Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc sống mới kéo theo nhiều nguy ngại
Bởi con người gây hại chính con người
Bao môi trường của đất nước đẹp tươi
Nay hủy hoại bởi bao người sai trái !
Tài nguyên rừng đã bao phen lửa cháy
Bởi lòng tham vô đáy của con người
Nơi phát hoang, nơi cưa chặt tơi bời
Nơi đào bới, nơi công trình thủy điện ?
Tài nguyên nước giờ đây... ôi, cạn kiệt
Bao dòng sông đã chết chẳng thông dòng
Nước thải vô tư xả xuống ruộng đồng
"Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ" (*)
Còn không khí thì lại càng khó thở
Bởi mùi hôi của rác, của công trình
Bao tiếng ồn, xe cộ cứ đua tranh
Cấp quản lý lại còn cho nhập ...rác !
Đất đai chẳng còn đâu mà canh tác
Bao ruộng đồng xanh ngát hóa nhà cao
Lạm dụng trừ sâu, bảo vệ hoa màu
Gây ngộ độc lẫn nhau mà không biết
Môi trường sống tự nhiên đang rên xiết
Bởi bàn tay hủy diệt của con người
Và cuộc đời - một xã hội tươi vui
Còn đâu nữa khi tình người giá lạnh !
Bao trường học kinh hoàng cơn ...bất hạnh
Trước hiểm nguy nạn bạo lực học đường
Tình thầy trò, nghĩa bè bạn chẳng thương
Gây án mạng tang thương ngành giáo dục
Cả xã hội ngỡ ngàng trong bạo lực
Từ tinh thần, kinh tế đến hình hài
Bao gia đình tan nát bởi vì ai ?
Đành thắc thỏm trong tai bay họa gởi !...
Thế mới biết môi trường khan tiếng gọi
Từ tự nhiên, xã hội ...Lỗi do người
Luật chưa nghiêm, công bằng chẳng tới nơi
Nên đau đớn người hại người ... Chua xót !
Gợi ý :
- Những thay đổi của cảnh vật và tiết trời cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã khiến nhân vật “tôi” nhớ lại những kí ức về buổi tựu trường đầu tiên.
- Những kỉ niệm được nhà văn diễn tả theo trình tự như sau:
- Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại.
- Nhân vật "tôi" hồi tưởng được trở về con đường cùng mẹ tới trường.
- Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe ông đốc gọi tên mình vào lớp.
- Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.
- Những thay đổi của cảnh vật và tiết trời cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã khiến nhân vật “tôi” nhớ lại những kí ức về buổi tựu trường đầu tiên.
- Những kỉ niệm được nhà văn diễn tả theo trình tự như sau:
- Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại.
- Nhân vật "tôi" hồi tưởng được trở về con đường cùng mẹ tới trường.
- Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe ông đốc gọi tên mình vào lớp.
- Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.
Tham khảo nha!
Hàng năm cứ đến ngày khai trường, lòng tôi lại nao nao đến khó tả. Cái cảm giác bâng khuâng đến xao xuyến - và ngày này đã trở thành kỷ niệm khó phai trong ký ức của tuổi thơ tôi...
Vài hôm trước ngày khai giảng, ba mẹ tôi hối hả mua cho anh em chúng tôi từng cái áo, cái quần, đôi dép... đến cái nón, cây viết và cẩn thận bao bìa, dán nhãn cho anh em tôi từng quyển tập, quyển sách. Cả đêm, ba mẹ vẫn không ngủ để chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho chúng tôi ngày mai đến trường. Hẳn là để chúng tôi có được niềm vui ngày tựu trường, gánh nặng trên vai của ba mẹ đã phải nhiều hơn, nhưng tôi vẫn cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn đầy trong mắt của ba mẹ.
Trời vừa rạng sáng, tôi đã vội vàng mặc quần áo mới, mang đôi giày "ba-ta" trắng tinh vào và đứng soi trước gương. Tôi khẽ mỉm cười sung sướng: "Ừ, giờ thì mình đã là học sinh cấp ba rồi nhé!". Rồi tôi đạp xe nhanh chóng đến trường với niềm vui hớn hở: sắp gặp bạn bè và thầy cô mới...
Hàng cây quen thuộc bên đường ngày nào, giờ sao khác quá. Có lẽ chúng cũng rạo rực như chúng tôi. Những hạt sương tối qua vẫn còn lấm tấm trên lá, đang long lanh dưới nắng mai vàng rỡ, vô cùng ngoạn mục. Dường như mọi vật đều tràn đầy sức sống.
Bước chân vào ngôi trường cấp ba, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm, bỡ ngỡ đối với tôi. Ngôi trường mới này có khuôn viên lớn hơn, cây cỏ và hoa kiểng nhiều hơn so với trường cũ của tôi. Nhiều phòng học dài cứ nối tiếp nhau... Tôi ngơ ngác kiếm tìm lớp học của mình, bước đi tới lui liên tục làm trán ướt đẫm cả mồ hôi.
Tôi cố đảo mắt xung quanh để tìm một đứa bạn cũ nhưng cũng đành thất vọng. Tất cả đều là bạn mới, lạ lẫm. Ai cũng trang phục chỉnh tề, tươm tất từ đầu tóc, mặt mũi đến giày dép. Mọi thứ đều sạch sẽ, mới tinh. Dường như các bạn đều muốn khám phá tất cả những cái còn bỡ ngỡ xung quanh mình, với tâm trạng hớn hở và rạo rực.
Thỉnh thoảng, tôi nhìn thấy có vài anh chị năm trước đang tụm năm, tụm bảy trò chuyện ríu rít. Các anh chị trông có vẻ tự tin hơn so với chúng tôi. Họ bắt chuyện và hướng dẫn tận tình cho chúng tôi biết chỗ của căn tin, thư viện, nhà sách, giới thiệu cho chúng tôi biết sơ nét về từng giáo viên sẽ dạy mình... Chúng tôi cứ ngơ ngác lắng nghe hướng dẫn của các anh chị.
Tiếng kẻng vang lên, báo hiệu giờ vô lớp, khác với tiếng trống quen thuộc của trường cấp hai ngày nào. Chúng tôi nhanh chóng xếp hàng và chờ giáo viên chủ nhiệm xuống lớp. Tâm trạng bạn nào cũng náo nức và hồi hộp. Bỗng tôi nghe có tiếng hỏi thăm quen thuộc và thân thương: "Bạn tên gì? Nhà ở đâu? Năm rồi học trường nào vậy...?"
Nhiều năm trôi qua nhưng những cảm xúc về ngày khai giảng đối với tôi khó có thể diễn tả hết, nó đã in sâu vào con tim của tôi từ bao giờ. Và mỗi năm cứ đến ngày này là lòng tôi lại dâng lên những cảm xúc da diết đến không nguôi...
1. Mở bài : giới thiệu chung về trường em ( ở đâu,xây từ bao giờ ,..)
2.Thân bài:
a. Nhìn từ xa
- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.
- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.
b. Đến gần
- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.
- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.
- Tường thành xây cao chừng hai mét.
c. Vào trong
- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.
- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.
- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.
- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.
- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.
- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh dậm.
- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.
- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.
- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.
- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.
- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.
III. Kết bài
- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.
- Em rất yêu trường yêu lớp.
- Mong rằng ngôi trường em mỗi ngày một khang trang và tươi đẹp.
Dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường số 3
1. Mở bài: Giới thiệu về trường tiểu học Nguyễn Lương Bằng và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.
2. Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.
- Vẻ đẹp của ngôi trường (khang trang, rộng lớn…)
- Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…
- Tên trường mang tên phó chủ tịch nước
- Tượng đài bác Nguyễn Lương Bằng trang nghiêm.
Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.
- Ngày đầu tiên tới trường (bỡ ngỡ, rụt rè…)
- Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)
- Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…
Công dụng của ngôi trường:
- Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
- Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.
- Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..
3. Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.
Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.
MB:
Trường em là 1 ngôi trường ...... khang trang nhất của ... ..... Đây là ngôi nhà chung của chúng em.
TB:
- Địa điểm trường tọa lạc tại
.
- Hình thành: Trường được khởi công xây dựng năm ...... và khánh thành năm ......, đưa vào sử dụng từ năm học ....-....... Đây là ngôi trường khá khang trang được xây dựng theo tiêu chuẩn chuẩn quốc gia, tương lai trường phấn đấu trở thành Trường chất lượng cao của
.
- Các phần:
Trường có tổng diện tích là ......m2, diện tích xây dựng phòng học là .........m2, còn lại là sân chơi và sân thể dục. Trường có đầy đủ các phòng chức năng: Phòng vi tính, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng thư viện, phòng dinh dưỡng, phòng bộ môn, hội trường, phòng truyền thống và ......... phòng học. Hiện nay trường có ....... lớp trong đó khối 10 là ...... lớp, khối 11 là .... lớp, khối 12 là 1.... lớp, với tổng số học sinh là ........ em.
Trường em là trường có toàn bộ học sinh học theo chương trình thay sách của Bộ Giáo dục từ lớp 10, lớp 11, và lớp 12. Khối 10 được nhà trường quan tâm nhất tuyển những HS THCS có điểm thi từ ... điểm trở lên đào tạo .... lớp ban KHTN, .........lớp ban KHXH và ....... lớp ban KHCB. Trường có ....... GVCBCNV, trong đó có ....... GV trực tiếp đứng lớp và ....... giáo viên, cán bộ quản lí, hành chính.
- Thành tích:
Trường em đã đạt được những thành tích đáng khích lệ: Chỉ tính riêng HK I năm học ....-....... kết qủa đạt được về hạnh kiểm là 100% khá tốt không có HS đạo đức trung bình. Học lực đạt .......% giỏi, ......% khá, .....% trung bình, .......% yếu.Trường có HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và nhiều giải thưởng nhất nhì về các hoạt động phong trào của thầy trò trong trường như thể dục, văn nghệ
Trong ngôi trường này, chúng em được sự quan tâm yêu thương của thầy cô, của các bậc phụ huynh. Chúng em đang lớn dần lên theo năm tháng cả về trí tuệ,về nhận thức lẫn thể chất. Công lao to lớn đó thuộc về thầy cô, người đang hàng ngày, hàng giờ tiếp thêm cho chúng em sức mạnh và niềm tin, chắp cách cho những ước mơ của chúng em bay cao và xa hơn để chúng em mau trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội.
KB:
Ngôi trường học đã thật sự là ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh chúng em. Chắc chắn những kỉ niệm dưới mái trường về bạn bè, thầy cô sẽ là những kỉ niệm đẹp làm hành trang trong suốt cuộc đời của mỗi người học sinh chúng em.
Viết 1 đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ (chú ý của có sử dụng yếu tố miêu tả biểu cảm):
Mỗi chúng ta đều có một câu chuyện để mãi mãi khắc ghi. Tôi cũng có một câu chuyện như vậy, cho tới tận bây giờ tôi vẫn luôn ghi nhớ câu chuyện ấy. Chuyện của năm về trước, về một lời nói dối mãi mãi không thể quên.
Khi ấy, tôi bảy tuổi đang là một cô bé hồn nhiên tinh nghịch. Em gái tôi mới ba tuổi, con bé ngoan và dễ tính. Tôi có một gia đình nhỏ bé, không quá đủ đầy nhưng ấm no, hạnh phúc. Cuộc sống cứ êm đềm như vậy, ba mẹ đi làm còn chị em tôi đi học, về nhà sẽ tranh thủ phụ những việc nhỏ nhặt. Gần cuối năm ấy, ba chợt vắng nhà nhiều. Có bận, ông đi đâu đó cả tháng trời không về nhà. Mẹ thỉnh thoảng cũng không ở nhà, chị em tôi đều gửi ông bà chăm nom. Có lần tôi cũng hỏi mẹ:
– Ba bận việc gì sao mẹ? Con không gặp ba nhiều như lúc trước.
Mẹ nhìn tôi một lúc, có vẻ không biết trả lời sao cho phải. Mãi sau, mẹ mới nói:
– Ba đang bận công việc, gần cuối năm rồi, ba phải tranh thủ để còn ăn Tết với gia đình mình chứ!
Nghe vậy, tôi đinh ninh ba bận rộn lắm. Mỗi lần ba về nhà tôi lại thấy ông gầy đi một chút, tiều tùy đi một chút. Càng như vây, tôi càng thương và lo cho ba hơn nên không dám đòi ba như trước. Khi ba vắng nhà quá lâu, ông sẽ gọi điện về nhà. Dần dần thành quen. Ba gầy yếu đi, mẹ dường như cũng xanh xao hơn dạo trước. Có lần, tôi thấy mẹ ngồi trong phòng, cầm tờ giấy gì đó, lặng lẽ khóc. Lúc ấy, tôi giật mình, lòng lo lắng không thôi. Bài kiểm tra tuần trước tôi lười học nên bị điểm kém, tôi đã cố ý giấu đi rồi nói dối mẹ. Có phải mẹ phát hiện ra bài kiểm tra đó hay không? Mẹ thất vọng vì kết quả học tập hay sự lừa dối của tôi ư? Nội tâm giằng xé hồi lâu, cuối cùng tôi quyết định bước vào phòng. Tôi khẽ gọi:
– Mẹ!
Mẹ giật mình quay ra nhìn tôi, vội vàng lau đi những giọt nước mắt. Tôi càng khẳng định mẹ buồn vì mình, không nhịn được liền lao vào lòng mẹ, bật khóc:
– Con xin lỗi, con không nên giấu mẹ bài kiểm tra bị điểm kém. Con hứa lần sau học hành chăm chỉ, sẽ để cho ba mẹ tự hào về con… Tôi thấy vòng tay ôm chặt của mẹ hình như hơi run run, mẹ cũng khóc theo tôi. Tôi cứ òa khóc như vậy cho tới khi mệt lả mà ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau tỉnh dậy tôi đã nằm trên giường của mình. Không lâu sau đó, ba chuyển về nhà và không đi ra ngoài nữa. Tôi vui mừng khôn xiết, cuối cùng tôi không còn phải xa cách nhiều ngày như vậy nữa. Nhưng nhìn ba gầy đi nhiều, không còn khỏe mạnh, dáng đi cũng không còn vững vàng mà phải nhờ bác hai và bác cả dìu vào phòng tôi chợt thấy sợ hãi. Trở về nhà, ba cứ luôn nằm trên giường như vậy, không ra ngoài. Có những khi tôi chỉ dám len lén đứng ngoài cửa phòng nhìn vào. Thấy bác sĩ hay đến tiêm thuốc, tôi đoán rằng ba bị ốm nên ngoan ngoãn không dám làm phiền ba nghỉ ngơi. Một hôm, như thường lệ, tôi lén lút nhìn trộm qua khe cửa xem ba đang làm gì thì nghe tiếng ba gọi:
– Vào đây con!
Tôi mừng rỡ chạy vào trong, leo lên ghế nhựa cạnh giường hỏi ba:
– Ba ơi, ba đỡ hơn chưa ạ? Ba mỉm cười xoa đầu tôi, giọng ấm áp:
– Ba đỡ hơn nhiều rồi, con gái ngoan. Nghe được câu trả lời lòng tôi nhẹ nhõm hơn nhiều. Tôi cứ ngồi trò chuyện với ba như vậy, ba nói thật nhiều về chuyện tương lai với tôi. Cuối cùng ông dặn:
- Sắp tơi, ba phải đi đến một nơi thật xa trong một khoảng thời gian dài. Có thể khi con trưởng thành rồi ba mới quay về với con. Con có thể hứa với ba, trong thời gian ba vắng nhà con sẽ học tập tốt, thay ba chăm sóc em và mẹ được không?
Khi ấy tôi chưa hiểu ý nghĩa câu nói của ba, chỉ cho rằng ba phải đi xa và nhờ tôi chăm nom gia đình, tôi không do dự mà gật đầu ngay:
– Được chứ ạ. Con sẽ chăm sóc em và mẹ chu đáo. Ba về nhớ mua quà cho con nha.
– Chắc chắn rồi. Con phải hứa không được đòi ba với mẹ đấy nhé! – Ba ngoắc tay với tôi. Đó là cách mà ba con tôi cam kết lời hứa.
Một lát sau, ba nói ba hơi mệt, kêu tôi ra ngoài chơi. Tôi ngoan ngoãn về phòng của mình. Sau ngày hôm đó, tôi không gặp lại ba. Mẹ đem bức ảnh ba cười thật ấm áp đặt lên trên cao, nói:
– Trong thời gian ba đi vắng, bức ảnh này thay thế cho ba.
Mọi người đến nhà lại hay nhìn chị em tôi, lặng lẽ lau nước mắt. Tôi không hiểu vì sao người lớn lại kỳ lạ như vậy, cứ thường hay khóc. Em gái tôi còn nhỏ, dù nhiều lần tôi nói với nó ba đi vắng nó vẫn hay khóc nhè đòi ba. Những lúc ấy, con bé khóc, mẹ cũng khóc theo. Có lúc tôi cũng khóc vì ba mãi chẳng trở về. Nhiều lần nhớ ba tôi lại trèo lên ghế, nhìn bức ảnh mà hỏi trong vô thức:
– Khi nào thì ba mới về? Con và em, cả mẹ nữa nhớ ba nhiều lắm!
Nhiều năm trôi qua, cuộc sống cứ tiếp diễn như vậy. Tôi vẫn luôn chờ ba, vì ba đã hứa sẽ quay về. Tôi mong mình lớn thật nhanh để được gặp ba. Nhưng không, cho tới năm mười bốn tuổi tôi mới hiểu hết mọi chuyện. Ba đã đến một nơi rất xa làm sao có thể quay lại được nữa? Năm đó ba nói như vậy chỉ để tôi an tâm mà lớn lên. Tang lễ của ba ngày xưa cũng diễn ra đơn giản, nhanh chóng. Sau này tôi hỏi mẹ, mẹ nói:
– Ba không muốn con hĩ rằng mình lớn lên mà không có ba như bạn bè, sẽ buồn bã tự ti nên trước khi đi dặn mọi người làm như vậy. Ba nói dối con là không đúng, nhưng ông ấy chỉ muốn con có một tuổi thơ trọn vẹn.
Hiểu chuyện, tôi đau đớn rất nhiều. Lại từng trách ba nói dối tôi, rõ ràng khi còn nhỏ ba luôn dạy tôi phải trung thực, phải biết giữ lời hứa. Lời nói dối ấy theo tôi nhiều năm, trở thành niềm tin của tôi. Bây giờ, ngay cả khi trưởng thành hơn, câu nói ấy của ba vẫn luôn là chỗ dựa tinh thàn cho tôi, khiến tôi tin rằng ông luôn ở bên cạnh tôi. Không phải lời nói dối nào cũng là xấu xa, có những lời nói dối đem lại sức mạnh cho cả một cuộc đời. Đừng vội vàng oán trách ai đó vì đã dối gạt bạn, biết đâu đó lại là nhưng lời nói dối chân thành tốt đẹp.
Hoặc bạn có thể tham khảo bài này ngắn hơn.
Bài 1.Mấy năm trước, khi tôi vừa rời khỏi tiệm game cùng với lũ thằng Giang, thằng Trí, bọn tôi bước ra đường thì gặp thằng Quy đứa bạn cùng trường với chúng tôi. Nó đang ngồi đếm tiền với một vẻ say mê, đôi mắt nó ánh lên niềm vui khó tả. Tôi chợt reo lên: “A! Chắc thằng này vừa chôm tiền của bố mẹ đây”. Rồi bọn tôi khích nhau xem đứa nào lấy được tiền của nó. Tất nhiên là tôi rồi, vì tôi “mạnh mẽ, dũng cảm” nhất mà. Thế là tôi chạy lại giật xấp tiền của nó rồi cả bọn cùng nhau chạy trốn và chia nhau. Rồi cho đến một hôm, tôi gặp lại nó, từ đằng xa thôi. Tôi không dám tin vào mắt mình, thằng Quy đang đứng trước cửa hàng đồ chơi, nó chỉ dám đứng nhìn qua cửa kính, ngập ngừng, trên lưng còn cõng thằng anh bị bệnh tật ngớ ngẫn, lưng nó oằn xuống, dường như không chịu nổi sức nặng quá lớn. Tôi bước nhẹ nhàng lại gần nấp vào bức tường bên cạnh và lắng nghe: “Tiếc quá anh nhỉ? Giá như còn số tiền đó, em sẽ mua cho anh chiếc xe tăng đằng kia, nhưng không sao, chỉ một tuần rữa chén thuê, em sẽ có tiền mua cho anh thôi mà”. Thằng anh cười hì hì, một cách hồn nhiên rồi nhắc lại “xe tăng, xe tăng”. Còn tôi đứng nép vào góc tường, tự dưng tôi thấy mình có tội.
Tôi bỏ chạy về nhà mà rơm rớm nước mắt. Lúc này, sao tôi cảm thấy xấu hổ quá! Chao ôi! Giá mà tôi đừng lấy tiền của nó thì bây giờ nó có thể… hic… tôi muốn gặp mặt thằng Quy quá, tôi muốn nhìn thấy nó chăm sóc người anh bệnh tật, chia sẽ với nó những nặng nề, thiếu thốn trong cuộc sống. Và tôi sẽ cố gắng dành dụm một số tiền trả cho nó để bù đắp phần nào lỗi lầm mà tôi đã gây ra.
Bài 2.Trời đầu đông. Không khí se se lạnh, đủ làm cho tui vừa học vừa học vừa chùm trong cái áo rét. Những cơn gió luồn qua khe cửa sổ rùi luồn vào cổ, làm tui ho sù sụ cả.Tui đã học xong rùi nhưng vẫn cứ ngồi ở bàn, không làm gì cả.Tui đang nghe đài, hôm nay có bài hát mà tôi thích.Nưng kì lạ chưa, tôi chẳng còn chút tâm trí nào để ý tới những nốt nhạc ấy nữa.Có lẽ cái cảm giác tội lỗi từ sáng nay vẫn đang gặm nhấm tim gan tui. Sáng nay, tôi vừa làm một điều có lỗi với người bạn thân nhất của tôi.Tôi đăm đăm nhìn ra cửa sổ, cái khung cảnh lúc sáng như hiện ra trước mắt:
– Ê! Bài này làm thế nào đấ? Khó quá trời! Cho tớ chép đi!
– Dễ thui mà! Tự động não chút đi!
– Không cho chép thì thôi kiết thế! Nghỉ chơi với nhau luôn đi đồ kiêu ngạo!
Tôi tuôn liền một tràng dài nhũng từ khó nghe về phía bạn ấy mà chẳng mảy may nghĩ ngợi gì.Thế nhưng, nhanh thôi, cái cảm giác kia đã xuất hiện cắn xé trái tim tui. Len lén nhìn sang, một cảm giác buồn vô tận xuất hiện lên trên nét mặt cậu ấy. Trời ơi! Chính tôi là người gây ra việc ấy ư? Không, chắc không phải đâu …Thế nhưng, càng ngĩ, tôi càng cảm thấy mình tội lỗi. Cái cảm giác ấy cứ lẽo đẽo theo tôi từ trường cho đến khi về đén nhà.
Đi ngủ thui..Tôi nghĩ thế có thể quên đi cái cảm giác kia. Nhưng không, càng cố ngủ thì tôi càng thấy xấu hổ hơn. Tôi suy nghĩ, suy nghĩ…À! cuối cùng thì tôi cũng nghĩ ra việc mình phải làm rùi. Đó chính là xin lỗi. Nhưng xin lỗi thế nào nhỉ? Làm thế nào để cậu ấy chấp nhận nhỉ? Làm thế nào đây? ….Thật nhiều, thật nhiều những câu hỏi hiện lên trong đầu tui làm tôi thiếp đi lúc nào không hay- giấc ngủ trong sự bình thản và hạnh phúc.Cuối cùng tì tôi cũng tự mình tìm được một lời giải cho một bài toán khó, bài toán về tình bạn
CHÚC BẠN HOK TỐT!
Suy nghĩ của em về hien tuong vut rac bua bai trong khuon vien truong o mot so ban hoc sinh hien nay
Trường học là một trong những môi trường lành mạnh nhất và luôn đẩy mạnh hoạt động để nâng cao ý thức của học sinh. Tuy nhiên trong khoảng thời gian gần đây thì hiện tượng xả rác trong trường học đang càng trở nên phổ biến và làm mất mỹ quan học đường. Đây là hiện tượng đáng báo động và cần khắc phục ngay.
Hiện tượng vứt rác ở những nơi công cộng không còn là một vấn đề lạ hay hiếm hoi mà diễn ra thường xuyên. Tất cả là do ý thức của mỗi người. Họ vẫn chưa rèn luyện cho bản thân ý thức bảo vệ môi trường. Chính vì thế khi chúng ta đi ngoài đường sẽ không thiếu những vỏ kẹo, túi nilon, vỏ hoa quả… được vứt bừa bãi khắp mọi nơi. Ngay ở trường học cũng vậy. Mặc dù các em học sinh luôn được tuyên truyền tác hại của việc xả rác bừa bãi nhưng vẫn còn rất nhiều em thiếu ý thức. Có những bạn ăn kẹo hoặc ăn sáng xong vô tư vứt rác xuống ngay chân mình mà chẳng hề quan tâm nó có phải thùng rác hay không. Hay có bạn thì nghĩ rằng chỉ cần trong lớp mình sạch là được nên vô tư quẳng rác ra ngoài cửa sổ, ra hành lang. Rất nhiều trường học thì khu đằng sau trường, sân trường, hành lang đầy những rác. Mặc dù đầu tuần nào cũng có lớp trực tuần nhưng cũng không làm sao cho hết rác được.
Tác hại của việc xả rác bừa bãi của học sinh đã khiến cho một môi trường trong sạch, lành mạnh nay trở nên thiếu lành mạnh, mất đi mỹ quan của trường học. Từ những lớp học, hành lang vốn sạch sẽ nay tràn lan rác thải gây ô nhiễm môi trường. Học tập chỉ thực sự có hiệu quả khi môi trường không bị ô nhiễm cả về không khí, tiếng ồn hay đất. Chúng ta hãy thử tưởng tượng khi chúng ta ngồi học nhưng lớp học thì đầy giấy, rác thải, ngăn bàn toàn là vỏ chai nước, vỏ bánh kẹo… Như vậy chúng ta có cảm thấy khó chịu không? Đặc biệt khi cô giáo bước vào một lớp được vệ sinh sạch sẽ thì cũng sẽ có tinh thần để giảng dạy hơn là vào một lớp rác bừa bãi.
Dường như từ thói quen ở nhà cũng như việc bắt gặp người lớn xả rác bừa bãi khiến các bạn học sinh không ý thức được tính nghiêm trọng trong việc xả rác và coi đó là hành động bình thường. Cũng từ đó hình thành thói quen xả rác giống như kiểu tiện tay. Có một thực trạng đó là mặc dù mỗi lớp học và sân trường đều có thùng rác nhưng vì thói quen tiện tay nên thùng rác thì ít rác mà rác lại có ở khắp mọi nơi khác. Việc rả xác này trở thành một nét văn hóa của học sinh, nếu không được khắc phục và vẫn tiếp diễn thì đó là nét văn hóa xấu, thiếu văn minh, lịch sự.
Để khắc phục tình trạng này thì nhà trường cũng đã đưa ra các quy định để nghiêm cấm các hành vi vứt rác bừa bãi, đồng thời còn tuyên truyền tác hại của xả rác thải để học sinh ý thức được hành động của mình. Vì nó đã trở thành thói quen nên mỗi ngày đến lớp thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở để cho các bạn có thể ý thức được hành vi xả rác bừa bãi của mình. Vừa kết hợp nhắc nhở đồng thời cũng phải kết hợp với xử phạt, kỷ luật nếu như vi phạm hay tái phạm. Bởi vì căn nguyên của hiện tượng này là ở ý thức của học sinh nên cũng cần giải quyết bằng biện pháp đánh vào ý thức, nề nếp của chính những học sinh. Đồng thời là một học sinh đã và đang ngồi trên ghế nhà trường thì mỗi chúng ta cũng cần phải biết tự giác học tập và rèn luyện, thực hiện đúng nội quy của trường lớp. Trường học không phải chỉ là nơi học kiến thức mà còn là nơi rèn luyện đạo đức, hình thành nên nhân cách của mỗi người.
Cuối cùng ta có thể khẳng định rằng hiện tượng xả rác trong trường học của học sinh là vấn đề đáng được quan tâm và cần sự phối hợp của gia đình, nhà trường và bản thân chính các em học sinh để có thể tạo nên môi trường xanh, sạch đẹp.