép là: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)
- Nghĩa của từ ghép
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
3. Quan hệ từ
- Thế nào là quan hệ từ?
+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.; Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn
- Sử dụng quan hệ từ?
+ Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ( dùng cũng được, không dùng cũng được)
+ Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp
Mình mới viết được thế này thôi bạn ạ, bạn cho cả cái đề cương lên đây thì bạn đợi tí nhé
Thanks
bạn lên google ghi https/ /vndoc.com/bo-15-de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-7/download
nhớ k cho mik nha
dhyiwwefihhuhgruiewuhwhufwefwuhwefhufhfsdifsđ
Bạn vào link này nè để tham khảo nha:
https://dethikiemtra.com/de-thi-hoc-ki-2-lop-7-mon-van
Còn muốn có đáp án thì vào link này :
https://www.vietjack.com/de-kiem-tra-lop-7/de-thi-ngu-van-lop-7-hoc-ki-2.jsp