K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2017

Có thể nói hành vi bạo lực của giới trẻ không còn là hiện tượng đơn lẻ, bùng phát trong những môi trường xã hội đặc biệt. Nó như một xu hướng hành động đã lan ra nhiều nhóm xã hội (kể cả thành niên và vị thành niên, nam giới hay nữ giới) .
Nó đã xảy ra ở cả những nơi được coi là môi trường lý tưởng cho sự hình thành nhân cách của con người là gia đình và nhà trường, trong nhóm bạn bè. Khi con người xem thường giá trị của lòng nhân ái, ranh giới giữa hành vi lệch lạc và tội ác chỉ là hình thức… 

Thời gian này, dư luận xôn xao vụ nữ sinh đánh nhau ngay trên đường phố. Người ta cho rằng đây là biểu hiện của sự suy thoái nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên trong xã hội. Bởi vì hành vi bạo lực này không xảy ra tỏng xã hội đen, giữa các băng đảng tội phạm hay ở những thanh niên hư hỏng sống lang thang trên đường phố, thoát ly sự giáo dục của gia đình và nhà trường mà xảy ra ngay trong các nhóm học sinh đang đi học và được hưởng sự chăm sóc và dạy dỗ của cả gia đình và trường học. Điều đáng ngạc nhiên là những người tham gia vào các hành vi bạo hành này đều là nữ sinh mà dư luận xưa nay thường chỉ coi họ là nạn nhân của bạn hành trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại hơn cả lại chính là thái độ dửng dưng vô cảm của chính các học sinh có mặt và không tham dự các hành vi bạo lực được coi là nghiêm trọng này. Các học sinh này không chỉ đứng xem mà còn đánh hội đồng rồi quay phim, phát lên mạng để mọi người có thể cùng xem như một trò giải trí. Đó là một cách thể hiện mình bằng hành vi bạo lực cùng với một bản sắc vừa mang tính tập thể, vừa mang tính cá nhân và phi nhân tính. 

Người ta thắc mắc những hiện tượng suy thoái đạo đức nghiêm trọng lại xuất hiện ở thời điểm mà sự phổ cập của giáo dục và truyền thông đại chúng trong xã hội đạt những thành tựu như hiện nay. Nguyên nhân là vai trò của các định chế xã hội có liên hệ trực tiếp tới sự giáo dục hay cái nôi hình thành nhân cách của tuổi học sinh (gia đình và nhà trường)? Cũng không ít người quy nguyên nhân cho kinh tế thị trường, cho thời kỳ hội nhập và các phương tiện truyền thông đại chúng. 

Trong khi các bậc phụ huynh và các thày cô giáo được quy trách nhiệm trước tiên đối với sự suy thoái hay rối loạn nhân cách của trẻ em và học sinh, thì sự suy thoái của đạo đức xã hội dẫn tới sự chệch hướng trong giáo dục gia đình và nhà trường lại chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo.
Việc cha mẹ học sinh chạy theo sức hút của tiền bạc, không còn thì giờ để chăm sóc dạy dỗ con cái cho thấy họ đã đề cao các giá trị vật chất hơn là các giá trị tinh thần con người. Hơn nữa các hình thức giáo dục của gia đình hiện nay vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của mô hình gia đình gia trưởng truyền thống và quan niệm nho giáo về trật tự gia đình và xã hội. Nho giáo không thừa nhận quyền tự do bình đẳng giữa con cái với cha mẹ, nên không tạo ra được những cơ hội để cho các bậc cha mẹ có thể hiểu được những suy nghĩ của con em mình. Mặt khác, chính quyền lực gia trưởng trong gia đình truyền thống thường áp đặt ý chí của nó đối với các thành viên trong gia đình bằng bạo lực (giữa chồng và vợ, của cha mẹ với con cái, của các anh chị với các em…). Hành vi bạo lực ở đây không chỉ là sự xâm phạm thân xác con người mà còn là sự áp đặt cách suy nghĩ, cách sống của người nắm quyền lực đối với những thành viên khác trong gia đình. Tình trạng phổ biến của bạo lực trong gia đình hiện nay rõ ràng là một kinh nghiệm xấu cho các em học sinh chưa đến tuổi trưởng thành khi quan niệm về các quy tắc ứng xử trong gia đình và xã hội. 

Trong nhà trường, gần như toàn bộ thời gian vật chất chỉ dành cho việc dạy chữ và học chữ mà chưa thực sự chú ý dạy và bồi dưỡng nhân cách cho học sinh. Những bài học về đạo đức ở nhà trường thường khô khan và trừu tượng nên khó vận dụng vào các quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội. Hơn nữa, trật tự xã hội trong nhà trường cũng không tạo ra sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Thậm chí các quan hệ xã hội trong nhà trường, giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên và học sinh gần đây cũng có những biểu hiện tiêu cực. Các hành vi bạo lực đã được truyền thông phản ánh cũng gây ra sự e ngại trong mối quan hệ giữa học sinh và nhà trường. Khi các quan hệ xã hội trong nhà trường lỏng lẻo, vai trò xã hội hóa của nó cũng trở nên giảm sút. 

Qua những phỏng vấn và thông tin về vụ việc này, chúng ta có thể yên tâm vì những phản ứng tích cực từ phía các học sinh trong cuộc, các phụ huynh và nhà trường có liên quan. Song có lẽ chúng ta chưa thể an tâm vì logic của những quá trình xã hội dẫn đến sự kiện này dường như vẫn chưa được lưu ý tới. Khi gia đình và nhà trường chỉ chú ý đến kết quả học tập mà chưa chú ý đến sự giáo dục nhân cách của học sinh thì chúng ta vẫn sẽ còn phải ngạc nhiên và đau xót vì những hành vi bạo hành như thế vẫn sẽ xảy ra. Vả chăng, còn có các không gian xã hội nằm bên ngoài các thiết chế gia đình, nhà trường và đoàn thể đang ngày càng mở rộng và thu hút ngày càng đông thanh thiếu niên hiện nay như các nhóm bạn bè mà chúng ta chưa thể tích hợp chúng vào trong bất cứ tổ chức xã hội nào, quá trình xã hội hóa thanh thiếu niên và học sinh sẽ vẫn còn có những bất cập hay sai sót.

  • Các truyền thống đó đang ngày 1 mất đi .( nhưng còn truyền thống ''đoàn kết'' )
18 tháng 10 2017

cái này làm y như một bài báo.

26 tháng 5 2016

hihi bài cũng dễ,#P à ! Châu đây!

27 tháng 5 2016

ahihi làm rồi

TL
11 tháng 2 2021

Bài thơ " Ông đồ" đã gợi cho em bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. TRong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được " tấm tắc ngợi khen tài" bao nhiêu thì đến đây, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng. Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết. Có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân.Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Cũng cần phải nhớ rằng " Hòa nhập chứ không hòa tan". Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.

11 tháng 2 2021

Từ nội dung của bài thơ ông đồ, ta có thể rút ra được một kết luận rằng trong xã hội hiện đại như ngày nay dường như chúng ta đã quên mất đi những giá trị truyền thống, những bản sắc văn hóa dân tộc khi xưa của ông cha ta. Đó là những giá trị -  những gì tinh túy, tâm huyết nhất, song nó đang dần bị bỏ quên theo năm tháng , bị phủ bụi theo dòng thời gian. Để chúng không phải mai mọt theo thời gian mà còn tồn tại mãi mãi thì điều đó là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên hiện nay ông đồ bị người đời quay lưng, quên lãng nhưng ông vẫn chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc. Suy cho cùng có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân. Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Ngay tại thời khắc này, ta không thể chối bỏ rằng mình chính là thanh niên trong hội hiện đại - những người nắm giữ chìa khóa tương lai của đất nước, vậy nên ta phải học hỏi những điều tân tiến và những bước đi mới của hiện đại. Nhưng đồng thời ta cũng không quên đi việc " uống nước nhớ nguồn " mà ông cha ta đã dạy cho chúng ta nên đem những giá trị truyền thống ấy thổi vào nó những hơi thở hiện đại phù hợp với đương thời đặc biệt. Cũng cần phải nhớ rằng " Hòa nhập chứ không hòa tan",để rồi đây những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.

 

 
25 tháng 1 2022

Tham Khảo

Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay văn hóa truyền thống vẫn luôn còn quan trọng vì truyền thống văn hóa là những di sản quý giá, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, phát triển tích cực cho mỗi dân tộc, cá nhân. giúp cho thế giới hiểu rõ hơn về con người, đất nước, công cuộc đổi mới và đường lối chính sách của đảng và nhà nước ta.

Chúng ta cần: biết tiếp thu một cách chọn lọc

Giữ gìn truyền thống tốt đẹp và phát huy truyền thống tốt đẹp của việt nam

Tuyên truyền cho mọi người cùng phát huy và giữ gìn truyền thống nước nhà

25 tháng 1 2022

Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, đương nhiên văn hóa truyền thống dân tộc rất quan trọng. Mỗi nước đều có một văn hoá truyền thống riêng và nước Việt Nam ta cũng vậy. Nói đến văn hoá là nói đến những gì là tinh hoa, tinh tuý nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ. Nó rất quan trọng bởi nó là niềm tự hào của dân tộc ta, nó nói lên bản sắc của dân tộc ta. Đúng là chúng ta cũng phát triển theo xu hướng chung của thế giới nhưng không phải vì như vậy mà vứt bỏ truyền thống cũ của chúng ta. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy những truyền thống ấy.

 

 

Câu 1 :

Bạn tham khảo :

Trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, mọi thứ đều đang thay đổi một cách nhanh chóng và giúp con người tiến xa hơn. Nhưng có một thứ mà dứt khoát chúng ta phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy, đó chính là bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa truyền thống của dân tộc là những giá trị về vật chất và tinh thần được lưu giữ, truyền thụ từ xưa cho đến nay. Ý nghĩa mà nó để lại cho mỗi một đất nước là rất lớn. Nó kết tinh những tinh hoa của thế hệ đi trước để lại, góp phần tạo nên cái bản sắc riêng, đặc trưng của một dân tộc mà chúng ta không thể đánh mất. Văn hóa là một phạm trù rộng, nên ở đây chúng ta không bàn luận sâu về bản chất của nó. Còn việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc là trách nhiệm của đất nước, của mỗi công dân. Một quốc gia muốn xây dựng và phát triển mọi mặt, nhất là về kinh tế, chính trị - xã hội, không thể bỏ qua được việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Nó là cội nguồn tạo ra những giá trị bền vững, là nền tảng đạo đức để người dân soi chiếu hình thành những phẩm chất tốt đẹp và bản lĩnh trong yêu cầu mới của thời đại. Giữ gìn văn hóa truyền thống cũng giúp đất nước có sự lựa chọn những cái mới để hội nhập. Chúng ta không thể để ồ ạt các yếu tố văn hóa của thế giới tràn vào Việt Nam và hình thành được, bắt buộc phải đi qua hệ quy chiếu của truyền thống, có thực sự phù hợp, thích nghi để phát triển. Đầu tư kinh tế cũng vậy. Việt Nam khao khát làm giàu, nhưng cách làm giàu từ nước ngoài mà không tôn trọng văn hóa người Việt cũng không thể tồn tại lâu bền được. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống cũng có nhiều hạn chế nhất định, chẳng hạn như sự rườm rà trong cung cách, sự chồng chèo trong các mối quan hệ, chưa đủ tầm vóc đối với những vấn đề được coi là lớn… Vì vậy, muốn giữ gìn thì cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Điều đáng lo ngại nhất trong bối cảnh hiện nay là sự phóng khoáng thái quá của giới trẻ - tầng lớp sẽ trực tiếp giữ gìn điều này, cơ chế quản lý văn hóa truyền thống đôi khi còn lỏng lẻo,… khiến cho việc giữ gìn truyền thống văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ trong vấn đề bảo vệ đất nước cũng nảy sinh. Nhưng chúng ta tin những gì là thuộc về bản chất con người Việt Nam, nét đẹp trong văn hóa Việt Nam thì trong tiềm thức mỗi người dân đều có ý thức giữ gìn. Các bạn trẻ ngoài việc được giáo dục, cũng phải tự ý thức về điều đó, để đất nước chúng ta sau này có phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc thì cũng giống họ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc

Câu 2:  Gợi ý :

Trách nhiệm :

+ Đầu tiên cần phải nói đến ý thức của mỗi cá nhân. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian.

Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo…

+ Cần phải có sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thần…

 

+ Việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước…

5 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý: 

Gợi ý cho em các ý:  

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại...)  

TB:  

Bàn luận:  

Nêu khái niệm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống là gì?  

Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống: 

+ Quên đi việc xin chữ đầu năm 

+ Không nhớ đến các phong tục 

+ Sính ngoại, coi thường các nét đẹp VH truyền thống 

... 

Tại sao phải giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống:  

+ Thể hiện sự biết ơn ông cha ta từ xưa  

+ Giúp cho giới trẻ hiểu thêm về văn hóa  

+ Tôn vinh các nét đẹp của văn hóa dân tộc  

...  

Dẫn chứng:  

Một số gia đình hiện nay đã không còn đi xin chữ đầu năm nữa 

Mở rộng vấn đề:  

Nêu giải pháp để mọi người mọi nhà luôn giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống? 

Bản thân em đã làm gì để thể hiện việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống?  

KB: Khẳng định lại vấn đề  

_mingnguyet.hoc24_