K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2019

Tham khảo dàn ý:

Đề 3:

1. Mở bài:

  • Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất
  • Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ.

2. Thân bài

a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt

  • Hoàn cảnh kinh tế gia đình ... công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất.

b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh

  • Ông bà nội, ngoại, với chồng con ...
  • Với bà con họ hàng, làng xóm ...

c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ.

  • Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ.

3. Kết bài:

  • Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ
  • Liên hệ bản thân ... lời hứa.

THAM KHẢO GỢI Ý DÀN BÀI

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

  • Em thích màu của lá cây...
  • Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...
  • Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
  • Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
  • Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  • Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: Kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

6 tháng 11 2016

“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con tương tự mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tui cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tui nhất và cũng là người mà tui yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. tui vẫn thường nghĩ rằng mẹ tui không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tui bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tui thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tui cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, tất cả ý nghĩ đó tan biến hết. tui có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tui được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm giác đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tui đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm nom con. Chưa bao giờ tui tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tui nhưng có lúc tui nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tui đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… tui đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. tui tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật (an ninh) của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tui sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tui không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.

tui chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. tui vừa khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tui thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tui không sao tránh được. tui vừa tự an ủi mình bằng cách tui đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tui thấy hối hận? Phải chăng tui đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tui thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tui cảm giác như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tui đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. tui chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tui cảm giác căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tui phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như tất cả ngày. tui đánh bạo, hỏi bố xem mẹ vừa đi đâu. Bố tui bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi vừa bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? tui hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà vừa làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tui mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tui rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tui cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tui thích. Ôi sao tui nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tui là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ vừa chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật (an ninh) của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” tui xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. tui chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. tui vừa ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tui mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công chuyện mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ vừa lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tui như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tui hò nhau làm chuyện toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… chuyện nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ vừa cho tui tất cả nhưng tui chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tui cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tui trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con vừa biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về sẻ chia bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt cú cú vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không KẾT mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm nom con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy vừa nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời vừa mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.

6 tháng 11 2016

cảm ơn vì đã giúp nhưng mình thấy bài này trên mạng rùi

 

13 tháng 5 2021

Bài ca dao "Công cha như núi ngất trời... Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" đã ca ngợi được công lao của cha mẹ đối với con cái. Với thể thơ lục bát đậm chất dân tộc cùng với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, bài ca dao đã truyền tải được thông điệp đối với bạn đọc. Hình ảnh so sánh "như núi ngất trời" với "như nước ở ngoài biển Đông" đã nhấn mạnh được công ơn trời biển của mẹ. Công ơn của cha mẹ được so sánh với những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên như núi và biển Đông đã truyền tải được một cách chân thực và sinh động những công ơn sâu nặng của bố mẹ dành cho con cái. Hai câu cuối là lời nhắc nhở con cái về nghĩa vụ đối với cha mẹ. Cụm từ "con ơi" ở cuối giống như một tiếng gọi và nhắc nhở ân tình đối với mỗi người con. Dù cho biển cả có rộng mênh mông thì mỗi người con đều cần phải khắc ghi công ơn của cha mẹ dành cho mình. Tóm lại, bài ca dao đã khẳng định được công ơn của cha mẹ và nhắc nhở con cái phải biết ơn, khắc ghi những công ơn đó.

14 tháng 5 2021

tk 

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển

15 tháng 1 2019

Các bạn thân mến!Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có một ai đó được coi là người hùng, là hình tượng chuẩn mực để chúng ta hướng đến. Người hùng của các bạn có thể là một nhân vật mang sức mạnh siêu nhiên, một người anh hùng lịch sử tài trí và dũng cảm, hay cũng có thể là một người cô, người thầy, người lái đò thầm lặng đưa chúng ta đến bến bờ tri thức. Còn đối với riêng tôi, người hùng của tôi chính là ông nội.

Ông nội tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc ông bạc phơ nhưng thật may mắn làm sao khi ở độ tuổi này ông vẫn còn được minh mẫn tuy rằng đôi mắt ông đã mờ dần đi theo năm tháng. Tôi thường về thăm ông vào mỗi dịp cuối tuần để nghe ông sẻ chia, tâm sự và cùng ông trồng các loài hoa ở khu vườn nhỏ trước sân. Sở thích của ông là sưu tầm cây cảnh nên ông trồng rất nhiều loại hoa như hoa lan, hoa hồng, hoa huệ, ...và nhiều cây ăn quả khác xung quanh ngôi nhà của mình. Đã có lần ông nói với tôi rằng, hoa mang đến cho con người cái đẹp, người thích chơi hoa là người yêu cái đẹp. Ông thích trồng hoa bởi ông yêu những vẻ đẹp đầy màu sắc mà chúng mang lại.

Trước đây, ông tôi là một người lính, một người chiến sĩ dũng cảm xung phong vào chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ để góp sức mình vào công cuộc chiến đấu chung của dân tộc, mang lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân. Theo lời ông kể, đó là những năm tháng gian khổ nhưng cũng là những năm tháng hào hùng nhất trong lịch sử. Chiến tranh vô cùng ác liệt, có những ngày bom Mĩ dội xuống liên tiếp khiến đồng bào ta phải gánh chịu những đau thương không sao kể hết. Những người lính chỉ được về phép một, hai hôm rồi lại từ biệt gia đình, vợ con để lên chiến trường. Những người thanh niên trai trẻ phải từ giã làng quê, từ giã mối tình còn đang tươi đẹp để hành quân, chiến đấu vì miền Nam yêu dấu. Mười năm trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ cũng là mười năm ông tôi trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, trải qua mọi sự khắc nghiệt của chiến tranh. Mười năm ấy, gia đình không còn niềm tin, niềm hi vọng vào sự trở về của ông nữa.

Khi cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, đất nước hoàn toàn được thống nhất, ông tôi trở lại quê hương trong niềm vui, niềm hạnh phúc đến òa khóc của mọi người. Điều tôi ngưỡng mộ ở ông không chỉ là sự dũng cảm, tinh thần chiến đấu quật cường vì tổ quốc mà còn bởi tình yêu mặn nồng giữa ông và bà tôi. Trước khi trở thành một người lính, ông tôi là một chàng trai trẻ còn bà tôi là một cô gái ông thôn chất phác, hiền lành. Giữa thời buổi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc hai người không dám hứa sẽ chờ đợi nhau. Vậy mà mười năm trôi qua, tuổi thanh xuân của bà đã được bù đắp trong giây phút nhìn thấy ông lành lặn trở về. Lời hứa chờ đợi ấy dù không được nói ra nhưng cả hai đều đã ngầm hiểu. Cho đến tận bây giờ, khi lớp bụi thời gian dần phủ mờ lên tất cả thì ông bà tôi vẫn yêu thương nhau như thuở ban đầu. Ông luôn dành sự quan tâm cho bà, ông nói rằng dù có dành cả cuộc đời của mình thì cũng không thể bù đắp hết được những khổ cực, buồn tủi bà phải chịu đựng trong ngần ấy năm xa cách.

Sự hi sinh của ông dành cho gia đình vô cùng to lớn. Tuy đã có tuổi nhưng ông vẫn phụ giúp bố mẹ tôi những công việc vừa sức để bố mẹ tôi đỡ được phần nào vất vả. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông được cấp trên cử đi học và trở thành một thầy giáo. Xen kẽ những bài giảng của ông là câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về tình người để các học sinh biết quý trọng hơn cuộc sống mình đang có. Mặc dù ông đã về hưu nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm có rất nhiều học sinh cũ đến thăm và tặng hoa chúc mừng người thầy đã dìu dắt và gắn bó với mình. Có những người trở thành bác sĩ cũng có người trở thành giáo viên, nhà báo. Nhưng cho dù làm ngành gì chăng nữa thì ông cũng đều dặn dò các học sinh phải có cái tâm, như vậy, mới đạt được thành công trong công việc. Có lẽ vì thế mà những học trò cũ luôn kính trọng và coi ông như người cha của mình.

Những lúc rảnh rỗi, ông thường kể cho tôi nghe các câu chuyện để chúng tôi biết thêm về lịch sử đất nước, về những con người hi sinh thầm lặng để chúng ta có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay. Ông dạy tôi cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, dạy tôi những phép toán mà tôi không tìm ra lời giải. Là một người nghiêm khắc nên khi những thành viên trong gia đình mắc lỗi hay xử sự không đúng ông tôi đều thẳng thắn góp ý. Tôi nhớ những ngày còn thơ bé, ông đã làm rất nhiều đồ chơi cho tôi. Ông dạy tôi cách gấp con hạc, chiếc thuyền thúng, thuyền buồm bằng giấy. Ông làm cả đèn ông sao cho tôi mỗi dịp Trung thu đến để tôi đi rước kiệu cùng các bạn. Không một ai trong xã hội chê trách ông về điều gì bởi ông là một người có trách nhiệm, một Đảng viên gương mẫu, một người cha, người ông mẫu mực. Ông còn nhiệt tình giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn khiến họ cảm kích và biết ơn vô cùng.

Vào ngày sinh nhật, tôi bất ngờ nhận được món quà của ông. Đó là một chiếc xe đạp màu xanh tôi yêu thích. Ông không quên nhắc tôi phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Đồng thời, ông cũng không quên nhắc nhở bố mẹ tôi dù có bận rộn như thế nào cũng nên dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Những đứa trẻ rất cần sự lắng nghe của cha mẹ và tôi cũng vậy.

Tôi luôn nhận được sự khích lệ từ ông, mỗi kì được học sinh giỏi, ông thường thưởng cho tôi những món quà ý nghĩa. Đó là chiếc cặp sách hay những cuốn vở, chiếc bút để chuẩn bị cho một năm học mới. Là người đứng đầu trong gia đình, ông luôn bảo ban mọi thành viên cách sống, cách giao tiếp, ứng xử chuẩn mực nhất để không ai có thể chê trách. Ông luôn yêu thương hết mực các cháu nhưng cũng không quá nuông chiều để chúng làm nũng, đòi hỏi.

Đối với tôi, ông là một người hùng. Tôi ngưỡng mộ ông bởi cách sống, cách đối nhân xử thế, ngưỡng mộ ông ở sự hi sinh cao cả dành cho gia đình. Hi vọng rằng, ông sẽ luôn mạnh khỏe để bên cạnh chúng tôi và cùng chúng tôi có những giây phút ngập tràn yêu thương.

#

15 tháng 1 2019

Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan ba mươi vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói hồi thứ mười bốn trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm Ngô gia văn phái đã phán ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy.

Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà Hoàng Thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn” nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân: "... Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh lại có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chính như đứa trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn...” Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc” thán phục đến như thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.

Ngay những người thuộc nhóm Ngô gia văn phái vốn theo “chính thống”, phần nào bị quan điểm “chính thống” chi phối, trước thiên tài của Nguyễn Huệ vẫn phải ca ngợi Nguyễn Huệ một cách trung thực, khách quan. Qua việc miêu tả trực tiếp cuộc hành quân thần tốc, tác giả đã cho mọi người thấy tài năng quân sự xuất chúng của người anh hùng áo vải Tây Sơn.

Được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm, định cầm quân đi ngay. Nhưng Nguyễn Huệ đã biết nghe theo lời khuyên của mọi người, cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. Lễ xong mới hạ lệnh xuất quân. Điều này chứng tỏ mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ rất biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác. Riêng phẩm chất ấy của ông cũng đáng để chúng ta kính nể, học tập. Việc Nguyễn Huệ tự mình đốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm tết Nguyên Đán cũng chứng tỏ phần nào tài năng quân sự của ông. Bởi vì đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là cảnh giác nhất. Nguyền Huệ rất hiểu sức mạnh tinh thần, ông không chỉ có tài cầm quân mà còn có tài hùng biện. Trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ được lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống chống ngoại xâm cho tướng sĩ: "... Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? ... Người phương Bắc không phải giống nòi nước ta bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng di. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các Ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lònq người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng là đuổi được chúng về phương Bắc...” Lời dụ của Quang Trung có sức thuyết phục không kém “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Một điều mà các tác giả "Hoàng Lê nhất thống chí" hết sức khâm phục Nguyễn Huệ là tài dùng người. Tiêu biểu là việc cài Ngô Thời Nhậm ở lại làm việc với các tướng Sở và Lân. Sự việc diễn ra đúng như dự đoán của Nguyễn Huệ. Ngô Thì Nhậm đã phát huy vai trò của mình “Biết nhẫn nhịn để tránh mũi nhọn”, “bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng" ... Nguyễn Huệ còn dự đoán chính xác những sự việc sắp xảy ra. Ông là một người đầy tự tin: “Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh”. Nhưng ông cũng luôn luôn đề phòng hậu họa: “Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt”. Và ông đã dự định chọn người “ khéo lời lẽ" đế “dẹp việc binh đao” đó cũng là lời Ngô Thì Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung, ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao xương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất: "Vua truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phú kín. Quân Thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả”. Đó là cái giỏi cũng là cái tâm của người cầm quân.

Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong hồi mười bốn (Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải. Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần” mà còn là một vị tướng giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.

21 tháng 10 2016
 Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng.


Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua , cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió.


Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ : năm nay chắc được mùa to.


Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.


Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.
  
30 tháng 12 2016

ths bn nhìu nha

24 tháng 11 2016
  1. Mở bài
 

Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê là một bài thơ viêt nhân ngày trở lại thăm quê cũ của Hạ Tri Chương. Bài thơ là lời tâm sự, là tâm trạng man mác buồn của người con xa quê đã rất lâu. Bởi ngày trở về, tóc đã bạc, cảnh xưa vẫn đây nhưng những người quen chẳng còn ai không ai còn nhận ra ông.

2. Thân bài

Câu 1:

+ Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối nghịch: ngày ra đi vẫn còn trẻ, ngày về đã già Thiếu tiểu – Lão đại.

+ Thời gian xa quê quá dài, quá nửa một đời người.

+ Tâm trạng man mác buồn, ngậm ngùi tiếc nuối.

Câu 2:

+ Thời gian xa cách quê hương chỉ có thể làm thay đổi hình dạng bên ngoài nhưng không làm thay đổi bản chất, tấm lòng của người con đối với quê hương.

+ Thể hiện tấm lòng thuỷ chung, gắn bó tha thiết với quê hương.

Câu 3:

+ Người quê xa quê lâu ngày trở về bỗng trở thành khách lạ.

+ Một nghịch lí và cũng là lẽ thường tình.

Câu 4:

+ Câu thơ có chút hóm hỉnh.

+ Gợi cho nhà thơ nỗi buồn bâng khuâng.

3. Kết bài

Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với quê hương đó là một tình cảm thuỷ chung, gắn bó, chân tình. Đồng thời thể hiện nỗi buồn của một người khao khát được về thăm quê vậy mà khi trở về chẳng ai còn nhận ra mình nữa.

12 tháng 11 2016

Từ khi chào đời,cất tiếng khóc đầu tiên, mỗi chúng ta đều được vòng tay âu yếm cử cha mẹ che chở cho đến khi trưởng thành.Đối với tôi, gia đình là trên hết. Cha mẹ luôn quan tâm,chăm sóc và bảo vệ tôi. Nhưng có lẽ người luôn giành tình cảm cho tôi nhiều nhất mài chỉ có một.Đó là người mẹ kính yêu của tôi.

"Đêm nay con ngủ giấc tròn​
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"​

Trong cuộc đời này,có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ,được nghe tiếng ru ầu ơ ngọt ngào có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.

 
12 tháng 11 2016

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời , vì nuôi dưỡng chị em em? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Mẹ em có sở thích rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Mẹ em đẹp lắm! Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.


Nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà… thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Người mẹ kính yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

“Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.

13 tháng 11 2016

Đề 1:

Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, Thầy Cô giáo cũng có công lao rất lớn. Đặc biệt, đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì Thầy Cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.

Thầy Cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy Cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.

 

Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.

Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.

Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em

13 tháng 11 2016

Cam on chj #MaiPhươngAnh

10 tháng 11 2016

Câu 1:Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

Đặc điểm của thể thơ:

+Số câu:4 câu,mỗi câu 7 chữ,hiệp vần gieo vần câu 1,2,4,ngắt nhịp 4/3,3/4.....

Câu 2:Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Câu 3:

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

10 tháng 11 2016

link: /hoi-dap/question/122955.html

Chúc bn học tốt