K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Ở Sài Gòn mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng nghìn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai, bắt gặp một bình trà đá miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm...
Đọc tiếp

“Ở Sài Gòn mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng nghìn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai, bắt gặp một bình trà đá miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm thấy những bình trà đá miễn phí trên các nẻo đường là rất bình thường, nó như là một điều mặc nhiên mà người dân làm cho nhau. Thậm chí một số cơ quan công quyền cũng tham gia đóng góp các máy uống nước, các bình trà đá miễn phí, coi đó như là nét đẹp tự nhiên của người Sài Gòn. Mấy năm gần đây, những quán cơm 2000 đồng phát triển rộng khắp, là tín đồ tốt lành cho truyền thống lá lành đùm lá rách. Cơm 2000 đồng và trà đá miễn phí không làm người nghèo khá hơn nhưng giúp họ đi qua giai đoạn khó khăn của đời người, cho họ thấy tình người vẫn còn quanh”. (Theo Tuệ Hoan) a. Cho biết nội dung của đoạn văn trên? (0.5 điểm) b. Tìm 4 từ thuộc trường từ vựng “thành phố”? (1.0 điểm) c. Em có nhận xét gì về những nghĩa cử đã được đề cập trong đoạn trích trên? Trình bày ý kiến đó bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu). (1.5 điểm)

2
1 tháng 12 2021

giúp em với ạ

 

1 tháng 12 2021

a, Đoạn văn nói về những bình trà miễn phí và những bữa cơm 2000 đồng

b, TTV thành phố: nẻo đường, cơ quan, người dân, người nghèo

c, 

Em tham khảo:

Ông cha ta đã có những tục ngữ gửi gắm bài học giá trị sâu sắc, một trong số đó là “Lá lành đùm lá rách”. Mượn hình ảnh tả thực từ những chiếc lá được dùng trong cuộc sống để gói bánh hoặc gói đồ ăn… Chúng rất dễ rách nên cần dùng nhiều lớp lá bọc lại. Lớp lá lành bọc ngoài lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người cần phải biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Một lời khuyên đúng đắn. Và sự giúp đỡ này không hề có tính toán thiệt hơn hay vụ lợi cho bản thân. Mà điều đó xuất phát từ chính tấm lòng thương người như thể thương thân sâu thẳm bên trong của con người. Câu tục ngữ trên đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên thật sâu sắc.

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm ) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:                            MỘT SÀi GÒn bao dung nghĨa tÌnhĐến lúc này, tôi cảm nhận Sài Gòn như một “bà mẹ” nhân hậu, cưu mang tất cả những đứa con dù mình không hề sinh ra nó. Mảnh đất này đã dung nạp và bao dung, nghĩa tình với tất cả những người con khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây. Họ đến với Sài Gòn, ban đầu vì cái ăn...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm )

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                           

MỘT SÀi GÒn bao dung nghĨa tÌnh

Đến lúc này, tôi cảm nhận Sài Gòn như một “bà mẹ” nhân hậu, cưu mang tất cả những đứa con dù mình không hề sinh ra nó. Mảnh đất này đã dung nạp và bao dung, nghĩa tình với tất cả những người con khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây. Họ đến với Sài Gòn, ban đầu vì cái ăn cái mặc, vì học hành, vì lập nghiệp… rồi phải lòng Sài Gòn mà ở lại bởi những điều giản dị như thế. Bây giờ Sài Gòn bị “bệnh”, ai nấy đều thương và cầu mong cho Sài Gòn bình an sớm vượt qua địa dịch.

Đúng là mảnh đất làm nên con người, mảnh đất Sài Gòn-Gia Định và nay là TP.HCM đã tạo nên một Sài Gòn bao dung nghĩa tình. Giữa cuộc sống xô bồ, hối hả, bon chen, ta vẫn bắt gặp ngay ở những con người bình dị nhất, những góc tâm hồn, tình người ấm áp, những nét văn hóa đặc sắc của người Sài Gòn, của đất Sài thành.

Mỗi người đến với mảnh đất này với những tâm trạng khác nhau nhưng riêng tôi, tôi yêu Sài Gòn mộc mạc hiền từ, thân thiết, bình yên từ những điều bình dị ấy. Chính tình yêu Sài Gòn đã giúp tôi suy ngẫm và nghiệm ra nhiều điều của cuộc sống muôn màu đầy thi vị, đó là ẩn sau đô thị phồn hoa là một thành phố lặng lẽ, bao dung, nghĩa tình. Sài Gòn tình người ấm áp đến lạ!

Mong bão Covid-19 nhanh đi qua để Sài Gòn trở về với điểm đến du lịch, đầu tàu kinh tế của cả nước, để người dân Sài Gòn trở về với cuộc sống thường nhật, hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch lại nhộn nhịp sôi động như trước.

(Lê Thị Thu Thanh, theo báo Thanh niên ngày 02/11/2021, cuộc thi viết“Có một Sài Gòn tình người ấm áp đến lạ”)

Câu 1. (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3. (1.0 điểm) Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cái đẹp của Sài Gòn? Qua đó thể hiện những tình cảm gì của người viết?

Câu 4. (1.0 điểm) Xác định mục đích nói và kiểu hành động nói trong câu sau: “Mảnh đất này đã dung nạp và bao dung, nghĩa tình với tất cả những người con khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây”.

Câu 5. (1.5 điểm) Qua văn bản, tác giả đã gửi gắm những mong muốn gì? Em làm gì để góp phần thực hiện những lời gửi gắm đó?

1
29 tháng 4 2023

1. biểu cảm

2. Nội dung chính: bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, cảm nhận của tác giả về con người Sài Gòn và mảnh đất Sài Gòn cùng những ước mong Sài Gòn nhanh hết "bệnh Covid".

3. Từ ngữ: nhân hậu, mộc mạc hiền từ, thân thiết, bình yên, ấm áp, lặng lẽ, bao dung, nghĩa tình.

Hình ảnh: bà mẹ, tình người.

4. Mục đích nói: trần thuật.

Hành động nói: trình bày.

5. Gửi gắm những mong muốn: Sài Gòn mau hết dịch covid, trở về với điểm đến du lịch, đầu tàu kinh tế của cả nước, để người dân Sài Gòn trở về với cuộc sống thường nhật, hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch lại nhộn nhịp sôi động như trước.

Em sẽ làm: thực hiện chuẩn 5k, luôn cách xa người khác ít nhất 2m, luôn vệ sinh nhà cửa, luôn rửa tay, đeo khẩu trang thường xuyên và giúp đỡ quyên góp theo điều kiện gia đình.

Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn? Nhiều người ví von rằng hẻm Sài Gòn như những con lạch nhỏ chảy ra sông, như sông chảy ra biển, hòa vào đại lộ thênh thang. Kỳ thực, hẻm chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tạo ra phần hồn cho thành phố.Nhiều hẻm ở Tân Bình là chốn cư trú của người miền Trung mà đại diện là dân vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn?

Nhiều người ví von rằng hẻm Sài Gòn như những con lạch nhỏ chảy ra sông, như sông chảy ra biển, hòa vào đại lộ thênh thang. Kỳ thực, hẻm chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tạo ra phần hồn cho thành phố.Nhiều hẻm ở Tân Bình là chốn cư trú của người miền Trung mà đại diện là dân vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Những con hẻm này đã hình thành từ trăm năm nay. Phần lớn người trong hẻm là dân tứ xứ tập trung về rồi tạo thành cộng đồng gắn bó với nhau. Bước chân vào những con hẻm này người ta thấy vừa cũ kỹ, vừa bình dị như bước vào một làng quê nào đó. Nhưng dù cho có bao nhiêu cách gọi tên, hẻm Sài Gòn vẫn là phần hồn tinh túy của văn hóa Sài Gòn, là mạch ngầm của đời sống người Sài Gòn, là thứ lắng đọng lại sau những ồn ào, phồn hoa của hình ảnh một TP.HCM hiện đại đang trỗi dậy. Nơi đây gợi nhiều xúc cảm, gợi nhiều thương nhớ cho những ai từng một lần sống trong hẻm Sài Gòn.

A. Bố cục lộn xộn

B. Bố cục rõ ràng

1
31 tháng 12 2017

Chọn đáp án: A

Câu 1: (4.0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:“Ở Sài Gòn mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng nghìn bình tràmiễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đườnghun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai, bắt gặp một bình trà đá miễn phí, chỉmột ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh....
Đọc tiếp

Câu 1: (4.0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới:
“Ở Sài Gòn mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng nghìn bình trà
miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường
hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai, bắt gặp một bình trà đá miễn phí, chỉ
một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống
chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm thấy những bình trà đá miễn phí trên các nẻo
đường là rất bình thường, nó như là một điều mặc nhiên mà người dân làm cho nhau.
Thậm chí một số cơ quan công quyền cũng tham gia đóng góp các máy uống nước, các
bình trà đá miễn phí, coi đó như là nét đẹp tự nhiên của người Sài Gòn. Mấy năm gần
đây, những quán cơm 2000 đồng phát triển rộng khắp, là tín đồ tốt lành cho truyền thống
lá lành đùm lá rách. Cơm 2000 đồng và trà đá miễn phí không làm người nghèo khá hơn
nhưng giúp họ đi qua giai đoạn khó khăn của đời người, cho họ thấy tình người vẫn còn
quanh”.
(Theo Tuệ Hoan)
a. Cho biết nội dung của đoạn văn trên? (1.0 điểm)
b. Tìm 4 từ thuộc trường từ vựng “thành phố”? (1.0 điểm)
c. Em có nhận xét gì về những nghĩa cử đã được đề cập trong đoạn trích trên? Trình
bày ý kiến đó bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu). (2 điểm

0
1 tháng 6 2020

Phương thức biểu đạt: nghị luận

10 tháng 1 2018

Bài viết trên báo tiếp thị Sài Gòn ghi lại chân thực cái chết của tỉ phú trẻ Rốt-sin khi chơi bạch phiến quá liều. Đó cũng là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho thế hệ trẻ cần ý thức rõ về bản thân và cần kiên quyết nói “không” với tệ nạn xã hội. Đối với các bậc phụ huynh cũng cần có những biện pháp giáo dục, nâng cao hiểu biết và kĩ năng sống cho con trẻ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Như vậy cuộc sống càng phát triển càng kéo theo nhiều cám dỗ khiến con người dễ lầm lạc. Các bạn trẻ trong thời đại ngày nay cần ý thức được mục đích sống của mình, nâng cao hiểu biết bằng trải nghiệm, tránh xa tệ nạn xã hội để sống cuộc đời ý nghĩa.

7 tháng 6 2018

Bản tin với nội dung ngắn gọn về cái chết của một người trẻ tuổi, con một gia đình tỉ phú ở Mỹ, đã để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc. Vì khối tài sản kếch xù được thừa kế từ gia đình, cậu thanh niên Ra-pha-en đã lao vào ăn chơi sa đọa. Như vậy, con người chỉ thực sự trân trọng những giá trị vật chất khi chính họ tạo dựng lên. Hãy giáo dục con cái hiểu về giá trị đồng tiền được làm ra bởi công sức lao động của chính họ. Đó là một thông điệp sâu sắc và rất ý nghĩa thông qua bản tin.

 Đọc đoạn trích sau:     Tôi và con trai đi máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội. Chuyến đi máy bay đầu đời của tôi và đương nhiên con tôi cũng thế. Cũng xin nói thêm, đáng lý chúng tôi bay ngày nhưng bay đêm giảm giá, đành vậy. [...] - Làm sao con nhìn thấy mây!Ừ thì tôi cũng như nó, vẫn mong nhìn thấy mây khi chính mình đi xuyên qua. Tôi nói mà thấy mình muốn khóc.- Chẳng sao đâu con, con vẫn nhìn thấy, có điều chúng đen thui.8 giờ 30...
Đọc tiếp

 

Đọc đoạn trích sau:

     Tôi và con trai đi máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội. Chuyến đi máy bay đầu đời của tôi và đương nhiên con tôi cũng thế. Cũng xin nói thêm, đáng lý chúng tôi bay ngày nhưng bay đêm giảm giá, đành vậy.

 [...]

 - Làm sao con nhìn thấy mây!

Ừ thì tôi cũng như nó, vẫn mong nhìn thấy mây khi chính mình đi xuyên qua. Tôi nói mà thấy mình muốn khóc.

- Chẳng sao đâu con, con vẫn nhìn thấy, có điều chúng đen thui.

8 giờ 30 cất cánh, nhưng mới 5 giờ sân bay đã lố nhố người.

[...]

     Tệ thật, những chiếc giỏ xách, chẳng lẽ chúng quan trọng hơn đứa con của mình à? Quan trọng đến nỗi mình ôm chặt giỏ xách mà không thèm ôm đứa con? Tôi chột dạ. Nhưng đó cũng chỉ là ý nghĩ loáng thoáng khi gởi hành lý thôi. Bây giờ tôi đã trống hai tay để mà ôm nó rồi. Cũng may thằng bé không nghĩ đến chuyện này lâu. Nó đang phân vân về chiếc máy bay.

- Con muốn được đi chiếc màu xanh. Nó lại có vẻ to hơn chiếc màu trắng.

- Ừ, bố cũng thấy thế.

[...]

     Thằng con tôi nhắm bộ êm êm. Nó êm cũng đúng thôi. Nó mới 10 tuổi làm sao mưu mẹo bằng cái đầu già của thằng cha nó. Làm sao nó có thể hiểu cuộc đời này, nếu không được đi chiếc máy bay màu xanh, thì sẽ có những chiếc màu vàng, màu đỏ thay vào. Hoặc không có máy bay thì người ta đi bằng xe đò, xe máy… Người ta thay đổi phương tiện cho bằng được để đạt mục đích Sài Gòn - Hà Nội, Hà Nội - Sài Gòn.      Người ta thay thế bầu trời bằng mặt đất thì có sao đâu?

     […]

       Tôi dợm bước định nhổm dậy thì máy bay chênh vênh rơi vào vùng khí loãng. Bầu trời bên ngoài tối sắc lại. Xa xa nhợt nhạt, tôi nhìn thấy một quầng mây u tối. Trước khi đi, tôi đã từng ao ước nhìn thấy mây. Thế mà bỗng dưng tôi đã quên nó một cách nhanh chóng chỉ vì những thứ tầm phào, những thứ quái đản mà tôi không thể đoán trước. Tôi nhìn ra bầu trời một lần nữa. Chẳng thấy ngôi sao nào. Cũng chẳng nhìn thấy ánh đèn trên mặt đất. Có lẽ chúng tôi đã cách xa nhau lắm rồi, cái mặt đất, cánh đồng, cái chỗ ngồi của tôi. Thế là tôi ở lại.

      Đèn máy bay đã giảm. Một vài người thiu thiu ngủ. Thật lạ lùng. Người ta có thể ngủ được khi chính bản thân mình đang được bay lên trên bầu trời ư! Tôi thử nhắm mắt, nhưng không thể nhắm được. Tâm hồn tôi hỗn loạn, chênh vênh như có những tiếng nổ lớn. Tôi bay lên trên cao rồi tôi lại chìm xuống dưới. Tôi chìm sâu vào tâm hồn tôi.

     Bất ngờ một bàn tay nhỏ nhắn đập vào vai tôi, nói cái điều mà tôi chẳng muốn:

 - Bố, dậy đi. Đã tới nơi rồi.

[...]

   Từng đoàn người đã đứng lên chật lối đi. Đã đến lúc dùng dằng thì cũng phải ra về.

- Con có thức từ đầu đến cuối không? Tôi hỏi.

- Có.

- Vậy thì được rồi. Tôi an ủi nó.  Con hãy nhìn chiếc máy bay cho kỹ đi. Bởi vì vòng về chúng ta sẽ đi tàu lửa. Và chúng ta cũng chẳng có tiền nhiều để mà đi máy bay lần thứ hai, lần thứ ba. Nhưng dù sao khi cúi xuống ruộng, con vẫn có thể ngẩng đầu lên trời mà nói rằng, con đã từng bay qua cái khoảng trời này. Con đã từng đi trên chiếc máy bay này.

- Chẳng ai tin con đâu.

- Ừ, bố cũng biết thế, làm sao họ có thể tin được.

- Họ lại không có mẹ ở xa. Thằng con tôi đã vui trở lại. Ngẫm nghĩ một hồi nó lại nói tiếp, và nhất là họ không thể… tiểu đến chín lần trên bầu trời.

Bên ngoài mặt đất hiền hòa đón lại chúng tôi như thể chúng tôi không thể thoát được chúng.
(trích Cha và con và tàu bay, Nguyễn Ngọc Thuần)
Câu hỏi 1: 
Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ), nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bố và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với bố.
giúp em với ạ, em cảm ơn

 

 

0