Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Trắc nghiệm
Câu 1: (0,5đ) Mức 1
Chất lỏng có đặc điểm gì?
A. Không có hình dạng nhất định,chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.
B. Có hình dạng nhất định nhìn thấy được.
C. Không có hình dạng nhất định, có dạng của vật chứa nó nhìn thấy được.
Câu 2: (0,5đ) Mức 2
Để sản xuất ra muối biển từ nước biển người ta dùng phương pháp nào?
A. Lọc
B. Lắng
C. Chưng cất
D. Phơi nắng
Câu 3: (0,5đ) Mức 1
Nguồn năng lượng chủ yếu trên trái đất là:
A. Mặt trời
B. Mặt trăng
C. Gió
D. Cây xanh
Câu 4: (1,5đ) Mức 1
Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm trong những câu sau:
A. Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là: ................
B. Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt, mà một số cây có thể mọc lên từ.............. hoặc từ..........., hoặc từ..........
C. Những loài động vật khác nhau có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ ......, có loài đẻ.......
Câu 5: (0,5đ) Mức 2
Trong các con vật sau loài nào đẻ nhiều con trong một lứa:
A. Voi, Lợn, Gà
B. Lợn, Chó, Chim
C. Chó, Lợn
Câu 6: (0,5đ) Mức 3
Chọn đáp án đúng nhất nói về chu trình sinh sản của loài ếch:
A. Trứng được thụ tinh phát triển thành phôi và nở ra nòng nọc. Nòng nọc qua quá trình sinh trưởng và biến thái phát triển thành ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triển thành ếch trưởng thành. Sau đó ếch trưởng thành lại sinh sản.
B. Qua quá trình thụ tinh trứng được sinh trưởng và phát triền nở ra ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triển thành ếch trưởng thành.
C. Ếch trưởng thành sinh sản ra ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triền thành ếch trưởng thành.
Câu 7: (2,0đ) Mức 2
Cột A là các loại môi trường, cột B gồm những thành phần của môi trường. Hãy nối cột A với cột B để được đáp án đúng.
Các loại môi trường | Nối | Những thành phần của môi trường |
1. Môi trường rừng gồm: | a. Con người, thực vật, động vật. - Nhà cửa, phố xá, nhà máy, phương tiện giao thông,…. - Nước, không khí, ánh sáng, đất…. | |
2. Môi trường nước gồm: | b. Thực vật, động vật (sống trên cạn hoặc dưới nước). - Nước, ánh sáng, không khí, đất. | |
3. Môi trường làng quê gồm: | c. Thực vật, động vật ….(dưới nước). - Nước, ánh sáng, không khí, đất… | |
4. Môi trường đô thị gồm: | d. Con người, thực vật, động vật. - Làng xóm, đồng ruộng, công cụ lao động, phương tiện giao thông,…. - Nước, không khí, ánh sáng, đất…. |
Câu 8: (0,5đ) Mức 3
Câu nào sau đây nói đúng về vai trò của tài nguyên thực vật và động vật:
A. Cung cấp cho hoạt động sống của con người, thực vật, động vật.
B. Là môi trường sống của thực vật động vật
C. Cung cấp thức ăn cho con người, taọ ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên, duy trì sự sống trên Trái đất.
Câu 9: (0,5đ) Mức 3
Trong các việc làm sau đây việc làm nào gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên?
A. Vứt rác và sả nước thải công nghiệp bừa bãi, chặt phá rừng, săn bắn các động thực vật quý hiếm...
B. Vứt rác đúng nơi quy định, trồng cây gây rừng, dùng thuốc nổ để đánh bắt động vật quý hiếm.
C. Sả rác bừa bãi, không đốt rừng.
II. Tự luận
Câu 10: (1,5đ) Mức 3
Trong các hiện tượng sau đây hãy chứng tỏ có sự biến đổi lí học hay hóa học?
A. Trộn xi măng với cát.
B. Trộn xi măng với nước và cát.
Câu 11: (1,5đ) Mức 4
Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
>> Tham khảo đề thi mới nhất: Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm học 2017 - 2018 theo Thông tư 22
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC LỚP 5 HỌC KÌ 2
I. Trắc nghiệm
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: A
Cấu 4: (Mỗi ý đúng được 0,25đ)
A. Sự thụ phấn
B. Thân, rễ, lá
C. Trứng, con
Câu 5: C
Câu 6: A
Câu 7: (Mỗi ý đúng được 0,25đ)
1-b
2-c
3-d
4-a
Câu 8: C
Câu 9: A
II. Tự luận
Câu 10: Mỗi ý 0,5đ
a. Hiện tượng biến đổi lí học vì xi măng trộn với cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát không tạo ra chất mới, tính chất của xi măng và cát vẫn giữ nguyên.
b. Hiện tượng hóa học vì xin măng trộn nước và cát tạo thành một hỗn hợp là vữa xi măng. Vữa xi măng có tính chất hoàn toàn khác với xi măng, nước và cát.
Câu 11: Vì
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống của con người.
- Môi trường là nơi cung cấp mọi thứ cho cuộc sống của con người nếu ta không bảo vệ sẽ dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên không khai thác hơp lí, không được bảo vệ sẽ gây ra cạn kiệt.
- Ngoài ra khi môi trường bị ô nhiễm còn dẫn tới tình trạng suy thoái đất đai khiến cho động thực vật sẽ chết dần chết mòn. Sau đó sẽ ảnh hưởng đến con người và cuối cùng môi trường bị phá hủy...
Bảng ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5
Mạch kiến thức, | Số câu và | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Sự biến đổi của chất | Số câu | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | |||||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | 1,5 | 1 | 1,5 | ||||||
2. Sự dụng năng lượng | Số câu | 1 | 1 | 1 | |||||||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | 1 | ||||||||
3. Sự sinh sản của thực vật và động vât | Số câu | 1 | 1 | 1 | 3 | ||||||
Số điểm | 1,5 | 0,5 | 0.5 | 2,5 | |||||||
4. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Số câu | 1 | 1 | 2 | |||||||
Số điểm | 2 | 0,5 | 2,5 | ||||||||
5. Mối quan hệ giữa môi trường và con người | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||||
Số điểm | 0,5 | 1,5 | 0,5 | 1,5 | |||||||
Tổng | Số câu | 3 | 3 | 3 | 1 | 1 | 9 | 2 | |||
Số điểm | 2.5 | 3 | 1.5 | 1,5 | 1,5 | 7 | 3 |
Đề thi học kì 2 lớp 5 môn khoa học số 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7, 5 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng nhất:
Câu 1. Sự chuyển thể nào xảy ra trong quá trình cất nước?
A. Nóng chảy và đông đặc. B. Nóng chảy và bay hơi.
C. Bay hơi và ngưng tụ. D. Đông đặc và ngưng tụ.
Câu 2. Sự biến đổi hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?
A. Hoà tan đường vào nước. B. Thả vôi sống vào nước.
C. Dây cao su bị kéo dãn ra. D. Cốc thuỷ tinh bị rơi vỡ.
Câu 3. Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất là gì?
A. Mặt trời B. Mặt trăng C. Gió D. Cây xanh
Câu 4. Để tránh lãng phí điện, bạn cần chú ý điều gì?
A. Chỉ sử dụng điện khi cần thiết.
B. Tắt các thiết bị sử dụng điện khi ra khỏi nhà.
C. Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là (ủi) quần áo.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 5. Các cơ quan sinh dục cái và cơ quan sinh dục đực của thực vật có hoa là:
A. Đài hoa và nhụy hoa. B. Cánh hoa và bao phấn.
C. Nhụy và nhị. D. Cả 3 ý trên.
Câu 6. Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
A. Trứng. B. Sâu. C. Nhộng. D. Bướm.
Câu 7. Con vật nào dưới đây đẻ nhiều con nhất trong một lứa?
A. Voi B. Chó C. Vịt D. Lợn
Câu 8. Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
A. Mùa xuân và mùa hạ B. Mùa đông và mùa xuân.
C. Mùa thu và mùa đông D. Mùa hạ và mùa thu.
Câu 9. Môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?
A. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi vui chơi giải trí,...
B. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên dùng trong sản xuất và đời sống.
C. Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.
D. Cả 3 ý trên.
II. PHẦN TỰ LUẬN (2, 5 điểm)
Câu 1. Nêu ứng dụng của năng lượng gió trong đời sống và trong sản xuất ở địa phương em?
Câu 2. Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và nước?
Câu 3. Để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, em cần phải làm gì?
Part 2: Reading and writing
Question 6.
1. to 2. playing 3. was 4. any
Question 7.
1. o_e 2. nk 3. o_s 4. u_e
Question 8.
1. boots 2. talking 3. photos 4. many
Question 9.
1. and 2. were 3. are 4. bride
I. LISTENING.
Question 1.
1. Shirt 2. Skirt 3. Scarf 4. Gloves 5. Jeans
Question 2.
1. T 2. T 3. F 4. T 5. F
Question 3.
1 - e 2 - d 3 - c 4 - b 5 - a
Question 4. 1. boots 2. three o'clock 3. tired
4. lion 5. women
Question 5. 1. seven 2. shirt 3. video
4. classroom 5. playground
Danh từ kết hợp với an ninh:Ca quan an ninh, lực lượng an ninh, sĩ quan an ninh, chiến sĩ an ninh, xã hội an ninh, an ninh chính trị, giải pháp an ninh,...
Động từ kết hợp với an ninh:bảo vệ an ninh, giữ gìn an ninh, giữ vững an ninh, củng cố an ninh, quấy rối an ninh, làm mất an ninh, thiết lập an ninh,..
A, Danh từ: Ca quan an ninh, lực lượng an ninh, sĩ quan an ninh, chiến sĩ an ninh, xã hội an ninh, an ninh chính trị, giải pháp an ninh,...
B, Động từ: bảo vệ an ninh, giữ gìn an ninh, giữ vững an ninh, củng cố an ninh, quấy rối an ninh, làm mất an ninh, thiết lập an ninh,...
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói :
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A | Dám |
B | Không |
C | Mừng |
D | Sợ |
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)
A | Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. |
B. | Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn. |
C. | Đêm đó chị ngủ yên. |
D | Đêm đó chị ngủ đến sáng. |
Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)
A. B. | Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm.Taybê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. |
C. | Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. |
D. | Không lo vì đã quen với công việc này rồi. |
Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)
A. | Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. |
B. | Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. |
C. | Vì chị Út không muốn ở nhà nữa. |
D. | Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi. |
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)
A. B. | Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng. |
C. | Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định. |
D. | Bà Nguyễn Thị Định rất dũng cảm. |
Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A. | Câu hỏi. | B. | Câu cầu khiến. | |
C. | Câu cảm. | D. | Câu kể. |
Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. | Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. |
B. | Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. |
C. | Ngăn cách các vế trong câu ghép. |
D. | Ngăn cách các vế trong câu đơn. |
Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm)
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)
(đất nước; ngày mai)
Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôm nay, thế giới....................................;
Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồi con lớn khôn…đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
I. Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
– Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói :
– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
………………………………………………………………………….
2: Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A | Dám |
B | Không |
C | Mừng |
D | Sợ |
3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ?
A | Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. |
B. | Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn. |
C. | Đêm đó chị ngủ yên. |
D | Đêm đó chị ngủ đến sáng. |
4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ?
A. B. | Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. |
C. | Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. |
D. | Không lo vì đã quen với công việc này rồi. |
5: Vì sao chị Út muốn thoát li ?
A. | Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. |
B. | Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. |
C. | Vì chị Út không muốn ở nhà nữa. |
D. | Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi. |
6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?
A. B. | Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng. |
C. | Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định. |
D. | Bà Nguyễn Thị Định rất dũng cảm. |
7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?”
A. | Câu hỏi. | B. | Câu cầu khiến. | |
C. | Câu cảm. | D. | Câu kể. |
8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì?
A. | Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. |
B. | Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. |
C. | Ngăn cách các vế trong câu ghép. |
D. | Ngăn cách các vế trong câu đơn. |
9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ?
10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (đất nước; ngày mai)
Trẻ em là tương lai của…………………………………… Trẻ em hôm nay, thế giới………………………………;
II. Kiểm tra viết:
1. Chính tả nghe – viết: (15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồi con lớn khôn…đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).
2. Tập làm văn: (25 phút)
Em hãy tả người bạn học mà em thân thiết nhất.
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
TRƯỜNG TH ………. Lớp 5 ........ | BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Tiếng Việt (Phần đọc) |
I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
B. Kiểm tra đọc
I. Đọc hiểu (7 điểm)
Hoa giấy
Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết... Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây hoa giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời ...
Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.
Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè: những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thủa nhỏ...
Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Bài văn tả vẻ đẹp của hoa giấy vào mùa nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa hè
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Câu 2. Đặc điểm nổi bật khiến hoa giấy khác nhiều loài hoa là gì?
A. Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, rụng xuống vẫn tươi nguyên
B. Hoa giấy đẹp một cách giản dị.
C. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
D. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá.
Câu 3. Mỗi cánh hoa giấy khác một chiếc lá ở điểm nào ?
A. mỏng manh
B. rực rỡ sắc màu
C. mỏng mảnh, rực rỡ sắc màu
D. mỏng tang
Câu 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả ?
A. So sánh
B. So sánh và nhân hóa
C. Nhân hóa
Câu 5. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng ghi Đ hay sai ghi S.
Thông tin | Trả lời |
Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. | |
Hoa giấy sắp rụng khi cánh hoa chuyển sang màu vàng úa. | |
Hoa giấy đẹp một cách rực rỡ. | |
Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá. |
Câu 6. Viết 2 hình ảnh được dùng so sánh có trong đoạn 3 của bài đọc
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….…………………………………………
Câu 7. Trong bài có mấy từ chỉ màu sắc?
A. 3 từ
B. 4 từ
C. 5 từ
Câu 8. Dòng nào dưới đây là cặp từ đồng âm
A. Tươi đẹp/ xinh đẹp
B. cánh chim/ cánh hoa
C. hạt đậu/ chim đậu trên cành
Câu 9. Chủ ngữ trong câu văn: “Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước.” là:
A. Cả vòm cây lá
B. Cả vòm cây lá chen hoa
C. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm
Câu 10. Có thể thay từ “giản dị” trong câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị” bằng từ nào?Viết lại câu đó.
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….…………………………………………
II. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
Đọc một đoạn trong các bài tập đọc thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc. Bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, SGK Tiếng Việt 5 tập I (Đọc thành tiếng 2 điểm; trả lời câu hỏi 1 điểm) Điểm đọc thành tiếng:.........................điểm.
Thế là một năm học mới lại bắt đầu, qua một kì nghỉ hè dài đầy vui vẻ, chúng em bước vào một năm học mới với tâm trạng đầy háo hức. Mới hôm nào còn bỡ ngỡ nắm tay mẹ bước vào cổng trường, là những cô cậu học sinh lớp một, bây giờ chúng em đã trở thành học sinh lớp năm, trở thành những anh chị lớn trong trường. Năm nay chúng em được học một bộ sách giáo khoa hoàn toàn mới, và mẹ đã mua cho em một bộ sách giáo khoa mới, trong số những cuốn sách, cuốn mà em yêu thích nhất, đó là quyển sách Tiếng Việt lớp năm tập một.
Trải qua mỗi lớp học thì chúng em được học những quyển sách giáo khoa khác nhau, không chỉ hình dáng, độ dày mỏng của những quyển sách này khác nhau mà cả nội dung và hình thức bên trong quyển sách cũng hoàn toàn mới lạ. Mỗi khi lên một lớp mới là em lại cảm thấy rất hứng thú và vui vẻ, khi được mẹ mua cho bộ sách giáo khoa mới, thì việc đầu tiên mà em làm đó là ngồi tỉ mẩn xem xét từng quyển sách một. Tuy không hiểu những nội dung viết trong sách nhưng em đều lật mở xem từng trang một, rồi ngồi đọc những nội dung viết trong ấy, dù nó rất mới lạ so với em.
Năm nay cũng vậy, mẹ em đi chợ và mang về cho em một món quà bất ngờ, đó là một bộ sác giáo khoa lớp năm mới tinh. Em đã òa lên vui sướng, cảm ơn mẹ rồi ôm vội những quyển sách mới, để ngăn nắp trên bàn học. Sau khi ăn cơm thì em lại ngồi xem xét từng quyển sách một. Và quyển sách em đặc biệt ấn tượng và yêu thích trong bộ sách mà mẹ mua cho em, đó là quyển sách Tiếng Việt lớp năm tập một. Điều đầu tiên làm em yêu thích cuốn sách này là bởi vì kích thước của quyển sách rất vừa tay, không lớn quá, cũng không nhỏ quá. Nhìn cuốn sách trên bàn xinh xắn đến lạ kì, không chỉ vậy mà hình thức bên ngoài của cuốn sách cũng rất bắt mắt, hài hòa. Bìa của quyển sách Tiếng Việt này có màu tím nhẹ, đề mục tiếng việt được in chữ màu vàng rất nổi bật.
Điều làm em yêu thích nhất đó là hình vẽ ngoài bìa của cuốn sách này, trên đó có in hình một nhóm bạn đang ngồi học bài, có lẽ là các bạn đang làm bài tập nhóm, đặc biệt là nhìn khuôn mặt của ai cũng vui vẻ, hào hứng. Hình ảnh ấy được các bác họa sĩ vẽ rất đẹp, màu sắc cũng rất bắt mắt, làm cho bìa sách càng trở nên đẹp đẽ. Em rất thích hình ảnh minh họa này, không chỉ vì nó rất đẹp mà còn bởi vì rất ý nghĩa nữa, nó làm cho em có cảm giác hào hứng muốn được học ngay, em cũng mong muốn được cùng bạn bè học tập vui vẻ như vậy. Không chỉ phần hình thức trình bày bên ngoài cuốn sách đẹp đẽ, hấp dẫn, mà phần nội dung bài học cũng rất hay, em nghĩ nó sẽ là những kiến thức thực sự bổ ích cho chúng em.
Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi trở thành một cô học sinh lớp năm, em cũng vui vì được làm những anh chị lớn ở trường. Cùng với sự vui mừng, hào hứng đó chính là cảm giác hồi hộp và mong chờ, sự mong chờ, hi vọng ấy càng lớn hơn khi mẹ đã mua cho em bộ sách giáo khoa mới, em mong chờ được học những cuốn sách đấy, và càng mong chờ hơn khi em sắp được học quyển sách tiếng việt mà em yêu thích nhất nữa.
Chúc bn học giỏi nhé.
Mơn nhiều :))
Để chuẩn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.
Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.
Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.
Câu 1. (1 điểm) Số thập phân gồm 55 đơn vị, 7 phần trăm, 2 phần nghìn viết là:
A. 55, 720 B. 55, 072 C. 55,027 D. 55,702
Câu 2: (1 điểm) Phép trừ 712,54 - 48,9 có két quả đúng là:
A. 70,765 B. 223,54 C. 663,64 D. 707,65
Câu 3. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Giá trị của biểu thức: 201,5 - 36,4 : 2,5 x 0,9 là: ........
Câu 4. (1 điểm) Một hình hộp chữ nhật có thể tích 300dm3, chiều dài 15dm, chiều rộng 5dm.
Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là :
A.10dm B. 4dm C. 8dm D. 6dm
Câu 5. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
55 ha 17 m2 = .....,.....ha
A. 55,17 B. 55,0017 C. 55, 017 D. 55, 000017
Câu 6. (1 điểm) Lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?
A. 150% B. 60% C. 40% D. 80%
Câu 7. (2 điểm) Một người đi xe máy từ khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường AB dài 60km. Em hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ?
Bài 8. (2 điểm) Một đám đất hình thang có đáy lớn 150 m và đáy bé bằng 3/5 đáy lớn, chiều cao bằng 2/5 đáy lớn. Tính diện tích đám đất hình thang đó?
môn toán
Câu 1: Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ:
A. 5 đơn vị | B. 5 phần trăm | C. 5 chục | D. 5 phần mười |
Câu 2: Hỗn số được viết dưới dạng phân số là:
Câu 3: 5840g = …. kg
A. 58,4kg | B. 5,84kg | C. 0,584kg | D. 0,0584kg |
Câu 4: Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy 1/5 số viên bi có màu ?
A. Nâu | B. Đỏ | C. Xanh | D. Trắng |
Câu 5: Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút là:
A. 10 phút | B. 20 phút | C. 30 phút | D. 40 phút |
Câu 6: Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê ?:
A. 150% | B. 15% | C. 1500% | D. 105% |
Câu 7: Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình đó là:
A. 150 m3 | B. 125 m3 | C. 100 m3 | D. 25 m3 |
Câu 8: Đặt tính rồi tính:
a) 68,759 + 26,18
b) 78,9 – 29,79
c) 28,12 x 2,7
d) 3,768 : 3,14
Câu 9: Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ?
Câu 10: Tính bắng cách thuận tiện nhất:
0,01 + 0,02 + 0,03 + 0,04 + 0,05 + 0,95 +0,96 + 0,97 + 0,98 + 0,99
MÔN: TIẾNG VIỆT
A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
– Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói :
– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)
Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là………………………………………………………………………………..
Câu 2:Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A. Dám B. Không C. Mừng D. Sợ
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)
A | Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. |
B | Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn. |
C | Đêm đó chị ngủ yên. |
D | Đêm đó chị ngủ đến sáng. |
Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)
A. B. | Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. |
C. | Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. |
D. | Không lo vì đã quen với công việc này rồi. |
Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)
A. | Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. | |
B. | Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. | |
C. | Vì chị Út không muốn ở nhà nữa. | |
D. | Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi. |
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)
A. B. | Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng. |
C. | Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định. |
D. | Bà Nguyễn Thị rất dũng cảm. |
Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A. | Câu hỏi. | B. | Câu cầu khiến. | |
C. | Câu cảm. | D. | Câu kể. |
Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. | Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. | |
B. | Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. | |
C. | Ngăn cách các vế trong câu ghép. | |
D. | Ngăn cách các vế trong câu đơn. |
Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm)
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (đất nước; ngày mai)
Trẻ em là tương lai của…………………………………… Trẻ em hôm nay, thế giới………………………………;
II. Đọc tiếng: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn (90 tiếng/ 1 phút) và trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên chọn trong đoạn đọc đó) trong các bài sau:
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ( TV 5/ tập 2/ trang 83)
Đất nước ( TV 5/ tập 2/ trang 94)
Con gái ( TV 5/ tập 2/ trang 112)
Tà áo dài Việt Nam ( TV 5/ tập 2/ trang 122)
Công việc đầu tiên ( TV 5/ tập 2/ trang 126)
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (20 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam
Tà áo dài Việt Nam
Áo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân . Phổ biến hơn là áo tứ thân , được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau được ghép liền ở giữa sống lưng . Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau . Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ xx , chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.
Theo Trần Ngọc Thêm
2. Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút)
Em hãy viết một bài văn tả lại một cảnh đẹp của quê hương mình mà mình thích nhất.
môn khoa học
I. Trắc nghiệm: (7,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (1 điểm) Để sản xuất ra muối biển từ nước biển, người ta sử dụng phương pháp nào?
A. Lọc B. Lắng C. Chưng cất D. Phơi nắng
Câu 2: (1 điểm) Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất là gì?
A. Mặt trời B. Mặt trăng C. Gió D. Cây xanh
Câu 3: (0,5 điểm) Hợp tử phát triển thành gì?
A. Hạt B. Quả C. Phôi
Câu 4: (1 điểm) Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?
A. Sự thụ phấn B. Sự thụ tinh C. Sự sinh sản
Câu 5: (1 điểm) Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
A. Từ hai tháng đến một năm rưỡi.
B. Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi.
C. Từ hai năm đến hai năm rưỡi tuổi.
Câu 6: (0,5 điểm) Loài hươu có tập tính sống như thế nào?
A. Theo bầy đàn B. Từng đôi C. Đơn độc
Câu 7: (0,5 điểm) Tài nguyên thiên nhiên là gì?
A. Là những của cải do con người làm ra để sử dụng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
B. Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên con người khai thác và sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
C. Cả hai ý trên.
Câu 8: (1 điểm) Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?
A. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở.
B. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên để con người sử dụng trong đời sống, sản xuất.
C. Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9: (0,5 điểm) Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?
A. Thức ăn, nước uống.
B. Nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp.
C. Chất đốt ( rắn, lỏng, khí)
D. Tất cả các ý trên.
Câu 10: (0,5 điểm) Môi trường tự nhiên nhận từ các hoạt động của con người những gì?
A. Nước tiểu, phân, rác thải.
B. Khí thải, khói.
C. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.
D. Tất cả các ý trên.
II. Tự luận: (2,5 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Dung dịch là gì?
Câu 2: (1 điểm) Chúng ta cần làm gì để tránh lãng phí điện?
môn lịch sử địa lý
I - Lịch sử: (5 điểm)
Câu 1: Địa phương nào là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng khởi"? (0,5 điểm)
A. Sài Gòn B. Hà Nội
C. Bến Tre D. Cần Thơ
Câu 2: Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là: (0,5 điểm)
A. Đường Hồ Chí Minh trên biển. B. Đường số 1.
C. Đường Hồ Chí Minh. D. Đường Hồ Chí Minh trên không.
Câu 3: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (2 điểm)
(Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; lá cờ đỏ sao vàng; tiến quân ca; Hồ Chí Minh)
Quốc hội quyết định: lấy tên nước là .....................................................................; quyết định Quốc huy; Quốc kì là ............................................................; Quốc ca là bài .........................................; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài gòn - Gia Định đổi tên là .....................................................................
Câu 4: Dựa vào nội dung đã học, vì sao nói: "Ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta" (1 điểm)
Câu 5: Tại sao nói: "Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta ? (1 điểm)
II - Địa lí: (5 điểm)
Câu 1: Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ta là: (0,5 điểm)
A. Hà Nội
B. Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
C. Đà Nẵng
D. Cà Mau
Câu 2: Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì: (1 điểm)
A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ thường tập trung dọc các sông lớn và ở ven biển.
B. Có nhiều đất đỏ ba dan.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi và Cao Nguyên.
D. Có nhiều đất đỏ ba dan và Cao Nguyên; nhiều đồng bằng; sông lớn và ở ven biển.
Câu 3: Dân cư châu Phi chủ yếu là người: (0,5 điểm)
A. Da trắng
B. Da vàng
C. Da đen
D. Cả 3 ý đều đúng
Câu 4: Tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong thông tin sau: (1,5 điểm)
"Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu ......................., thực vật và động vật độc đáo. Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế .................................... nhất châu Đại Dương. Châu Nam Cực là châu lục ............................ nhất thế giới."
Câu 5: Trên trái đất có mấy đại dương ?. Đó là những đại dương nào? Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất? (1,5 điểm)
môn tin học
A. LÝ THUYẾT: (4 điểm)
Câu A 1 (0,5 đ): Kí tự đặc biệt nằm ở khu vực nào trên bàn phím
A. Hàng phím trên B. Hàng phím số; bên phải bàn phím
C. Bên phải bàn phím D. Hàng phím số, hàng phím dưới
Câu A2 (0,5đ): Để tạo bảng trong văn bản em nhấn vào nút lệnh nào dưới đây?
Câu A3 (0,5đ ): Trong phần mềm Word, để xóa hàng trong bảng em thực hiện thao tác sau:
A. Nháy chuột vào Menu Table\ Delete\ Table...
B.Nháy chuột vào Menu Table\ Insert\ Rows
C.Nháy chuột vào Menu Table\ Insert\ Table...
D.Nháy chuột vào Menu Table\ Delete\ Rows
Câu A4 (0,5đ): Nhấn phím nào sau đây để xóa hình ảnh đã chèn vào văn bản:
A. Shift B. Delete C. Alt D. Backspace
Câu A5 (0,5đ): Lợi ích của việc chèn hình ảnh là?
A. Hình ảnh được chèn vào làm văn bản trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
B. Không cần thiết phải chèn hình ảnh vào văn bản.
C. Hình ảnh minh họa trong văn bản giúp người đọc dễ hiểu nội dung hơn.
D. Hình ảnh trong văn bản chỉ có tính chất giải trí
Câu A6 (0,5đ): Em hãy chọn giải thích đúng cho dòng lệnh sau đây:
REPEAT 10 [REPEAT 4 [FD 100 RT 90]]
A. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước ở vị trí bất kì
B. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước và chồng lên nhau
C. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước ở vị trí ngẫu nhiên
D. Rùa Vẽ 10 hình chữ nhật cạnh dài 100 bước ở vị trí bất kì
Câu A7 (0,5đ): Những từ xuất hiện trong tất cả các Thủ tục của Logo là gì?
A. To và End B. Repeat và FD 100
C. CS và Home D. RT và FD 100
Câu A8 (0,5đ): Trong phần mềm Logo, để tạo thủ tục khăn thêu em gõ lệnh:
A. Repeat "khantheu B. Edit khantheu
C. Edit "khantheu D. Edit 'khan theu
B. THỰC HÀNH (6 điểm)
Câu B 1 (3 điểm): Hãy soạn thảo và trình bày theo mẫu sau:
ĐƯA CƠM CHO MẸ ĐI CÀY
Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay
Giỏ cơm trên tay, em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày
Mẹ ơi, mẹ nghỉ tay, trời trưa vừa tròn bóng
Mẹ ăn cơm cho nóng mà để trâu cho con chăn
Mai đây lúa thơm xóm thơm làng, lúa thơm lừng cả bàn tay
Là thơm nắng hôm nay khi em đưa cơm cho mẹ em đi cày
Câu B2 (3 điểm): Sử dụng phần mềm Logo để vẽ hình trang trí sau.
(Gợi ý: hình được trang trí từ một hình lục giác)
BẠN MUỐN XIN ĐỀ HỎI ĐÁP HAY LÀ ĐỀ ÔN TẬP
đề hỏi đáp nha bạn