Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Do DA và DC là các tiếp tuyến của đường tròn (O) nên DA = DC (T.c hai tiếp tuyến cắt nhau)
Tương tự EB = EC
Vậy nên DE = DC + CE = AD + BE
b) Ta thấy DA = DC; OA = OC nên OD là đường trung trực của đoạn AC.
Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có \(OD\perp AC\)
Do AB là đường kính, C thuộc đường tròn (O) nên \(\widehat{ACB}=90^o\) hay \(BC\perp AC\)
Vậy nên OD//BC
c) Xét tứ giác ADEB có AD và BE cùng vuông góc với AB nên ADEB là hình thang vuông.
Xét hình thang vuông ADEB có I là trung điểm DE, O là trung điểm AB nên OI là đường trung bình hình thang ADEB.
Vậy thì \(OI=\frac{AD+BE}{3}=\frac{DE}{2}=ID\)
Vậy O nằm trên đường tròn \(\left(I,ID\right)\)
Lại có OI // DA //EB nên \(OI\perp AB\)
Vậy AB là tiếp tuyến của đường tròn \(\left(I,ID\right)\)
d) Do AD // BE nên áp dụng định lý Ta-let ta có:
\(\frac{AK}{KE}=\frac{DK}{KB}=\frac{AD}{BE}\)
Lại có \(\frac{AD}{BE}=\frac{DC}{CE}\Rightarrow\frac{AK}{KE}=\frac{DC}{CE}\)
Xét tam giác ADE có \(\frac{AK}{KE}=\frac{DC}{CE}\) nên CK // DA
Mà DA vuông góc với AB nên CK cũng vuông góc với AB.
Xét tam giác ADB có KH // DA nên \(\frac{DA}{KH}=\frac{BD}{KB}=\frac{DK+KB}{KB}=\frac{DK}{KB}+1\)
Xét tam giác ADE có KC // DA nên \(\frac{DA}{KC}=\frac{AE}{KE}=\frac{AK+KE}{KE}=\frac{AK}{KE}+1\)
Mà ta đã có \(\frac{DK}{KB}=\frac{AK}{KE}\) nên \(\frac{DA}{KH}=\frac{DA}{KC}\Rightarrow KH=KC\) hay K là trung điểm CH.