Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
A. Không đồng đều. B. Theo giai đoạn.
C. Theo thời vụ gieo trồng. D. Theo chu kì.
Câu 17: Gà mái bắt đầu đẻ trứng, quá trình đó được gọi là:
A. Sự sinh trưởng.
B. Sự phát dục.
C. Phát dục sau đó sinh trưởng.
D. Sinh trưởng sau đó phát dục.
Câu 18: Xương ống chân của bê dài thêm 5cm, quá trình đó được gọi là:
A. Sự sinh trưởng.
B. Sự phát dục.
C. Phát dục sau đó sinh trưởng.
D. Sinh trưởng sau đó phát dục.
Câu 19: Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi gồm:
A. Đặc điểm di truyền.
B. Điều kiện môi trường.
C. Sự chăm sóc của con người.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 20: Chọn phát biểu sai:
A. Chọn phối là ghép đôi con đực với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.
B. Chọn phối là nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống.
C. Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước.
D. Chọn phối còn được gọi khác là chọn đôi giao phối.
Câu 21: Phát biểu nào dưới đây là sai về nhân giống thuần chủng
A.Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống.
B.Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.
C.Tạo ra được nhiều cá thể của gống đã có.
D.Giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đã có
Câu 22: Để giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có, người ta dùng phương pháp nào?
A. Nhân giống thuần chủng.
B. Gây đột biến.
C. Lai tạo.
D. Nhập khẩu.
Câu 23: Mục đích của nhân giống thuần chủng là:
A. Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có.
B. Lai tạo ra được nhiều cá thể đực.
C. Tạo ra giống mới.
D. Tạo ra được nhiều cá thể cái
Câu 24: Muốn có giống vật nuôi lai tạo ta ghép
A. Lợn Ỉ - Lợn Đại bạch
B. Lợn Ỉ - Lợn Ỉ
C. Bò Hà lan – Bò Hà lan
D. Bò Vàng – Bò Vàng
Câu 25: Phương pháp nào dưới đây là nhân giống thuần chủng:
A. Gà Lơ go x Gà Ri.
B. Lợn Móng Cái x Lợn Lan đơ rát.
C. Lợn Móng Cái x Lơn Ba Xuyên.
D. Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái.
Câu 26: Khi nuôi gà với loại hình sản xuất trứng nên chọn:
A. Gà Tam Hoàng.
B. Gà có thể hình dài.
C. Gà Ri.
D. Gà có thể hình ngắn.
Câu 27: Chọn loại hình gà như thế nào để sản xuất thịt ?
A. Thể hình dài
B. Thể hình ngắn
C. Thể hình tròn
D. Thể hình vừa.
Câu 28: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu
A. Từ thực vật, chất khoáng
B. Từ cám, lúa, rơm
C. Từ thực vật, cám
D. Từ thực vật, động vật, chất khoáng
Câu 29: Thức ăn nào có nguồn gốc thực vật?
A. Giun, rau, bột sắn. B. Thức ăn hỗn hợp, cám, rau.
C. Cám, bột ngô, rau. D. Gạo, bột cá, rau xanh.
Câu 30: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có nguồn gốc động vật?
A. Cám.
B. Khô dầu đậu tương.
C. Premic vitamin.
D. Bột cá.
Câu 31: Trong các loại thức ăn sau, loại nào chiếm nhiều nước nhất trong thành phần hoá học của chúng?
A. Rơm lúa C. Rau muống
B. Bột cỏ D. Khoai lang củ
Câu 32: Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
A. Nước và Protein. B. Nước, Muối khoáng, Vitamin.
C. Protein, Lipit, Gluxit. D. Nước và chất khô.
Câu 33: Thức ăn của lợn thuộc loại thức ăn
A. Cơm gạo, vitamin C. Bột cá, ngô vàng
B. Thức ăn hỗn hợp D. Bột sắn, chất khoáng
Câu 34: Ngô vàng dùng làm thức ăn chăn nuôi thuộc nhóm thức ăn nào?
A. Thức ăn giàu protein C. Thức ăn giàu gluxit
B. Thức ăn thô. D. Thức ăn giàu vitamin.
Câu 35: Nhóm thức ăn nào có nguồn gốc từ động vật
A. Giun , rau , bột sắn B.Cá , bột sắn , ngô
C. Tép , vỏ sò , bột cá D.Bột sắn, giun, bột cá.
Đáp án: C. Tạo sữa nuôi con.
Giải thích: (Đặc điểm không phải là đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi cái sinh sản trong giai đoạn mang thai là: Tạo sữa nuôi con – Sơ đồ 13 SGK trang 120)