Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa tư bản nói chung, chủ nghĩa đế quốc nói riêng luôn tìm cách thích nghi trước sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của các mối quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế, nhưng bản chất của chúng vẫn không thay đổi. Bởi vậy, trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải đề cao cảnh giác, chủ động chống lại âm mưu "diễn biến hòa bình", ra sức phát huy nội lực và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941) đã tạo cơ sở vật chất vững chắc để Liên Xô có thể đánh thắng phát xít Đức trong cuộc chiến tranh vệ quốc (1941-1945). Bởi trong chiến tranh nếu không có nguồn nhân lực và vật lực vững chắc thì khó có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến.
Đáp án cần chọn là: C
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là sự kiện có tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) vì nó không chỉ tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản mà còn kéo theo sự khủng hoảng về chính trị, hình thành hai nhóm quốc gia đi theo hai con đường khắc phục khủng hoảng khác nhau. Đặc biệt, là dấu hiệu cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp nổ ra.
Đáp án cần chọn là: C
Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm lớn so với tất cả các giai đoạn phát triển trước đây là trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, trình độ khoa học công nghệ rất cao của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Các nước tư bản phát triển, như Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật Bản là những nước đi đầu trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đi đầu trong các lĩnh vực điện tử, tin học, thông tin, viễn thông, phát triển Internet, trí tuệ nhân tạo, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh học... làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chất lượng, hiệu quả của những ngành kinh tế truyền thống và tạo nên nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều sản phẩm mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng, mức cạnh tranh cao.
Tham khảo
- Sự phát triển, mở rộng của chủ nghĩa xã hội:
+ Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị - quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ thuật thế giới.
- Do những sai phạm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chế độ xã hội chủ nghĩa đã tan rã ở các nước Đông Âu (vào cuối những năm 80) và Liên bang Xô viết (1991).
- Từ năm 1991 đến nay, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba... từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa và đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác.
- Từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Những thành tựu đó đã góp phần nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.
Lời giải:
♦ Thành tựu tiêu biểu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc:
- Về chính trị: thành tựu lớn nhất là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra và xây dựng được hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
- Về kinh tế:
+ Trung Quốc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm. Giai đoạn 1978 - 2012, tăng trưởng kinh tế bình quân của Trung Quốc đạt 9,6 %, giai đoạn 2013 - 2016 đạt mức 7,2 %.
+ Từ năm 2010, nền kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và duy trì vị trí thứ hai thế giới (sau Mỹ).
+ Kinh tế Trung Quốc trở thành một trong những nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.
+ Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới.
- Về xã hội:
+ Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao.
+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI) năm 2021 vượt mốc 12.500 USD, số người thoát nghèo ổn định trong giai đoạn 2016 - 2021 đạt hơn 60 triệu người.
- Về khoa học - kĩ thuật:
+ Năm 1992, Trung Quốc thực hiện chương trình thám hiểm không gian. Năm 2003, với việc phóng tàu “Thần Châu 5” vào vũ trụ, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Liên Xô, Mỹ) có tàu đưa con người bay vào vũ trụ.
+ Hệ thống tàu cao tốc của Trung Quốc thể hiện sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật.
+ Trung Quốc cũng nâng cao năng lực tự chủ về khoa học công nghệ như: trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng sinh học, công nghệ sinh học,...
- Về đối ngoại:
+ Chính sách đối ngoại của Trung Quốc có nhiều thay đổi theo xu thế đa dạng hoá, đa phương hoá trong các mối quan hệ song phương và đa phương. Vai trò và vị thế quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.
+ Từ năm 1997 đến năm 1999, Hồng Kông và Ma Cao lần lượt trở lại thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Hiện nay, đây là hai trung tâm kinh tế, tài chính lớn của quốc gia này.
- Về văn hóa - giáo dục: nền giáo dục quốc dân phát triển mạnh trên quy mô lớn và có nhiều tiến bộ, xuất hiện nhiều trường đại học chất lượng cao.
-
Về quốc phòng: Trung Quốc cũng trở thành một cường quốc xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự.
♦ Ý nghĩa:
- Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa đã khẳng định đường lối cải cách, mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đúng đắn.
- Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội.
- Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.
Em không đồng ý với quan điểm trên.
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, xã hội loài người đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại. Tuy nhiên, cho dù có khoác trên mình những “tấm áo choàng lộng lẫy” như thế nào đi nữa thì bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn không hề thay đổi, đúng như nhận định của Đảng ta “về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công”. Sự áp bức, bất công đó thông qua sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền, của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Sự thống trị đó không chỉ đóng khung trong từng quốc gia, dân tộc mà được quốc tế hóa hơn bao giờ hết. Sự áp bức, bóc lột được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau và ngày càng mang tính chất tinh vi hơn trước; hình thức bóc lột cũng luôn có sự thay đổi dựa trên việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Sự bóc lột vượt khỏi biên giới quốc gia và được triển khai trên phạm vi quốc tế thông qua nhiều hình thức.
Dù có điều chỉnh thích nghi nhưng chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn không thể vượt qua khỏi mâu thuẫn vốn có, đó chính là“mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa”. Ngay khi đã mâu thuẫn sâu sắc với lực lượng sản xuất, nó vẫn chưa hết khả năng tự “co dãn”, tự điều chỉnh để thích nghi với lực lượng sản xuất mới, qua đó thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển trong thời kỳ nhất định. Đảng ta nhận định “Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản”. Như vậy có thể thấy rằng, chủ nghĩa tư bản hiện đại trong khi chưa phát triển đến giai đoạn diệt vong gần kề nó đang tiếp tục tiến triển một cách khách quan đến một xã hội khác cao hơn.
Tham khảo: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến đời sống kinh tế - xã hội thế giới
- Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế
+ Góp phần chuyển dịch nền kinh tế toàn cầu sang nền kinh tế tri thức.
+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: tăng trưởng mạnh ở các ngành công nghiệp dựa vào đổi mới sáng tạo, nông nghiệp công nghệ cao hay thương mại điện tử,...; giảm tăng trưởng ở các ngành sản xuất dựa vào khai thác lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
+ Thay đổi phương thức sản xuất theo hướng sản xuất thông minh, góp phần làm giảm chi phí và tiết kiệm thời gian sản xuất dẫn đến hạ giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh, hiệu quả của doanh nghiệp.
+ Nhiều sản phẩm, dịch vụ mới ra đời và theo hướng cá nhân hoá để phù hợp với từng người tiêu dùng riêng lẻ.
+ Nhiều mô hình kinh tế mới đã ra đời, như: mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn và kinh tế số.
- Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xã hội
+ Về chất lượng cuộc sống: Cách mạng công nghiệp 4.0 làm tăng năng suất lao động xã hội, từ đó cải thiện đời sống người dân. Thu nhập của người dân được nâng cao; các dịch vụ tiện ích phục vụ cho đời sống ngày càng đầy đủ và tiện nghi; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí,... cũng được phát triển, hiện đại hóa, đa dạng.
+ Về văn hóa: Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây,... giúp mọi người tiếp cận lượng thông tin khổng lồ của toàn nhân loại. Các phương tiện truyền thông giúp lan toả các hoạt động văn hóa.
+ Về việc làm: Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, tạo ra những thay đổi lớn về việc làm. Các ngành nghề đòi hỏi đổi mới sáng tạo ngày càng cao; đồng thời giảm thiểu các công việc thủ công có tính chất lặp đi, lặp lại. Nhiều lĩnh vực có khả năng tự động hóa đã được thay thế một phần hoặc hoàn toàn nên đòi hỏi năng lực, trình độ của người lao động phải được nâng cao.
+ Làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo: trong Cách mạng công nghiệp 4.0, lao động làm việc trong các lĩnh vực sáng tạo sẽ có thu nhập cao, trong khi lao động phổ thông sẽ có thu nhập thấp.
+ Các vấn đề về an ninh xã hội: Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện để các quốc gia ứng phó và xử lí hiệu quả hơn với nhiều thách thức về an ninh, an toàn xã hội. Tuy nhiên, sự gia tăng kết nối thông qua internet cũng đặt ra hàng loạt vấn đề về bảo đảm an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin cá nhân.