Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài:
- Giới thiệu đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".
Mẫu: Xã hội này liệu có chấp nhận một con người tài năng nhưng lại vô ơn, không nhớ đến cội nguồn của mình?. Chẳng bao giờ có thể, chữ đức luôn trước chữ tài: "Tiên học lễ, hậu học văn". Và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" chính là để nhắc nhở chúng ta về những điều trên.
Thân đoạn:
- Giải thích:
+ "Uống nước nhớ nguồn"
-> Nghĩa đen: Chỉ đến hành động uống một nguồn nước nào đó cần nhớ đến cái nguồn, nơi đã dẫn nước cho mình uống.
-> Nghĩa bóng: Khuyên nhủ chúng ta cần có lòng biết ơn, luôn nhớ về nguồn cội quê hương mình.
- Ý nghĩa của đạo lý:
+ Cho ta hiểu được cách sống, một đạo đức tốt đẹp.
+ Nhắc nhở ta dù ở đâu, dù là người ntn đều phải nhớ về cội nguồn của bản thân.
- Bàn luận, phân tích:
+ Vì sao ta phải học hỏi theo đạo lý này?
-> Không thể sống vô ơn khi là một con người.
-> Vì nếu không học hỏi, làm theo đạo lý này chúng ta sẽ trở nên vô đạo đức là một kẻ không được tôn trọng quý mến.
- Dẫn chứng:
+ Lễ hội đền Hùng: nhớ ơn về những vị vua hùng lập ra đất nước.
+ Biết ơn những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh để mình được sống trong bình yên.
+ Biết ơn bố mẹ.
+ Thương yêu quê hương, đất nước.
- Mở rộng:
+ Phê phán những con người vô ơn, bội nghĩa.
-> Những người con bất hiếu.
- Đánh giá:
+ Đạo lý trên là đạo đức bất hủ mà con cháu ta bao giờ cũng phải học theo.
Kết bài:
- Tổng kết.
- Liên hệ bản thân em.
Em tham khảo nhé !!
I. Mở bài
Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Tục ngữ có câu "Uống nước nhớ nguồn". Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
II. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn".
- Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
- Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
=> Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
b. Chứng minh: uống nước phải nhớ nguồn
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".
- Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
- Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
- Biết ơn là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó. Biểu hiện:
+ Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết,...)
+ Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11,...)
+ Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,...)
c. Rút ra bài học:
- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
- Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
d. Liên hệ thực tế
- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
- Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống đó.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Nêu bài học cho bản thân.
Tham khảo:
A, MB:
- giới thiệu câu tục ngữ: Từ bao đời nay, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" vẫn là câu tục ngữ được người dân VN truyền lại để dạy bảo con cháu mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu tục ngữ với kết cấu ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ thuộc đã trở thành bài học đạo lý của mọi người dân VN về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung, ân tình, có trước có sau
- Đối với thế hệ trẻ ngày nay, việc sống ân nghĩa, thủy chung, luôn khắc ghi những điều tốt đẹp trong quá khứ chính là một thái độ sống tròn vẹn, một đạo đức tròn vẹn
B, MB:
1. Giải thích câu tục ngữ:
- Đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" câu tục ngữ răn dạy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo.
- câu tục ngữ có ý khuyên nhủ rằng, khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt, uống nước thì phải nhớ đến người đã trồng và nguồn đã tạo ra chúng vậy.
- Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình.
2, Những dẫn chứng minh chứng cho việc nhân dân ta đã làm theo truyền thống ấy:
- Đối với những người có công với cách mạng,gia đình thương binh, liệt sĩ: Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính
- Đối với những anh hùng liệt sĩ, nhà nước luôn có những buổi thắp hương tri ân đến tượng đài, phần mộ của họ
3, Mở rộng về học sinh
- Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau.
- Học sinh có thể tích cực tham gia vào các chương trình tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công cách mạng ở trường học hoặc ở địa phương
c, KB
Tóm lại, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" chính là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân VN. Chính vì vậy, mỗi người dân đều cần học và làm theo truyền thống ấy.
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều kinh nghiệm quý báu, nhiều bài học đạo lý nhắc nhở con người sống đúng, sống đẹp. Một trong những câu tục ngữ đó là ”Uống nước nhớ nguồn”.
Với một giọng thơ đầy tươi trẻ, giọng thơ đầy suy ngẫm mang hương vị ca dao đằm thắm, mượt mà, Nguyễn Du trở thành gương mặt tiêu biểu và quen thuộc của phong trào thơ chống Mĩ. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng như “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, “Đò lèn”… “Ánh trăng” cũng là thiphẩm được nhiều người nhắc đến. Ra đời năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bài thơ ghi lại chân thực một thoáng giật mình của thi sĩ trước vẻ đẹp vầng trăng ân tình. Trong cuộc sống mới, sinh hoạt mới, con người bị cuốn vào guồng quay củacông việc, của cuộc sống mà vô tình quên đi những ân tình, những kỉ niệm của quá khứ. Nhưng vầng trăng vẫn vậy, tình nghĩa, thủy chung một lòng, không có chút thay đổi. Ý vị xót xa của bài thơ được thể hiện rất rõ trong toàn bài thơ, đặc biệt là trong khổ thơ cuối của bài.Trong bài thơ “Ánh trăng”, hình ảnh vầng trăng đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho những kí ức, biểu tượng cho quá khứ và vẻ đẹp đời sống bình dị, vĩnh hằng. Nhắc đến trăng là Nguyễn Duy muốn nhắc đến lối sống ân tình thủy chung. Nếu ở những khổ thơ trước đó, Nguyễn Duy đã gợi mởra khoảnh khắc khu phố mất điện, để rồi giật mình nhìn thấy vầng trăng, bao nhiêu kỉ niệm, hình ảnhquá khứ gắn bó với trăng cũng như dòng thác lũ ào ào mà đổ về. Hình ảnh quá khứ càng tươi đẹp bao nhiêu, càng gắn bó bao nhiêu thì nhà thơ càng tự trách mình bấy nhiêu, trách mình sao lỡ vô tình mà quên đi, để bây giờ nhớ lại thì trong lòng lại dâng đầy tư vị của niềm xót xa. Nói về sự thủy chung của ánh trăng, cũng là lời nhắc nhở, kiểm điểm chính mình, khổ thơ cuối chứa những triết lí ýnghĩa khiến cho độc giả phải suy ngẫm:“Trăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình”Trăng, một nhân chứng cho những kỉ niệm, những hồi ức khi xưa. Trăng gắn liền với cả một thời tuổi trẻ, cùng nhà thơ lớn lên, khi trưởng thành thì vầng trăng theo sát từng chặng hành quân, chiếnđấu gian khổ. Có thể nói, với Nguyễn Du, vầng trăng không chỉ là một hiện tượng của tự nhiên, vũ trụ, không phải là một vật vô tri vô giác mà là một người bạn, một người tri kỉ, là “vầng trăng tình nghĩa” của nhà thơ. Ở đây, vầng trăng đã trở thành biểu tượng của quá khứ, biểu tượng của một thời gian khó nhưng không bao giờ có thể lãng quên, là những phần kí ức sẽ luôn đi theo nhà thơ đến suốt cuộc đời.“Trăng cứ tròn vành vạnh”“Tròn vành vạnh” tả vẻ đẹp vầng trăng thiên nhiên trong sáng, viên mãn. Về cái nhìn thị giác, tròn vành vạnh là vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên, là cái đẹp không bao giờ gây nhàm chán, thất vọng với con người. Ngoài nghĩa tả thực, hình ảnh vầng trăng tròn , lặng lẽ còn biểu tượng cho sự thủy chung, cho tình nghĩa đã từng có trong những hồi ức. Những hồi ức ấy vẫn mãi “sáng”, vẫn mãi tròntrịa, viên mãn như vậy, không hề có chút đổi thay, dù thời gian có trôi qua đi nữa, thì tình nghĩa của quá khứ vẫn còn đó, không hề phai nhạt. Nhưng, sự cảm thán về vầng trăng chỉ là cách gợi mở để nhà thơ tự trách mình, trách mình lỡ vô tình, quên đi những hồi ức tốt đẹp ấy:“kể chi người vô tình” “người vô tình” ở đây ta có thể hiểu là sự trách móc mà nhà thơ dành cho chính bản thân mình. Trách mình sao có thể quên đi những tháng ngày của quá khứ, quên đi những kỉ niệm của tuổi trẻ. Để bây giờ nhận ra bỗng cảm thấy xót xa, thấy mình sao thật vô tình. Sự tự trách của nhà thơ cũng làm cho độc giả cảm nhận một tâm hồn thật đẹp, đó là vẻ đẹp của nhân cách. Nhà thơ vốn là người trọng tình nghĩa, song vì nhịp sống mới quá hối hả xô bồ mà nhà văn vô tình quên đi. Nhưng đó chỉ là sự lãng quên trong khoảnh khắc, bởi những kỉ niệm đẹp vẫn nằm trong sâu thẳm trái tim của nhà thơ, vì vậy khi được ánh trăng soi chiếu, nhà thơ mới xúc động, mới dạt dào tình cảm đến vậy.“ánh trăng im phăng phắc”Trăng là biểu tượng của thiên nhiên thanh lành, tươi mát, biểu tượng của sự bao dung độ lượng, của tình nghĩa thủy chung, trọn vẹn không đòi hỏi sự đáp đền. Đó chính là phẩm chất cao cả của ánh trăng mà Nguyễn Duy cũng như nhiều nhà thơ khác đã phát hiện và cảm nhận một cách sâu sắc: “ánh trăng im phăng phắc” là tuyệt đối lặng yên, không mảy may lay động. Sự tình nghĩa của ánh trăng mãi thủy chung, dù cho cuộc sống có bao biến động, bao đổi thay thì vầng trăng vẫn thế, không hề có sự đổi thay. Kí ức, những kỉ niệm không hề vô tri, vô giác, nó như một sinh thể có linh hồn, có sự sống. Mà ở đây nhà thơ Nguyễn Duy đã kí thác qua hình ảnh ánh trăng. Con người có thể đổi thay, có thể quên lãng nhưng những kí ức thì vẫn còn đó, nó sống cùng thời gian, năm tháng. Để đến một lúc nào đó, nó sẽ gợi nhắc con người bằng những gì thân thương, gần gũi nhất. Con người chỉ chấn động khi chợt nhận ra, nghe lời nhắc nhủ, răn dạy trong sự uy nghi, tĩnh lặng của vầng trăng:“ ánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình”Bao dung mà nghiêm khắc, nghiêm khắc nhưng không lạnh lùng, người bạn tình nghĩa vầng trăng, ánh trắng khiến con người giật mình và thức tỉnh. “Giật mình” là cảm giác, là phản xạ tâm lí của người biết suy nghĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ giật mình vì chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, nông nổi trong cách sống của chính mình. “Giật mình” vì ăn năn, tự vấn; “Giật mình” vì lãng quên năm tháng xưa, bạn bè gian khổ, đói nghèo mà ân tình, ân nghĩa. Trong dòng thác vận động của cuộc sống, những cái “giật mình” như vậy mới đáng quý làm sao. Nó hướng con người đến những giá trị cao đẹp; bảo vệ con người trước những cám dỗ; níu giữ con người khỏi bị trôi trượt trong lo toan bộn bề của cuộc sống. Câu thơ cuối cất lên như một lời tự thú, một lời tự trách, một lời tự nhắccủa nhà thơ.Nhà thơ tự trách mình đã quá vô tình, vô tình vì quên lãng, vô tình vì đã có những phút quên đi những ngày tháng, những kỉ niệm, những kí ức ấy. Sự tự trách của nhà thơ cũng làm cho người đọcphải suy nghĩ, chiêm nghiệm về chính bản thân mình. Trong cuộc sống con người rất dễ bị cuốn vàonhịp sống hối hả, tấp nập của cuộc sống mà vô tình quên đi những thứ bình dị nhưng đã đi sâu vào trong tiềm thức, đã xây kết thành những kỉ niệm vững chắc mà ta không bao giờ quên. Sự lãng quên ấy không đáng trách nhưng quay lưng lại với kí ức, với những kỉ niệm thì đó là những hành động thật đáng trách, thật đáng lên án.Tóm lại, “ánh trăng” là bài thơ hay với thể năm chữ được vận dụng sáng tạo, giọng điệu tâm tình tự nhiên. Từ một câu chuyện riêng, được kể theo trình tự thời gian, phản ánh rất sinh động quy luật tâm lí của con người, lời thơ là lời nhắc nhở thấm thía: không nên vô tình, vị kỉ, phải thủy chung cùng bạn bè, nhân dân, đồng chí. Thái độ, tình cảm với quá khứ chưa xa nhiều hi sinh, mất mát, vớinhững người đã ngã xuống hôm qua khiến “ánh trăng” nằm trong mạch cảm xúc uống nước nhớ nguồn, gợi lên đạo lí tình nghĩa, thủy chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Duy thuộc thế hệ làm thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài thơ “Tre Việt Nam". Bài "Hơi ấm ổ rơm" của anh đã từng đoạt giải thưởng báo Văn Nghệ. Hiện nay. Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác. Anh viết đểu và khỏe. "Ánh trăng" là một trong những bài thơ cùa anh được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc. tứ thơ bất ngờ mới lạ.
Hai khổ thơ đầu tác giả nhắc đến những kỉ niệm đẹp:
"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng lị thành tri kỉ."
Trăng gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng ở bên cạnh. Nhưng phải đến khi ở rừng nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia đình, quê hương vầng trăng mới thành “tri kỉ". Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ.
Tác giả khái quát vẻ đẹp của trăng, khẳng định tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối với trăng:
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa.”
Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị, một vẻ dẹp không cần trang sức, đẹp mội cách vô tư, hồn nhiên. Trăng tượng trưng vẻ đẹp thiên nhiên nên trăng hóa vào thiên nhiên, hòa vào cây cỏ. “Vầng trăng tình nghĩa" bởi trăng từng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, bởi trăng là người bạn, tri âm, tri kỉ như tác giả đã nói ở trên.
Ấy thế mà có những thời gian tác giả tự thú là mình đã lãng quên cái “vầng trăng tình nghĩa" ấy:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường. ”
Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng, bây giờ môi trường sống đã thay đổi. Tác giả về sống với thành phố. Đời sống cũng thay đổi theo, “quen ánh điện”, “cửa gương". “Ánh điện”, "cửa gương" tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng... dần dần "cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị tác giả lãng quên. “Vầng trăng" ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ. Đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những năm tháng gian khổ ấy. “Trăng" bây giờ thành “người dưng". Con người ta thường hay đổi thay như vậy. Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhau: “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Ớ thành phố vì quen với "ánh điện, cửa gương”, quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đời không thèm để ý đến“vầng trăng" từng là bạn tri ki một thời.
Phải đến lúc toàn thành phố mất diện:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn."
"Vầng trăng" xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy,… tác giả, bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả cứ “rưng rưng" nước mắt:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng, là bể
như là sông, là rừng”.
Nguyễn Duy gặp lại ánh trăng như gặp lại người bạn tuổi thơ, như gặp lại người bạn từng sát cánh bên nhau trong những tháng năm gian khổ. Tác giả không dấu được niềm xúc dộng mãnh liệt của mình. “Vầng trăng" nhắc nhở tác giả đừng bao giờ quên những tháng năm gian khổ ấy, đừng bao giờ quên tình bạn, tình đồng chí đồng đội, những người đã từng đồng cam cộng khổ. chia ngọt sẻ bùi trong những tháng năm chiến dấu đầy gian lao thử thách.
Khổ cuối bài thơ, Nguyễn Duy đưa người đọc cùng đắm chìm trong suy tư, trong chiêm nghiệm về “vầng trăng tình nghĩa" một thời:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình... ”
Trăng vẫn thủy chung mặc cho ai thay đổi, vô tình với trăng. Trăng bao dung và độ lượng biết bao! Tấm lòng bao dung độ lượng ấy "đủ cho ta giật mình" mặc dù trăng không một lời trách cứ. Trăng tượng trưng cho phẩm chất cao quý của nhân dân, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn, tình chiến đấu trong những tháng năm “không thể nào quên".
“Ánh tràng" của Nguyền Duy gây được nhiều xúc động đối với nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc nhở chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ, mới lạ. “Ánh trăng” còn mang ý nghĩa triết lí về sự thủy chung khiến người đọc phải “giật mình" suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.
DÀN BÀI
I. Mở bài
Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".
Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
II. Thân bài
1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".
Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.
- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".
Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.
Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".
-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
Bài làm
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.
“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:
Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)
Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.
Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.
Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…
Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Bạn tham khảo nha !
1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.
2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình
được hưởng.
3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.
DÀN BÀI
I. Mở bài
Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".
Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
II. Thân bài
1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".
Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.
- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".
Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.
Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".
-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được cha ông ta đề cao, phát huy như một truyền thống quý báu. Cùng với quan niệm trên, tục ngữ có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Nghĩa hàm ẩn là khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành quả nào, dù là vật chất hay tinh thần, cũng phải nhớ đến công ơn người đã làm ra chúng. Ăn một bữa cơm no đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo; mặc một chiếc áo ấm áp phải biết ơn người đã thêu dệt nên. Câu tục ngữ như một lời răn rất triết lý, rất nhân sinh, hướng con người trở nên hoàn thiện hơn. Bởi, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người. Người có lòng biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt bất cứ khi nào họ gặp khó khăn. Người được biết ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình hơn khi giúp đỡ, từ đó, các mối quan hệ giữa người và người cũng phát triển và ngày một khăng khít hơn. Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước. Tuy nhiên với sự phát triển hiện đại như hiện nay, những giá trị truyền thống đang ngày càng mai một, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình. Chính vào lúc này đây, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” - truyền thống biết ơn cần phải được đề cao hơn nữa. Bởi không có những bài học quá khứ làm sao có được thành công trong hiện tại và tương lai? Vậy nên, hãy chắt chiu những giá trị tốt đẹp từ quá khứ bằng lòng biết ơn, nhưng cũng vừa nhìn vào tương lai một cách đầy tích cực và chiến đấu với thực tại thật nhiệt huyết.
Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:
"Uống nước nhớ nguồn"
Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.
Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay,khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả,vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.
Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.
Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị ngưòi đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.
Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...
Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".
Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.
Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.
Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian...Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.
Tham Khảo:
- Thời điểm: tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1978 (Ba năm sau ngày giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước).
- Liên hệ với cuộc đời nhà thơ: trưởng thành trong khánh chiến chống Mỹ; hòa bình lập lại, sống và làm việc tại TP HCM => Chủ đề: Nhắc nhở về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
- Đạo lí sống: ân nghĩa thủy chung.
- Bài thơ viết 1978 sau hòa bình ba năm. Người kháng chiến ở rừng trở về thành phố
+ Cuộc sống thời bình đầy đủ tiện nghi, con người lãng quên những ngày gian khổ trong quá khứ
- Bài thơ là lời nhắc nhở thái độ, tình cảm đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa
- Lời nhắc nhở với thế hệ sau cần có thái độ sống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những người đi trước mang lại thành quả
Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội hay có thể hiểu rộng ra là nguyên nhân dẫn đến con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời khuyên lời nhắc nhủ cảu ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả công lao của những người đi trước đã để lại cho ta.
Trong cuộc sống không gì gọi là tự nhiên có sẵn. không gì là không có nguồn gốc. Và chúng ta đuợc sống trong một xã hội hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay thì đã có biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu ông cha ta phải đổ xuống .. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với đó là hàng loạt hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, “Uống nước, nhớ nguồn”… Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy – chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ.. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời.Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Vì thế, ‘nhớ nguồn’ là bổn phận tất yếu, là đạo lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta, xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao người đã tạo nên những điều tốt đẹp đến với ta.Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, thân ái biết bao. Song trong cuộc sống không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” nhằm khuyên răn những kẻ “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”,…
Mỗi khi được hưởng một thành quả nào, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng gây dựng và bảo vệ như các bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc. Không chỉ có thế, chúng ta còn phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống văn hóa ta ngày càng phong phú. Bản thân là một trong những thanh niên của xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật nghiêm túc, cần cù lao động, tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà còn cho xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”.
“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nuớc nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: nhớ ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta