Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trường học là dạy cho em muôn vàn kiến thức trong cuộc sống. Khoác trên mình tấm áo màu rêu vàng, ngôi trường với biển tên:" Trường THCS Xuân Trường" lấp ló trong màu xanh cây cối tạo nên cảm giác thật cổ kính, nghiêm trang. Các dãy nhà được xây theo hình chữ U với các bức tường phủ sơn vàng óng toát lên vẻ thân thương, gần gũi. Trong các lớp học ngoài những những vật dụng cần thiết như bàn ghế, bảng đen, phấn trắng còn có rất nhiều những thiết bị hiện đại khác như máy chiếu, máy in,…phục vụ cho công việc học tập. Đằng sau trường là một khu đất rộng dùng làm nơi để học thể dục và thi đấu thể thao. Trước cửa mỗi lớp học có những bồn hoa bé bé xinh xinh với những bông hoa màu sắc nổi bật thu hút những anh ong chị bướm đến hút mật đùa vui. Ngoài ra, trên sân trường còn có rất nhiều những cây bóng mát khác nhau như cây phượng với sắc đỏ rực rỡ, cây bàng với sắc xanh ngọc dịu mát,… Đội ngũ giáo viên trường em đều là những thầy cô với chuyên môn cao và nhiệt huyết đối với nghề. Và một trong số những thầy cô mà tôi kính trọng thì có lẽ cô Nga, giáo viên chủ nhiệm lớp em là người em yêu quý nhất. Cô luôn luôn hết mình và tận tâm đối với nghề, luôn coi học sinh như con của mình mà chăm sóc, dạy dỗ. Học sinh trong trường ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, kính thầy, yêu bạn. Em cảm thấy mình rất may mắn khi có thể được học tập tại môi trường lành mạnh này.
Em tham khảo đoạn văn sau nhé!
Bình Định có rất nhiều lễ hội đặc sắc, thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa vùng đất này nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Trong đó, em ấn tượng nhất với lễ hội cầu ngư. Cầu ngư là một lễ hội dân gian truyền thống gắn liền với đời sống ngư dân vùng biển. Lễ hội cầu ngư mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với vị thần Nam Hải hay còn gọi là cá Ông (cá Voi). Lễ hội này còn mang mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, được mùa tôm cá. Lễ hội này được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 15/2 âm lịch hàng năm, tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn. Lễ hội Cầu Ngư Bình Định được diễn ra với hai phần nghi thức chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra với các nghi thức trang trọng như: Nghinh thần Nam Hải (Cung nghinh thủy lục rước cá Ông) nhập điện, lễ tế thần Nam Hải (có múa gươm hầu thần), lễ tế cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; lễ ra quân đánh bắt hải sản. Còn phần hội được tổ chức với các hoạt động vô cùng sôi động như: kéo co, bơi thúng đôi nam, lắc thúng, ngoáy thúng. Bên cạnh đó còn có các chương trình múa hát tuồng tại Lăng Ông Nam Hải để phục vụ nhân dân địa phương và du khách đến xem lễ hội. Là một người con của Bình Định, em rất tự hào về lễ hội truyền thống này. Dù đã được tham dự lễ cầu ngư không biết bao nhiêu lần nhưng lần nào em cũng đều cảm thấy háo hức, phấn khởi. Hi vọng người dân Bình Định sẽ luôn gìn giữ và phát huy nét văn hóa truyền thống quý báu này.
Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV với nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng. Trước đây, Tháp có 15 tầng nhưng hiện chỉ còn 12 tầng. Tháp cao 14 thước 70, hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, và được xây từ 13.200 viên gạch nung. Phần ruột Tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân Tháp lên ngọn. Xung quanh Tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân Tháp. Mặt ngoài của lớp gạch ốp này được trang trí hoa văn phong phú mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý – Trần.
Tương truyền ngôi tháp có 15 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng. Tháp cao 16 mét, lòng tháp rỗng. Bệ tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 4,45 mét thu nhỏ dần lên đỉnh, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 1,55 mét. Tháp Bình Sơn được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm. Dấu vết hoa văn trang trí trên thân tháp hiện còn là những họa tiết hoa cúc, cánh sen, cánh đề, sư tử hí cầu, rồng chạm nổi… Trải qua nhiều thế kỷ mưa nắng dãi dầu, lại thường bị lũ lụt tràn về tàn phá, đã có lúc tháp bị nghiêng lệch và sụt lở.
Điều đáng ghi nhận là vào đầu thập niên 1970, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến tranh, Bộ Văn hóa Thông tin kết hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo và phối hợp với nhiều ban ngành như: Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh cùng các nghệ nhân bỏ nhiều công sức để phục dựng, cứu vãn ngôi tháp tồn tại đến ngày nay. Trong các lần trùng tu, mặc dầu đã chọn đất rất kỹ, chọn phương pháp nung tối ưu nhưng chất lượng gạch mới vẫn không thể sánh với gạch nung nguyên thủy của tháp nên đã bị rêu đóng.
Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay?
Thông thường nếu là giếng thì miệng giếng phải tròn đều, đằng này miệng giếng hình hơi thuẫn (đường kính dài khoảng 4 mét và đường kính ngắn khoảng 3 mét). Còn nếu là tháp thì chân tháp cũng phải hình vuông hay hình chữ nhật, nền móng phải có độ dày. Phải chăng cái giếng là một ngôi mộ cổ đã được bốc dỡ?
Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, tương truyền cây sứ đó đã trên 500 năm tuổi. Cần xác định niên đại, nếu quả thật cây sứ ấy trên 500 năm thì thật quý giá, cần phải bảo tồn.
Đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng ban Hưng công Thiền phái Trúc Lâm được Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (chủ đầu tư) đề cử thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bình Sơn cho biết: “Tôi được biết tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo, đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần”.
Được biết, tháp Bình Sơn nằm trong tuyến du lịch tâm linh tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chỉ cách thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khoảng 20 cây số). Vì thế, ngôi tháp cổ Bình Sơn cần được bảo tồn, nghiên cứu bài bản để giới thiệu cho du khách, nhất là du khách Phật giáo.
ai ở tỉnh Lào Cai thì giúp mình nhé!
cảm ơn mn nhìu
Ờm chị không ở tỉnh Lào Cai nên có gì nó không đúng thì em sửa lại giúp chị nhé :(kham khảo thui nha)
Lào Cai được biết đến là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi. Nhưng tôi ấn tượng nhất với nghề đan lát, bằng những đôi tay khéo léo mà con người chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm thủ công rất đơn giản, đẹp và vô cùng tiện ích cho cuộc sống thường nhật của người dân. Ta có thể làm ra rổ rá, mâm ăn cơm, ghế từ các nguyên liệu phong phú: mây, tre nứa và dây rừng. Nghề này không phân biệt lứa tuổi nên không chỉ người lớn làm mà còn các em nhỏ cũng thế, được dạy để lưu giữ nét đẹp văn hóa tổ tiên để lại. Quá trình thực hiện rất công phu, phải kiên nhẫn làm ra từng món đồ như thế thật tuyệt vời! Giá thành của sản phẩm cũng không quá cao, tùy theo chất liệu, kích thước. Đây có thể nói là một trong những nghề truyền thống lâu đời của tỉnh Lào Cai, nó thật hay!
Nhân vật cổ tích mà tôi yêu thích nhất là Thạch Sanh. Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già. Thạch Sanh đã gặp nhiều thử thách, chông gai. Bao lần Thạch Sanh bị Lí Thông lừa nhưng vì tính cách thẳng thắn, thật thà nên đã cho qua. Nhưng cuối cùng, cái thiện luôn chiến thắng. Qua những lần nguy hiểm : đi canh miếu thờ, bị vu oan, giải cứu công chúa,thắng 18 nước chư hầu,... đã làm cho Thạch Sanh luôn nằm trong tâm trí em. Em rất khâm phục tài năng của Thạch Sanh.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Bài 1
Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng có cho mình một người bạn thân, em cũng vậy, em có rất nhiều bạn bè, ai em cũng yêu quý nhưng thân nhất với em là Hoa, cô bạn chơi với em từ ngày còn học mẫu giáo.
Em và Hoa là bạn chơi với nhau từ bé, nghe mẹ em bảo là chúng em thân nhau từ ngày học cùng mầm non. Tụi em đi đâu cũng có nhau, chơi gì cũng rủ nhau và chia sẽ với nhau tất cả mọi chuyện không hề có ý nghĩ giấu diếm gì. Hoa bằng tuổi em nhưng cao hơn em một chút, dáng người hơi gầy, nước da trắng nõn và có một mái tóc dài đen mượt, một mái tóc mà em luôn mơ ước. Nổi bật trên khuôn mặt trái xoan là đôi mắt đen lay láy, ai cũng bảo bạn có đôi mắt biết nói, là một đôi mắt đẹp lại sinh động. Nụ cười của Hoa đúng như tên gọi của bạn vậy, tươi như hoa, rực rỡ, tự nhiên và làm cho người khác dễ chịu. Phải nói rằng em rất tự hào khi có một người bạn thân như Hoa, bạn học rất giỏi lại ngoan ngoãn, tốt bụng và dịu dàng. Mỗi khi có bài không hiểu, Hoa đều kiên trì giảng lại cho em đến hiểu mới thôi, mẹ rất vui khi thấy em có một người bạn thân tốt bụng và ngoan như Hoa, mẹ không phải lo lắng em sẽ bị bạn bè xấu lôi kéo. Em và Hoa vô cùng thân thiết, như hình với bóng. Dù chúng em có rất nhiều bạn nhưng đối với cả hai, chỉ công nhận nhau là bạn thân. Vì thế mà chúng em luôn có thói quen chia sẻ cho nhau mọi điều, không giấu bất cứ niềm vui hay nỗi buồn nào trong lòng. Mọi tâm sự khi em được trút hết với Hoa, em thấy lòng mình nhẹ nhõm hẳn, rồi khi em được nghe Hoa tâm sự em lại thấy mình trở nên gần gũi với bạn thêm. Có một chuyện đã xảy ra với chúng em từ lâu mà làm em nhớ mãi. Hồi ấy, chúng em học lớp Ba, có một bạn mới chuyển tới lớp, cô xếp chỗ cho bạn đó ngồi cạnh em và em thấy mình và bạn đó chơi rất hợp nhau. Em và bạn ấy đã rất thân, đi đâu cũng cùng đi, chuyện gì cũng kể cho nhau nghe, cuối tuần còn rủ nhau đi chơi. Vì dành nhiều thời gian cho bạn mới nên em thất hẹn với Hoa nhiều lần vì nghĩ Hoa sẽ bỏ qua cho em. Hoa bỏ qua một lần, hai lần rồi bạn giận em. Lúc đầu, em còn thấy Hoa nhỏ mọn, em giận lại bạn, nhưng rồi, em đem chuyện này nói với mẹ, mẹ đã nói là em đã sai, em có bạn mới là bỏ Hoa chơi một mình trong khi Hoa là người bạn thân nhất của em, bạn giận cũng không có gì sai cả. Em hiểu ra vấn đề và chạy ngay sang nhà Hoa để xin lỗi, nhưng đến cửa, còn chưa kịp xin lỗi thì Hoa đã hiểu tất cả, bạn cười khì và tha thứ cho em. Từ lần đó, chúng em chơi với nhau còn thân thiết hơn trước và không ai mắc phải lỗi lầm như vậy nữa.
Em rất yêu quý Hoa, chúng em hứa với nhau sẽ là những người bạn thân mãi mãi.
Hôm nay em được về quê ngoại chơi. Nhà bà ngoại của em có rất nhiều cây xanh trái ngọt. Nào mướp, nào bí, nào na, nào chuối,...Xung quanh nhà bà cũng có rất nhiều bác hàng xóm tốt bụng. Các bác ấy thường sang chơi với bà em, còn giúp bà em làm vườn nữa. Không khí ở quê thì rất trong lành và mát mẻ, không ngột ngạt và đầy khói bụi như trên thành phố. Đồng lúa bạt ngàn xanh tươi thẳng cánh cò bay. Những nhà cấp bốn mái ngói đỏ xen giữa những cây cổ thụ to mấy người ôm không xuể. Em rất mong có dịp được về thăm ngoại lần nữa.
Các cụm danh từ có trong đoạn văn trên: nhà bà ngoại của em, bác hàng xóm tốt bụng,..
Quê hương em là một làng chài nhỏ ven biển miền Trung.Bãi cát trắng nghiêng nghiêng đón sóng biển. Quanh năm, sóng biển vỗ ì oạp, làm nhẵn thín những gò đá nhấp nhô sát mép nước.Mờ sáng, thuyền đi lưới cá về cập bãi. Dân chài đem cá lên chợ bán. Làng em có ngót hai trăm nóc nhà, có mái nhà khuất sau rặng dừa, bãi dương rì rào gió thổi. Đường làng cũng được tráng bê tông nhưng cũng có đoạn còn nguyên đường mang cát biển. Trẻ con trong làng đến lớp học gần đó, ở ngay giữa xóm chài. Lẫn trong tiếng sóng biển là giọng đọc bài của đám trẻ, giọng giảng bài của cô giáo. Vào ngày hội làng và tạ lễ cá ông, lớp học thường được nghỉ và được biến thành nơi dân làng tụ họp. Làng em tuy nghèo khó nhưng em vẫn yêu làng tha thiết.Mai này đi học xa quê, em sẽ mang theo trong tim mình tiếng sóng biển và làn gió mát của bãi dương bốn mùa lộng gió. Em yêu sao làng biển quê em.