K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.


Từ xưa, ca dao đã có câu:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
 

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
 

Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
 

 

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
 

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
 

Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
 

Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
 

Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
 

Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
 

Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
 

"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
 

Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".

3
20 tháng 11 2016

Happy Teacher's Day

I wish my techer have a good day!!!!!!!!!

20 tháng 11 2016

 

 

 

──(♥)██████(♥)(♥)██████(♥) Tri thức ngày xưa trở lại đây,
─(♥)████████(♥)████████(♥) Ân tình sâu nặng của cô thầy!
─(♥)██████████████████(♥) Người mang ánh sáng soi đời trẻ:
──(♥)████████████████(♥) Lái chuyến đò chiều sang bến đây?
────(♥)████████████(♥) __ Đò đến vinh quang nơi đất lạ:
──────(♥)████████(♥) Cảm ơn người đã lái đò hay!
────────(♥)████(♥) __ Ơn này trò ghi mãi trong dạ...
─────────(♥)██(♥) Người đã giúp con vượt đắng cay!
───────────(♥) __

23 tháng 11 2021

A

12 tháng 12 2019

Chúc hay đó bạnvuiyeuhiha

12 tháng 3 2022

hello

 

15 tháng 12 2021

câu 2

 

Vì đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá ,

góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.

 
Vì có lẽ ngày 19 - 20 / 11 em bận tổ chức đi ăn vs đi đến nhà thầy cô chơi nên nhân ngày 20 / 11 em xin có đôi lời .Lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc ta đã được các thế hệ cha ông xây dựng bồi đắp nên những giá trị truyền thống văn hoá đậm bản sắc dân tộc. Chính sức mạnh của truyền thống văn hoá ấy đã làm nên sự trường tồn của dân tộc VN. Để lưu giữ vun đắp và...
Đọc tiếp

có lẽ ngày 19 - 20 / 11 em bận tổ chức đi ăn vs đi đến nhà thầy cô chơi nên nhân ngày 20 / 11 em xin có đôi lời .

Lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc ta đã được các thế hệ cha ông xây dựng bồi đắp nên những giá trị truyền thống văn hoá đậm bản sắc dân tộc. Chính sức mạnh của truyền thống văn hoá ấy đã làm nên sự trường tồn của dân tộc VN. Để lưu giữ vun đắp và truyền lại những giá trị truyền thống đó từ thế hệ này qua thế hệ khác, qua bao biến cố của lịch sử cha ông ta đã phải trải qua bao thử thách hy sinh. Có thể nói rằng trong quá trình đấu tranh và phát triển nền văn hóa dân tộc, vai trò của các thế hệ nhà giáo VN đã đóng góp một cách xứng đáng. Và củng có nghĩa rằng trong những giá trị truyền thống văn hoá VN đã có chứa đựng những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo VN.

Thầy cô là những người lái đó , miệt mài đưa chúng em qua những dòng sông khuc khuỷu nhất . Rồi trên con thuyền đó , nhờ sự giúp đỡ của người lái đò mà ta có thể chạm tay đến những hoài bão , ước mơ của mình . Biết bao mùa phượng nở đỏ rực sân trường, biết bao mùa lá bàng đỏ rụng, biết bao thế hệ học sinh trưởng thành, biết bao thế hệ học trò mới đang đến, bụi phấn lại ngày một rơi nhiều hơn trên mái tóc thầy giáo, cô giáo của em. Em sẽ không quên phút giây mái tóc của cô thầy bạc thêm, em sẽ không thể ngăn nỗi nghẹn ngào khi nhìn thầy cô của em đã sương pha mái đầu, đôi mắt đã thấm nét mỏi mệt... Mai đây trên vạn nẻo đường đời, thầy cô vẫn mãi là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.Chúng em vẫn mãi khắc ghi công ơn thầy cô!

Vì vậy , nhân ngày 20 - 11 , em xin chúc tập thể các thầy cô trong cộng đồng hoc24 ( @phynit ; @Hà Thùy Dương ; @ongtho ; @Pham Van Tien ; @Ngọc Hnue ; ; @Violet ;sen phùng ;Hoá học 24 ; ATNL nói riêng và tất cả các thầy cô trên cả nước có sức khỏe thật tốt , đào tạo được nhiều học sinh giỏi , gia đình hòa thuận .

Ak cô @Phạm Thuỷ em chúc cô sớm ra trường ( nếu có thể thì về trường em dạy =))

eM xIn HếT .

Bài tập Tất cả

P/s : Mình sẽ tạm đổi avt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam nhé .

Qua 20 / 11 mình sẽ đổi lại

 

 

33
18 tháng 11 2016

còn thiếu @Admin

18 tháng 11 2016

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, em đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha, của mẹ. Năm tháng qua đi, những tình thương ấy nuôi nấng em nên người và lúc ấy, em tưởng rằng trong cuộc đòi này chỉ có cha mẹ là những người dành cho mình tình yêu thương cao đẹp nhất. Nhưng không, từ khi hòa nhập với xã hội và nhất là từ khi chập chững bước vào môi trường học tập, em mới biết trong cuộc này, những người đồng hành cùng em trong suốt một quãng đời không chỉ có cha mẹ, mà còn có những người thầy, người cô.

Phải, thầy cô đã dìu dắt em từ những năm đầu tiên của cuộc đời đi học. Thầy cô đã chắp cánh ước mơ, hoài bão tươi đẹp về tương lai, đã cho em những giấc mơ về sự thành đạt, về công danh, sự nghiệp và cả niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Phải chăng những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người đều được khơi nguồn từ tay những người hướng đạo. Vâng, họ đã dành một phần cuộc đời mình để trau chuốt, dẫn dắt người học sinh từng bước đi trên con đường còn bao chông gai phía trước. Đã có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như nghề chèo đò, phải đưa những con đò đến được bờ bên kia.’’ Thật đúng như vậy. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình, “người đưa đò’’ phải cố gắng giữ làm sao cho đò được vững chắc. Mà có ai biết được rằng, trong suốt chặng đường ấy, họ phải vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả. Phải, “người đưa đò” phải dùng hết sức lực của bản thân để chống chọi những khi có “mưa to”, “gió lớn”. Rồi khi đã đưa được khách qua sông, “ người đưa đò” lại quay về bến bên kia để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả ấy. Và cứ thế, cứ thế, những người thầy đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất cả những đứa con thân yêu của họ, không quản khó khăn, mệt mỏi. Cho dù phải thức khuya để miệt mài soạn giáo án, cho dù ngày qua ngày họ chỉ mãi lặp đi lặp lại những công thức, những bài giảng hàng nghìn, hàng vạn lần nhưng họ vẫn không buồn chán, bởi vì trong trái tim họ chỉ có duy nhất một khát khao - uốn nắn, dạy dỗ lớp trẻ hôm nay thành người.

Thầy cô không chỉ hi sinh công sức và thời gian của mình mà còn dành trọn cả tình yêu thương và sự bảo bọc cho những đứa trẻ non nớt vẫn còn bỡ ngỡ trước cái xã hội rộng lớn này. Những đứa trẻ ấy ngơ ngác nhìn ra cuộc đời với sự dẫn dắt và tình yêu thương của thầy, của cô. Vâng, thầy cô đã truyền cho em niềm tin và nghị lực để em có đủ sức mạnh và lòng tin, chạm lấy những ước mơ, khát vọng và biến chúng thành hiện thực. Thầy cô đã tận tụy, đã dồn tất cả công sức vào bài giảng, làm chúng thêm sinh động để dễ dàng ăn sâu vào tâm trí của từng học sinh. Nếu như không có lòng yêu thương dành cho học sinh của mình, thì liệu họ có tận tình, hi sinh nhiều như vậy được không? Phải, công việc hằng ngày của những người thầy, người cô xuât phát từ trái tim yêu thương của người cha, người mẹ dành cho chính đứa con ruột thịt của mình. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim mỗi người thầy, người cô, sẵn sàng sưởi ấm những tâm hồn bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời.

Bánh xe thời gian cứ quay lặng lẽ, chúng em dần trưởng thành sau mỗi bài học, sau những buổi đứng lớp của các thầy các cô. Nhớ lắm tà áo dài thướt tha của cô, dáng đi nghiêm trang mà thân thiện của thầy. Nhớ lắm những bài học làm người, những tri thức khoa học mà mấy năm qua em được học nằm lòng. Một năm qua đi, chúng em lại phải chào tạm biệt những người thầy, người cô để bước tiếp sang lớp mới, học thêm những bài học mới. Lòng chúng em lại bồi hồi khi nhìn thấy hình bóng thân yêu của những người thầy người cô mà xưa kia đã giảng dạy chúng em bằng một tấm lòng tận tụy. Và mỗi năm cứ đến ngày 20/11, toàn thể học sinh trên khắp đất nước Việt Nam lại nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam. Những nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người làm nghề giáo, giờ đây được đền đáp bằng những bó hoa, những lời chúc vô cùng ý nghĩa của chính người học trò mà xưa kia mình đã dạy dỗ, bảo ban. Trên khuôn mặt của họ lúc bấy giờ rạng rỡ một nụ cười. Vâng, họ hạnh phúc, hạnh phúc không phải vì được đền đáp mà hạnh phúc vì được gặp lại những đứa con thân yêu mà họ đã coi như một phần của cuộc đời mình.

Cuộc sống có biết bao biến đổi nhưng nào đâu làm phai mờ đi tình cảm của người thầy người cô dành cho học dành cho học sinh thân yêu. Tình cảm ấy thiêng liêng, cao quý biết nhường nào. Tình yêu thương ấy đã sưởi ấm tâm hồn của biết bao người học sinh trong suốt cả cuộc đời đi học. Nếu một mai em không còn là một đứa trẻ, nếu một mai em rời khỏi sự ủ ấp của gia đình và nhà trường để tiếp tục bước đi và thử thách mình trên quãng đường còn lại, thì em sẽ không quên đâu! Không bao giờ quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của thầy cô dành cho tất cả học sinh của mình- những đứa con mà họ coi như máu thịt, như một phần của cuộc đời.

19 tháng 9 2017

- Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo là hành vi (1); (3):

(1) Năm đã có hành vi tôn trọng, lễ phép khi gặp cô giáo cũ: đứng nghiêm và bỏ mũ chào cô.

(3) Anh Thắng viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy từ hồi cấp 1 chứng tỏ anh Thắng đã không quên công ơn dạy dỗ của cô giáo cũ đã dạy mình từ hồi còn là lớp 1, mặc dù bây giờ anh đã là sinh viên.

- Hành vi cần phê phán là hành vi (2); (4):

(2) Hoa đã không làm bài tập khi thầy giáo giao cho, Hoa không biết vâng lời thầy, chăm lo học hành.

(4) An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo.

15 tháng 12 2021

Tham khảo:

"Tôn sư sự đề cao vai trò và vị trí của người thầy. Trong quan niệm truyền thống, đó cũng  thể hiện sự tôn kính trước học vấn của thầy, trước sự đức độ của thầy. ... "Tôn sư trọng đạo" theo đó  sự phản ánh tinh thần đề cao vai trò người thầy giáo trong xã hội và sự hiếu học, coi trọng kiến thức của nhân dân.

Sắp đến 20 - 11 em sẽ tặng thầy cô tấm thiệp do chính tay em tự làm,và ghi những lời chúc tốt đẹp đến thầy cô.

16 tháng 9 2022

-Đặt vòng hoa thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 27/7

-dành nhiều điểm 9,10 dâng tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

 

- Chăm chỉ học bài, làm bài tập để dành điểm 9,10 tặng thầy giáo, cô giáo

- Cùng các bạn đi thăm và tặng hoa cho thầy giáo cô giáo đã và đang dạy mình

26 tháng 9 2016

Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo? Hành vi nào cần phê phán? Vì sao?

(1) Ngày chủ nhật, Năm ra chợ, gặp cô giáo cũ, Năm đứng nghiêm bỏ mũ chào cô. => Thể hiện hành vi tôn sư trọng đạo ( Vì thể hiện sự kính trọng đối với thầy cô giáo )

(2) Thầy Minh ra bài tập Toán cho học sinh về nhà làm. Mải chơi nên Hoa không làm bài tập. => Không thể hiện hành vi tôn sư trọng đạo ( Vì coi việc học không bằng việc chơi )

(3) Anh Thắng là một sinh viên đại học, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, anh Thắng đã viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy anh từ hồi lớp 1. => Thể hiện hành vi tôn sư trọng đạo ( Vì thể hiện lòng biết ơn hay vẫn nhớ mãi công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo )

(4) Giờ giả bài Tập làm văn, An bị điểm kém. Vừa nhận được bài từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút bài vào ngăn bàn. => Không thể hiện hành vi tôn sư trọng đạo ( Vì coi thường những kì kiểm tra , giấy thi mà chúng ta thường dựa vào đó để tự đánh giá mình qua điểm đạt được )

26 tháng 9 2016

(2),(4)