K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2017

Đối với học sinh và đặc biệt là hs chuyên toán,những bt về hình học đã quá quen thuộc.Trong đó,tứ giác là một trong nhữn kiến thức cần nhớ.Vơis tứ giác ABCD ở ddeeef bài,có A+C=180 độ thì tứ giác ABCD nội tiếp.4 đỉnh của tứ giác thuộc 1 đường tròn và có những tính chất riếng,tự biết bằng dấu hiệu nhận biết.thôi ngại viết lắm

27 tháng 10 2017

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du

2. Thân đoạn :

a. Chân dung của Thuý Vân:

- Bằng bút pháp ước lệ, biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.

- Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hài hòa, êm đềm với xung quanh. Báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

b. Chân dung Thuý Kiều:

- Vẫn bằng bút pháp ước lệ, nhưng khắc tả Vân tác giả đã dành một phần để tả sắc, còn hai phần để tả tài năng của nàng. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp của cả sắc, tài, tình.

- Chân dung của Kiều cũng là chân dung mang số phận. Dự cảm một cuộc đời nhiều biến động và bất hạnh.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định lại về tài năng miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.

14 tháng 5 2022

Hăm bt làm

13 tháng 11 2021

Tham khảo

Từ khi cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19” được khởi động, chúng ta đã nhìn thấy tinh thần quyết liệt, khẩn trương ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành để kịp thời ứng phó với những diễn biến mới của “quân địch”; các biện pháp ngăn chặn, cách ly tại địa bàn dân cư và các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã được triển khai nhằm cô lập, triệt tiêu và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19”, đã xuất hiện nhiều tấm gương các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự nguyện, tự giác đóng góp công sức, tiền của chống giặc. Đó chính là tinh thần yêu nước, tương thân tương ái.

13 tháng 11 2021

Ảo tưởng đến thế là cùng. 

WT_Fuck.

20 tháng 12 2021

Tham khảo:

Qua đoạn trích ta thấy ông họa sĩ hiện lên là một người rất yêu và say mê với công việc của mình. Đối với ông sáng tác được một tác phẩm là vô cùng khó khăn những ông không từ bỏ mà vẫn luôn tìm kiếm, muốn vẽ ra một tác phẩm ưng ý. Ông là một nghệ sĩ chân chính bởi ông luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để phác họa được một bức chân dung mà người xem hiểu được mà không phải hiểu như một ngôi sao xa. Và cảm hứng, khát vọng của ông bùng nổ mạnh mẽ khi ông được gặp và tiếp xúc với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn. Nhìn thấy người thanh niên ấy ông có một sự xúc động mạnh, nó thôi thúc ông phải cầm bút lên vẽ. Mặc dù ông biết để phác họa được bức chân dung của anh thanh niên là vô cùng khó khăn nhưng ông chấp nhận sự khó khăn ấy để làm ra một tác phẩm để đời. Qua đây ta thấy ông họa sĩ là hiện thân của con người luôn ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thân đối với công việc, với cuộc đời và với đất nước. Tâm hồn nghệ sĩ cho ông những sợi dây tinh nhậy để rung cảm trước những nét đẹp của cuộc đời, nhận ra chân giá trị của cái đẹp bắt nguồn từ chính cuộc sống đời thường, từ những con người giản dị.

20 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Hình tượng Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là biểu trưng cho số phận đầy những oan trái của người phụ nữ. Trước hết, người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có quyền chọn lựa cho mình hạnh phúc. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh chính là cuộc trao đổi tiền bạc và vì lẽ đó, nàng Vũ Nương dù có công dung ngôn hạnh thì cũng mãi ở vế thấp hơn và chịu thiệt thòi. Nhưng khổ đau không dừng lại khi mà chiến tranh xảy đến. Người chồng- chỗ dựa vững chãi nhất của người phụ nữ phải tham gia vào chiến trận và số phận họ sẽ đi về đâu khi mà nơi chiến trường kia chỉ có chết chóc. Cuộc đời người phụ nữ héo mòn trong những năm tháng chờ chồng không chút tin tức. Ở lại với nàng chỉ là đứa con thơ chưa một lần gặp cha cùng mẹ già ốm đau. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nàng Vũ Nương tài đức đã đóng vai trò vừa là cha, vừa là mẹ chăm lo bé Đản, vừa thay chồng chăm mẹ già ốm đến khi mẹ mất. Ngôi nhà dưới bàn tay Vũ Nương yên ấm suốt những năm tháng người chồng đi xa. Để rồi khi người chồng trở về thì những mâu thuẫn nảy sinh và là bước ngoặt đầy oan ức, khổ đau trong cuộc đời người phụ nữ. Bản tính đa nghi của người đàn ông, sự gia trưởng của Trương Sinh đã dồn ép Vũ Nương đến cái chết thương tâm. Người phụ nữ không thể minh oan cho mình bởi người chồng quá đa nghi, độc đoán. Đau khổ chiến tranh chia ly vừa chấm dứt, nàng lại ngay lập tức đối mặt với đau khổ trong hôn nhân. Bi kịch đẩy nàng đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân. Số phận của người phụ nữ trong xã hội đều đau khổ, có tài hoa, có đức hạnh đi chăng nữa thì cuộc đời tương lai phía trước của họ cũng chỉ là màn đêm tối tắm. Tấn bi kịch của nàng Vũ Nương cũng là biểu trưng cho cuộc đời, số phận khổ đau của người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến bạo tàn.

2 tháng 8 2023

Từ xa xưa, ông cha ta đã có những truyền thống tốt đẹp, để tiếp nối những truyền thống tốt đẹp ngày trước, thế hệ trẻ chúng ta luôn giữ vững tinh thần học tập và lao động hăng say để xây dựng đất nước phát triển. Đồng thời, còn tự lực cánh sinh. Vậy tự lực cánh sinh là gì? Tự lực cánh sinh là câu thành ngữ được sử dụng để ám chỉ về việc bản thân đã tự mình nỗ lực hết mình để sống, phát triển mà không cần phải nương tựa, nhờ vả vào ai cả. Không phải ai cũng suôn sẻ và luôn gặp được điều tốt trong cuộc sống này, với nhiều người mồ côi hay bỏ nhà ra đi thì việc tự lực cánh sinh là điều thường thấy khi mà họ phải 1 mình lăn lộn giữa dòng đời để tồn tại mà không được ai quan tâm, lo lắng và chăm sóc. Họ phải tự nỗ lực làm tất cả mọi thứ, tuy tủi thân nhưng vẫn phải cố gắng để tồn tại. Với nhiều người đã đạt được thành công, khi mà phải tự lực cánh sinh thì họ thường rất dày dạn kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như từng trải qua nhiều khó khăn trong đời. Nếu muốn học tập ai đó về cách sống thì những người này chính là 1 tấm gương sáng cho bạn noi theo. Tiêu biểu có thể nhắc đến nhân vật Mai An Tiêm, Câu chuyện Mai An Tiêm tự lực cánh sinh, vững vàng trên cánh đồng dưa hấu bạt ngàn chỉ với một câu nói truyền cảm hứng: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ” đã khiến cho nhiều người vô cùng ấn tượng. Nhờ câu chuyện Mai An Tiêm trồng dưa hấu mà sự nghiệp gây dựng hình ảnh người dân lao động đã dần trở thành 1 hình tượng sống cao đẹp với đức tính tự tin, cần cù vượt khó, thông minh và dũng cảm kiên cường. Không có thành quả nào vững bền mãi mãi nếu như không tạo lập bằng chính sức mạnh, công lao của chính bản thân mình, từ những giọt mồ hôi, nước mắt gian khó mới có được. Tóm lại, muốn sung sướng thì phải biết cách tự lực cánh sinh và cần cù lao động.