Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Văn bản miêu tả: vẽ lại sự vật, sự việc bằng ngôn ngữ một cách sinh động.
Văn bản tự sự: kể lại, thuật lại sự việc.
Văn bản biểu cảm: bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết.
Văn bản nghị luận: Bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá về một vấn đề
Còn văn bản thuyết minh thì giới thiệu sự vật, hiện tượng; giúp cho người đọc hiếu rõ đặc điểm, tính chất, nguyên nhân và có cái nhìn khách quan về sự vật, hiện tượng đó.
tham khảo
Trả lời: Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luận, thuyết lí như văn nghị luận.
Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dụng điện thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh.
Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.
Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài. Còn có bạn thậm chí còn bị đình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dạy khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao. Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói.
Tóm lại ta như hiểu được rằng chính việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho các bạn. Hơn nữa chúng ta cũng phải hiểu được rằng đối với những người xung quanh, việc nói chuyện riêng của chúng ta ko có gì ngoài những điều bất lợi. Thế nên, mọi người cũng hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, loại bỏ ngay ra khỏi lớp học của chính mình nhé.
Chúc bạn thi tốt!
Văn bản thuyết minh khác các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
+ Không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.
+ Không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.
+ Không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.
+ Không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.
→ Thuyết minh bao gồm việc trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan chân thực, rõ ràng.
Các văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm cần tới yếu tố thuyết minh. Vì nhờ thuyết minh văn bản trở nên sáng tỏ, nội dung văn bản mang tính chính xác, khoa học.
Đặc điểm (tính chất) |
Văn bản Thuyết minh Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng. |
Văn bản tự sự Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự |
Văn bản miêu tả Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật |
Văn bản biểu cảm Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người |
Văn bản nghị luận Trình bày ý kiến, luận điểm. |
Câu 2: Sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các văn bản khác:
Văn bản Thuyết minhVăn bản tự sựVăn bản miêu tảVăn bản biểu cảmVăn bản nghị luận
Đặc điểm (tính chất) | Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng. | Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự | Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật | Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người | Trình bày ý kiến, luận điểm. |
Dạng văn Thuyết Minh:
- Thuyết minh về con trâu:
Dàn bài:
I – Mở bài:
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: Thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
NGHỊ LUẬN VÊ MÁI ẤM GIA ĐÌNH
+ Mở bài
– “ À ơi , à ơi em ngủ đi thôi một gia đình nhỏ một hạnh phúc to”. Gia đình là một tế bào của xã hội, một gia đình êm ấm hạnh phúc cha mẹ chuẩn mực sẽ tạo ra những đứa con ngoan
– Gia đình là nơi che chở cho chúng ta khi còn thơ bé là nơi ta luôn muốn quay về khi trưởng thành, khi vấp ngã ….
+ Thân bài
– Định nghĩa gia đình là gì? Gia đình là một nhóm người được gắn kết với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống.
– Gia đình là cái nôi yêu thương là nơi bạn được sinh ra và lớn lên bởi vòng tay cha mẹ.
– Vai trò của gia đình có ý nghĩa vô cùng to lớn nó là cái nôi đầu đời của một đứa trẻ. Một đứa trẻ sinh ra chịu sự ảnh hưởng của gia đình rất lớn
– Cùng với nhà trường gia đình có vai trò tích cực trong việc dạy dỗ tạo ra nguồn lực cho xã hội trong tương lai.
– Gia đình không chỉ là tế bào của xã hội mà còn là nền tảng trực tiếp hình thành nhân cách của con trẻ.
– Hiện nay xã hội ngày càng có những sai lầm trong khái niệm về gia đình nhiều người phụ nữ không muốn lâp gia đình kết hôn mà vẫn muốn sinh con và làm mẹ độc thân tự nuôi con trưởng thành.
– Nhiều gia đình bố mẹ thường xuyên tạo thói quen xấu cho con cái khi chính họ không bao giờ làm gương. Cha mẹ chính là tấm gương để các con soi vào.
– Bên cạnh đó, có nhiều gia đình đang quá bao bọc con cái tạo cho con cái thói quen cậu ấm cô chiêu ỷ lại vào cha mẹ . Cái gì cũng đã có cha mẹ lo cho.
– Bản thân con cái trong gia đình cần biết yêu thương cha mẹ chia sẻ những khó khăn với cha mẹ từ những việc nhỏ nhặt. Nên giúp đỡ cha mẹ việc nhà tùy theo sức của mình.
– Cần chăm chỉ học hành vâng lời cha mẹ thầy cô tạo niềm vui cho cha mẹ không nên để cha mẹ buồn phiền vì mìn.
+Kết luận
– Liên hệ với bản thân và gia đình mình cần làm gì cho cha mẹ vui lòng.
– Ngoài kia, rất nhiều em nhỏ đang lang thang cơ nhỡ, không có một mái ấm gia đình khi các em bị bỏ rơi ngay từ khi lọt lòng đó là điều đau đớn hơn bao giờ hết. Xã hội phải cùng nhau chung sức tạo cho các em một mái ấm khác.