K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em đang hỏi bài nào vậy nhỉ?

5 tháng 6 2023

Dạ bài nào cũng đc í ạ, miễn s là chứng minh đc cho cái cội nguồn của quá khứ là oce

đó là bài thơ: Bếp lửa, ánh trăng

đó là bài thơ: Bếp lửa, ánh trăng

  

Qua khổ thơ đầu bài thơ "Nói với con" của nhà thơ Y Phương đã diễn tả thật mộc mạc mà sinh động, sâu sắc tình cảm về những cội nguồn sinh dưỡng của con. 

Khổ 2 là cội nguồn của quá khứ nhé

4 tháng 6 2023

Nếu là cội nguồn sinh dưỡng thì là bài Nói với con nha bạn. Còn cội nguồn quá khứ thì mình không chắc

 

4 tháng 6 2023

Mình cảm nhận bài nói với con xong rồi nói "đó là cội nguồn của sinh dưỡng, cũng là cội nguồn của quá khứ, nhờ những cội nguồn đó mà mới có ta ngày hôm nay...." Nói kiểu này chắc là được đk ạ.

Thứ 3 mình thi rồi mà mình sợ môn văn quá:((((

17 tháng 5 2023

      Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà. Mở đầu khổ sáu của bài thơ “bếp lửa”, tác giả viết:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”

Ở đây, từ láy “lận đận” được đảo lên trước cùng hình ảnh ẩn dụ “biết mấy nắng mưa” gợi cả chiều dài cuộc đời đầy khó nhọc, vất vả của bà. Tuy mấy chục năm đã trôi qua nhưng cho đến tận bây giờ, bà vẫn giữa thói quen dậy sớm để nhóm bếp. Hơn nữa, ông viết tiếp:

“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

Ở bốn câu trên, ông dùng biện pháp điệp ngữ “nhóm” để khẳng định, nhấn mạnh giá trị lớn lao của những việc bà làm và “nhóm” là từ nhiều nghĩa. Từ “nhóm” trong hình ảnh “nhóm bếp lửa” và “nhóm nồi xôi” là nghĩa gốc, nó có nghĩa là làm cho, giữ cho ngọn lửa bén và cháy lên. Còn từ “nhóm” trong hình ảnh “nhóm niềm yêu thương” và “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nghĩa chuyển (ẩn dụ), nó cho thấy niềm vui, niềm tin, tình yêu thương mà người bà đã nhen nhóm trong lòng người cháu. Qua đó, tác giả thể hiện bà là người tần tảo, giàu đức hi sinh và bà chính là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam. Người cháu không chỉ suy ngẫm về cuộc đời bà mà còn suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh cụ thể, quen thuộc mà bà nhen mỗi sớm, bếp lửa biểu tượng cho người bà, cho người phụ nữ Việt Nam, bếp lửa trở thành biểu tượng của tình yêu thương, của sức sống, niềm tin và kỉ niệm thời thơ ấu. Hơn nữa, bếp lửa còn là hình ảnh quê hương đất nước trong lòng những đứa con xa xứ luôn hướng về cội nguồn. Chính vì vậy người cháu thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Nghệ thuật đảo ngữ “kì lạ và thiêng liêng” và câu cảm thán được dùng để thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, bất ngờ của người cháu khi khám phá ra được điều kì lạ và giá trị thiêng liêng của hình ảnh bếp lửa. Để cho thấy những suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa của người cháu, thi sĩ đã sử dụng từ láy, nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngữ, đảo ngữ và câu cảm thán.

15 tháng 5 2018

BAFILAFM 4:

Giây phút đầu tiên khi năm mới gõ cửa, hãy hòa mình vào những vẻ đẹp của mùa xuân qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải – một bài thơ từ lâu đã trở thành một khúc ca quen thuộc mỗi độ đất nước vào xuân.

Mùa xuân đã về trên đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta. Đâu đây dặt dìu lời ca êm dịu về "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ôi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân xứ Huế thơ mộng hiển hiện trước mắt ta. Chỉ một bông hoa tím mỏng manh, mọc giữa dòng sông Hương xanh biếc mà sao sức sống lại dồi dào mãnh liệt đến vậy? Và cũng chỉ một con chim chiền chiện cất lời, mà sao tiếng hót vang xa bay bổng đến thế? Từng giọt âm thanh tiếng chim thả vào không gian, hội tụ tất cả ánh sáng, sự thanh khiết trong lành của đất trời mùa xuân nên nó cứ long lanh, long lanh. Không cầm lòng được, nhà thơ bất chợt đưa tay ra hứng lấy âm thanh ấy, những mong nắm bắt điều diệu kì của thiên nhiên tươi đẹp trên quê hương. Sự chuyển đổi cảm giác trong ông diễn ra thật nhanh chóng, bất ngờ, mà cũng thật tinh tế. Rồi ông đưa mắt nhìn những chồi non lộc biếc đậu trên vành lá ngụy trang của người ra trận, trải dài theo bước chân người ra đồng, trên khắp đất nước mình. Mặc dù chúng ta vừa ngưng nghỉ tiếng súng ở hai đầu biên cương, mặc dù thời bao cấp vẫn in hằn dấu vết trong mỗi gia đình Việt Nam, nhưng thành quả chiến đấu và lao động suốt 4.000 năm lịch sử đã ngời ngời trong mùa xuân 1980 ấy.

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Quả thực là "chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi".

Bằng sự mẫn cảm, bằng niềm tin son sắt, Thanh Hải đã nhận ra sức sống bền bỉ và tư thế luôn vững vàng thăng tiến của dân tộc ta. Đến hôm nay, mùa xuân 2017 sắp về, ta càng khẳng định rằng điều Thanh Hải dự báo từ 37 năm trước đã, đang và mãi mãi là hiện thực trên Tổ quốc thân yêu của chúng ta. Đáng trân trọng biết bao, tấm lòng của một người con đất Việt! Khi đang lâm bệnh nặng, sắp từ giã cõi đời, còn phải sống trong thiếu thốn khó khăn, ông vẫn có những cảm nhận vô cùng tươi trẻ về thiên nhiên, về đất nước, về cuộc sống. Phải chăng, có sự đồng điệu trong tâm hồn thi sĩ:

"Tôi lại nhìn như đôi mắt trẻ thơ

Tổ quốc tôi, chưa đẹp thế bao giờ".

(Tố Hữu)

Từ niềm say sưa trước mùa xuân thiên nhiên và cuộc sống trên đất nước, Thanh Hải đã chân thành bộc lộ ước nguyện của bản thân:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Tuy đó là ước nguyện khiêm nhường (muôn hóa thân làm những thứ bé nhỏ: Một con chim, một cành hoa, một nốt trầm, một mùa xuân nho nhỏ để "lặng lẽ dâng cho đời"). Nhưng đó là ước nguyện rất tự nhiên, đẹp đẽ, sáng trong như thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng (con chim, cành hoa), rất bền bỉ, thiết tha:

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Đó cũng là ước nguyện hết sức chân thành của Thanh Hải. Bởi vì cả cuộc đời ông đã bám trụ ở quê hương (vùng Thừa Thiên Huế) cùng đồng bào, đồng chí đánh giặc qua hai cuộc kháng chiến ác liệt trường kì. Từ vùng đất này, những bài thơ "Mồ anh hoa nở", "Cháu nhớ Bác Hồ" của ông đã có sức lay động sâu xa tâm hồn bao bạn đọc. Rồi đến giờ phút cuối cùng, ông vẫn như con tằm rút ruột nhả tơ, dâng cho đời "mùa xuân nho nhỏ" thiết tha nồng thắm từ đáy tâm can. Những "nốt trầm" ấy sao mà "xao xuyến", sao mà đắm say!

Bài thơ của Thanh Hải đề cập đến vấn đề nhân sinh quan. Sống có ích, sống đẹp là có cống hiến cho đời. Vậy mà nó không hề khô cứng như lời giáo huấn đạo lí. Bởi vì, tác giả đã nói bằng cảm xúc thực, bằng những điều tâm niệm chân thành, thiết tha, bằng giọng thơ nhẹ nhàng và hình ảnh thơ bình dị. Chính vì thế những dòng thơ của ông thấm sâu vào lòng người, thức tỉnh những ước nguyện, những cách sống đẹp của mỗi con người.

Mùa xuân nay đi trong dìu dặt lời ca:

Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm tình...

Ta thấy nhớ Thanh Hải – nhớ một "Mùa xuân nho nhỏ" của dân tộc thiết tha

15 tháng 5 2018

Khi nàng xuân nhẹ lướt trở về, đất trời như phủ một lớp nhung diệu kì. Đọc thơ Thanh Hải, ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên vào xuân rất đỗi thơ mộng. Qua đó, ta cũng hiểu được một phần nào tâm tư của tác giả, đó là ước nguyện hiến dâng, muốn góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào một mùa xuân của đất nước.

Bài thơ được viết theo một mạch cảm xúc rất đỗi tinh tế mà sâu sắc. Đầu tiên là mùa xuân của thiên nhiên, tiếp là mùa xuân của đất nước, và cuối cùng là nguyện ước hiến dâng của tác giả.

Mở đầu tác phẩm, chúng ta bắt gặp một bức tranh thiên nhiên thật đẹp:


" Mọc giữa dòng sông xanh


Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi


Tôi đưa tay tôi hứng"


Bằng những màu sắc giản dị và dịu dàng: "sông xanh", "hoa tím biếc", thi sĩ đã phác hoạ lên cho chúng ta một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình. Giữa bức tranh xuân ấy, ta lại cảm nhận được tiếng chim chiền chiện hót vang một bầu trời. Động từ "mọc" được đảo lên đầu câu cho ta thấy sự sống của mùa xuân là trường tồn, là bất tận. Và rồi, giữa mùa xuân đẹp ấy, thi sĩ như đón nhận những tinh hoa của đất trời " từng giọt long lanh rơi - tôi đưa tay tôi hứng". Giọt long lanh- giọt nắng hay giọt sương? Giọt long lanh- giọt âm thanh hay hạnh phúc? Có lẽ là tất cả, là tất cả những gì trời đất ban tặng đều được thi sĩ trân trọng đón lấy bằng hai bàn tay.

Tiếp tục dõi theo bài thơ, ta bắt gặp một khung cảnh mùa xuân về trên đất nước:
" Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
TẤt cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.."

Mùa xuân đã về trên chiến trường, trên nương rẫy. Mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, nhưng liệu "lộc" ở đây có phải là cây cối, là mầm non, là mầm xanh đặc trưng của mùa xuân? Mùa xuân là mùa hành quân. Khi hành quân, những anh bộ đội thường có những cành lá xanh trên chiếc mũ, trên ba lô. Đó phải chăng là lộc của mùa xuân? Phải! Chính là lộc non của mùa xuân. Mùa xuân là mùa vụ mới. Những người nông dân lại bắt đầu với những công việc rất dỗi quen thuộc: gieo mầm giống và bắt đầu một vụ mùa mới. VÀ rồi... những hạt mầm đó nảy nở sinh sôi, tạo thành những cây con- lộc, chính là lộc xuân.

Đất nước ta từ lâu đã có những sự biến chuyển mới, sự biến chuyển đi lên vượt bậc, đất nước như một vì sao, một vì sao sáng lấp lánh, lấp lánh...
"Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"

Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 trước khi thi sĩ mất không lâu. Liệu có phải vì thế mà khổ thơ thứ tư là những dòng cảm xúc, là những ước nguyện hiến dâng của nhà thơ:

"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến"

Đã là một ước mơ, thường thì chúng ta luôn ước mơ một cái gì đó to lớn, một cái gì đó vĩ đại. Nhưng đối với nhà thơ, nhà thơ chỉ cần làm một con chim bé nhỏ trong muôn vàn loài chim, một cành hoa trong muôn ngàn đoá hoa đẹp, một nốt trầm trong một bản hoà ca xao xuyến. Một ước muốn thật nhỏ bé, thật khiêm nhường, khiêm tốn.Quay lại với khổ thơ đầu bài, đối chiếu lại với khổ thơ này, ta giật mình bởi hai đại từ. Đầu bài thì nhà thơ xưng "tôi", vậy mà đến cuối lại xưng "ta". Thông qua việc chuyển đại từ từ "tôi" sang "ta", chúng ta cảm nhận được một điều rằng dường như tác giả đang nói lên ước nguyện chung của tất cả chúng ta. Giống như Thanh Hải, chúng ta muốn làm những con chim, những bông hoa, những nốt nhạc để tô đẹp thêm cuộc sống.

" Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"

Với Thanh Hải, ông chỉ là một mùa xuân nhỏ bé. CẢ cuộc đời mình, ông tâm huyết với những gì mình yêu, ông cống hiến hết sức hết mình, dù ở bất cứ độ tuổi nào đi chăng nữa. Với nhà thơ, sống là để cống hiến, cống hiến hết mình, cống hiến lặng lẽ, âm thầm, không cần ai phải nhớ mặt đặt tên. được cống hiến, cuộc sống thật có ý nghĩa.

Cuối cùng, bài thơ khép lại với một làn điệu dân ca xứ huế:

"Mùa xuân ta xin hát

Câu nam ai nam bình
nước non ngàn dặm mình
nước non ngàn dặm tình
nhịp phách tiền đất Huế "

Viết đến đây, có lẽ thi sĩ đang cầm cây đàn trên tay với điệu hò huế thân thương quen thuộc. Dường như làn điệu ấy đã đi vào lòng người, khắc sâu vào trong trái tim mỗi người dân việt. Mùa xuân dường như là mùa khiến cho chúng ta có nhiều cảm xúc nhất, ta muốn làm thơ, ta muốn hát, hát tiếp, hát mãi cho khúc ca huế mãi mãi trường tồn cùng năm tháng.

Bằng sự rung cảm mãnh liệt của mình, Thanh Hải đã để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ, những bài học sâu lắng. Càng đọc, ta càng cảm thấy cuộc sống có nghĩa biết nhường nào, bởi vì khi sống, chúng ta được hết mình cống hiến cho tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Cám ơn nhà thơ Thanh Hải đã cho chúng ta có một cảm nhận, có một cái nhìn mới mẻ, tinh tế về cuộc sống tươi đẹp này.