Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án C. Khai khẩn đất hoang vào phía Nam, lập làng ấp mới.
tớ chỉ nhớ là có 7 luật của thiên chúa thôi còn có những gì thì mình ko biết !
(đạo chúa mà vẫn ngu)
:))
Trl : Sự kiện này đã được sử sách của Nhà Lê, Nhà Nguyễn ghi chép đầy đủ. Theo sử sách, vào khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, để tăng cường quản lý vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Chúa Nguyễn đã lập ra đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hảido Triều đình quản lý và chỉ đạo hoạt động.
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
Sau khi Quang Trung qua đời Triều đại Tây Sơn suy yếu dần, lợi dụng thời , Nguyễn Ánh huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long. Định đô ở Phú Xuân –Huế.
- Những sự kiện nào chứng minh các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai?
Những sự kiện chứng minh các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai là: Các vua không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước từ trung ương đến địa phương, từ việc đặt ra luật pháp đến việc tổ chức các kì thi Hội, từ việc thay đổi các quan trong triều, điều động quân đi đánh xa đến việc trực tiếp điều hành các quan đứng đầu tỉnh v.v...
Sau khi Quang Trung mất, Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn năm 1802 lấy hiệu là Gia Long đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
Những sự kiện chứng tỏ vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai là:
+ Không đặt ngôi hoàng hậu
+ Bỏ chức tể tướng
+ Tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trong từ trung ương đến địa phương.
Trả lời :
9 chúa :
1. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525 – 1613). Ông nội là Nguyễn Hoằng Dụ, cha Nguyễn Kim và anh rể Trịnh Kiểm đều là những trọng thần của triều đình nhà Hậu Lê. Sau khi Nguyễn Kim bị một hàng tướng của nhà Mạc đánh thuốc độc chết, rồi Trịnh Kiểm giết anh trai ông là Nguyễn Uông, Đoan quận công Nguyễn Hoàng lo ngại cho người hỏi ý kiến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và được ngầm chỉ bảo “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, ông bèn nhờ chị gái là Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, người anh rể cũng muốn Nguyễn Hoàng đi xa khỏi gây ảnh hưởng đối với vua Lê nên chấp thuận. Ông xưng Chúa năm 1558, là vị chúa khai sinh của triều đại, ban đầu đóng dinh ở làng Ái Tử, tỉnh Quảng Trị. Kể từ đó các đời vua chúa kế tục mở mang bờ cõi về phương Nam và thống nhất hoàn toàn đất nước vào năm 1802 dưới triều vua Gia Long. Năm 1601 ông cho xây chùa Thiên Mụ.
2. Chúa Sãi (Chúa Bụt) Nguyễn Phúc Nguyên (1563–1635). Ông là người đầu tiên mang họ Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mẹ ông có thai chiêm bao có vị thần đưa tờ giấy đề chữ “Phúc”, quần thần chúc mừng đề nghị đặt tên thế tử là “Phúc”, nhưng muốn cả dòng tộc sau này được hưởng phúc nên bà lấy chữ này làm tên lót. Năm 1626, để chuẩn bị cuộc chiến với chúa Trịnh ông cho dời dinh vào huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1601–1648). Năm 1636 chúa Thượng dời phủ vào Kim Long, thương cảng Thanh Hà – Bao Vinh hình thành ngay sau đó, cùng với Hội An là hai cửa ngõ ngoại thương lớn nhất Đàng Trong của các chúa Nguyễn thời bấy giờ.
4. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620–1687), được sử sách đánh giá là tướng tài, Bắc đốt cháy Hà Lan, đánh tan quân Trịnh tiến đánh Đàng Trong, Nam dẹp yên Chăm Pa, Chân Lạp.
5. Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái (1650–1691). Ông là người dời phủ về làng Phú Xuân. Phú Xuân từ đó trở thành chính dinh của các đời chúa Nguyễn tiếp theo và là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn sau này.
6. Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1675–1725). Ông là người đầu tiên sai sứ sang nhà Thanh xin phong vương nhưng không được chấp thuận vì nhà Thanh vẫn xem vua Lê ở Đàng Ngoài là vua của đất Việt lúc đó.
7. Chúa Ninh Nguyễn Phúc Chú (1697–1738). Ông có công trong việc thiết lập đơn vị hành chính mới, giữ gìn và mở mang vùng đồng bằng sông Cửu Long.
8. Chúa Vũ Nguyễn Phúc Khoát (1714–1765). Năm 1744, lúc này Chúa Trịnh đã xưng vương nên Nguyễn Phúc Khoát cũng xưng Vũ Vương và xem Đàng Trong như một nước độc lập.
9. Chúa Định Nguyễn Phúc Thuần (1754–1777). Khi còn sống, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát chọn con trai thứ chín là Nguyễn Phúc Hiệu nối ngôi, nhưng Nguyễn Phúc Hiệu chết còn con ông đang quá nhỏ nên Vũ Vương cho con trai thứ hai là Nguyễn Phúc Luân (cha vua Gia Long sau này) nối ngôi. Khi Vũ Vương chết, quyền thần Trương Phúc Loan giết Nguyễn Phúc Luân lập Nguyễn Phúc Thuần khi ấy mới 12 tuổi lên ngôi để dễ bề thao túng. Năm 1777 ông bị nhà Tây Sơn giết khi 26 tuổi, chưa có con nối dõi.
9 chúa-13 vua
1. Chúa tiên Nguyễn Hoàng
2. Chúa sãi Nguyễn Phúc Nguyên
3. Chúa thượng Nguyễn Phúc Lan
4.Chúa hiền Nguyễn Phúc Tần
5. Chúa nghĩa Nguyễn Phúc Thái
6. Chúa minh Nguyễn Phúc Chu
7. Chúa ninh Nguyễn Phúc Chú
8. Chúa vũ Nguyễn Phúc Khoát
9. Chúa định Nguyễn Phục Thuần