Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có lẽ trong cuộc đời, ai cũng có lần mắc lỗi và phải trả giá cho lỗi lầm của mình. Nhưng sự trả giá ấy như thế nào mới có thể khiến con người thực sự ăn năn và không bao giờ tái phạm. Tôi không thể bào quên được cảm giác khi mình biến thành một con mèo trong ba ngày liền do mắc phải lỗi lầm. Biết bao rắc rối đã xảy ra trong những ngày đáng nhớ ấy.
Một hôm, tôi đang mải chạy chơi đùa nghịch trong nhà thì: “cheng”. Một tiếng gì đso kêu lên rồi thì mẹ bước lên và nói: “Hai chị em con đang làm gì thế này?”. Một cái bình pha lê đã rơi vỡ. Đó là một kỉ vật rất quan trọng trọng đối với bố mẹ tôi, tôi sợ vì chính tôi đã làm vỡ chiếc bình pha lê quý giá đó. Thừa lúc có em gái tôi ở đó tôi liền nói: “Con không biết đâu, em làm đấy mẹ ạ.” Rồi mẹ quay sang và mắng em tôi một trận. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi thoát được tội. Buổi tối, lúc tôi đang ngủ say sưa trong chăn ấm thì đột nhiên, tôi nghe thấy một giọng nói kì lạ văng vẳng bên tai:
- Này cháu, cháu thật không phải là đứa con ngoan, không phải là người chị tốt. Nay ta phạt cháu phải mang hình dạng của một con mèo, cho đến khi cháu nhận ra lỗi lầm của cháu!
Tôi chưa kịp nói gì thì đột nhiên cả người tôi nóng ra, tôi cảm thấy người mình hình như đang nhỏ dần. Tôi sờ khắp người, một cái đuôi đã mọc ra, tai vểnh lên, mũi tẹt xuống và quanh mép lại còn lởm chởm vài sợi râu. Tôi chạy ra tước gương và hét toáng lên: “Mẹ ơi!”. Nhưng nó không còn là tiếng mẹ ơi nữa mà là tiếng meo … meo. Mẹ bước lên phòng tôi kêu lên: “Ôi! Con mèo bẩn thỉu này từ đâu đến đây, Thủy Tiên đâu rồi?” Rồi mẹ đuổi ra ngoài. Tôi vừa hét vừa khóc nức nở vì đau nhói. Tôi bực bội vì mẹ không nhận ra tôi. Vừa lạnh, vừa đói, tôi lết đến một bụi cây ở góc phố. Sáng sơm, trời đầy sương và gió bấc, lạnh lẽo. Tôi thấy mẹ mở cửa, tôi liền chạy lại gọi “Mẹ ơi!”. Nhưng tôi chỉ còn nghe tiếng “meo … meo” vô nghĩa. Mẹ lại xua đuổi tôi như tối hôm qua. Trên đường, xe cộ đi lại tấp nập, nào là các em nhỏ nắm tay nhau đến trường, tôi liền thấy Hoàng và Quế Giang (hai người bạn thân của tôi) đang dắt xe đạp trên con đường quen thuộc mà tôi vẫn thường đến trường. Tôi lại gần lấy chân cào cào vào chân hai cô bạn và nói: “Các cậu ăn sáng chưa?”. Câu hỏi mà tôi vẫn hỏi thường ngày nhưng thay vì trả lời câu hỏi đó thì hai bạn ấy lại tỏ vẻ bực mình và xua đuổi tôi. Tôi chợt nhận ra rằng tôi đã là một con mèo xấu xí. Đến tối thứ ba, vừa lạnh vừa đói lại vừa đau, tôi bật khóc lên: “Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con hiểu ra rồi, con hiểu ra lỗi lầm của con rồi mẹ ơi, con nhớ ba mẹ quá! Hu … hu… hu!”. Bỗng nhiên tiếng nói hôm trước lại vang lên: “cháu đã nhận ra lỗi lầm của mình rồi thì từ nay hãy cố gắng chăm ngoan, vâng lời cha mẹ và trở thành một người con ngoan, một người chị tốt nhé!”. Và rồi rùng mình một cái, tôi lại được biến thành người như cũ. Tất cả giống như một giấc mơ vậy!
Qua ba ngày đêm sông lang thang ngoài đường, thấm thía sự khổ cực khi không được bố mẹ chăm sóc, không được bạn bè yêu mến, tôi đã hiểu ra rằng phải biết nhận lỗi khi làm sai việc gì đó. Cũng từ đó, tôi luôn cố gắng chăm ngoan, học giỏi để trở thành tấm gương tốt cho em gái và làm cha mẹ vui lòng.
Có lẽ trong cuộc đời, ai cũng có lần mắc lỗi và phải trả giá cho lỗi lầm của mình. Nhưng sự trả giá ấy như thế nào mới có thể khiến con người thực sự ăn năn và không bao giờ tái phạm. Tôi không thể bào quên được cảm giác khi mình biến thành một con mèo trong ba ngày liền do mắc phải lỗi lầm. Biết bao rắc rối đã xảy ra trong những ngày đáng nhớ ấy.
Một hôm, tôi đang mải chạy chơi đùa nghịch trong nhà thì: “cheng”. Một tiếng gì đso kêu lên rồi thì mẹ bước lên và nói: “Hai chị em con đang làm gì thế này?”. Một cái bình pha lê đã rơi vỡ. Đó là một kỉ vật rất quan trọng trọng đối với bố mẹ tôi, tôi sợ vì chính tôi đã làm vỡ chiếc bình pha lê quý giá đó. Thừa lúc có em gái tôi ở đó tôi liền nói: “Con không biết đâu, em làm đấy mẹ ạ.” Rồi mẹ quay sang và mắng em tôi một trận. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi thoát được tội. Buổi tối, lúc tôi đang ngủ say sưa trong chăn ấm thì đột nhiên, tôi nghe thấy một giọng nói kì lạ văng vẳng bên tai:
- Này cháu, cháu thật không phải là đứa con ngoan, không phải là người chị tốt. Nay ta phạt cháu phải mang hình dạng của một con mèo, cho đến khi cháu nhận ra lỗi lầm của cháu!
Tôi chưa kịp nói gì thì đột nhiên cả người tôi nóng ra, tôi cảm thấy người mình hình như đang nhỏ dần. Tôi sờ khắp người, một cái đuôi đã mọc ra, tai vểnh lên, mũi tẹt xuống và quanh mép lại còn lởm chởm vài sợi râu. Tôi chạy ra tước gương và hét toáng lên: “Mẹ ơi!”. Nhưng nó không còn là tiếng mẹ ơi nữa mà là tiếng meo … meo. Mẹ bước lên phòng tôi kêu lên: “Ôi! Con mèo bẩn thỉu này từ đâu đến đây, Thủy Tiên đâu rồi?” Rồi mẹ đuổi ra ngoài. Tôi vừa hét vừa khóc nức nở vì đau nhói. Tôi bực bội vì mẹ không nhận ra tôi. Vừa lạnh, vừa đói, tôi lết đến một bụi cây ở góc phố. Sáng sơm, trời đầy sương và gió bấc, lạnh lẽo. Tôi thấy mẹ mở cửa, tôi liền chạy lại gọi “Mẹ ơi!”. Nhưng tôi chỉ còn nghe tiếng “meo … meo” vô nghĩa. Mẹ lại xua đuổi tôi như tối hôm qua. Trên đường, xe cộ đi lại tấp nập, nào là các em nhỏ nắm tay nhau đến trường, tôi liền thấy Hoàng và Quế Giang (hai người bạn thân của tôi) đang dắt xe đạp trên con đường quen thuộc mà tôi vẫn thường đến trường. Tôi lại gần lấy chân cào cào vào chân hai cô bạn và nói: “Các cậu ăn sáng chưa?”. Câu hỏi mà tôi vẫn hỏi thường ngày nhưng thay vì trả lời câu hỏi đó thì hai bạn ấy lại tỏ vẻ bực mình và xua đuổi tôi. Tôi chợt nhận ra rằng tôi đã là một con mèo xấu xí. Đến tối thứ ba, vừa lạnh vừa đói lại vừa đau, tôi bật khóc lên: “Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con hiểu ra rồi, con hiểu ra lỗi lầm của con rồi mẹ ơi, con nhớ ba mẹ quá! Hu … hu… hu!”. Bỗng nhiên tiếng nói hôm trước lại vang lên: “cháu đã nhận ra lỗi lầm của mình rồi thì từ nay hãy cố gắng chăm ngoan, vâng lời cha mẹ và trở thành một người con ngoan, một người chị tốt nhé!”. Và rồi rùng mình một cái, tôi lại được biến thành người như cũ. Tất cả giống như một giấc mơ vậy!
Qua ba ngày đêm sông lang thang ngoài đường, thấm thía sự khổ cực khi không được bố mẹ chăm sóc, không được bạn bè yêu mến, tôi đã hiểu ra rằng phải biết nhận lỗi khi làm sai việc gì đó. Cũng từ đó, tôi luôn cố gắng chăm ngoan, học giỏi để trở thành tấm gương tốt cho em gái và làm cha mẹ vui lòng.
- Nhắc đến đời vua Hùng thứ 18
- Yếu tố tưởng tượng kì ảo
- Thể hiện thái độ của nhân dân: ca ngợi Sơn Tinh, vị thần giúp nhân dân chống bão lụt.
- Lí giải hiện tượng mưa lũ ở miền Bắc nước ta vào mùa thu "năm năm báo oán đời đời đánh ghen".
Bây giờ tôi đã là một học sinh lớp 7. Thỉnh thoảng, vào lúc rảnh rỗi, tôi lại ôn lại kỉ niệm bằng cách xem lại những tấm ảnh tập thể hồi cuối cấp tiểu học mà không biết chán: Cả lớp tôi cười thật tươi hôn cô Thúy. Những lúc ấy, tôi lại nhớ đến một kỉ niệm mà chắc sẽ khổng hao giờ phai trong tâm trí tôi. Đó chính là buổi tổng kết năm học lớp 5 của lớp tôi và cũng là buổi tổng kết cuối cùng của bậc Tiểu học
Tôi còn nhớ rõ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi và mặc đồng phục gọn gàng, đầy đủ. Khi cả lớp đã đến hết, hạn lớp trưởng bảo các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và hết sức trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Chim cũng ngừng hót để nhường cho giọng nói ấm áp của cô trong bài phát biểu. Thoạt đầu, khi nghe cô giáo nói về thành tích học tập, rèn luyện, cả lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì các thành tích mà lớp đạt được. Nhưng khi nghe cô giáo nhận xét khuyết điểm thì người nào cũng cảm thấy xấu hổ vì chưa làm cho tập thể lớp tiến bộ, để cô giáo phải phê hình, nhắc nhở. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy một nụ cười đã nở rạng rỡ trẽê khuôn mặt hiền từ của cô. Và sau đó, cô đã nhắc nhở chúng tôi một câu mà tôi vẫn khắc ghi trong lòng. Cô nói: "Như vậy là năm học lớp 5 và cũng là năm năm đã qua trong mái trường tiểu học. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một số bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước. Nốt năm học này, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô chắc và hy vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng và nghe lời các thầy cô giáo nhé! Hãy hứa với cô đi!". Đến lúc này thì cô đã rơm rớm nước mắt, làm cho cả lớp xúc động. Các bạn gái vì sắp phải xa nhau nên khóc nức nở. Mắt mấy bạn đỏ hoe, còn tôi lúc ấy, tôi cố gắng nén cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai tay áo. Cô giáo nói: "Học tập quả là khó khăn nhưng cô tin các hạn học sinh của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!". Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tội vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thía biết bao! Những lời ấy như một chiếc khăn lau hết nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt với bao nhiêu bánh kẹo, hoa quả. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ. Thế là các bạn sôi nổi hẳn lên. Các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” được cổ vũ nồng nhiệt. Cuối cùng, chúng tôi ra chụp ảnh kỉ niệm với cô trên sân trường vàng tươi màu nắng. Ai nấy đều lưu luyến và đều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.
trong các câu chuyện cổ tích mà em đã đọc. có rất nhiều nhân vật hay và hấp đẫn. nhưng có một nhân vẫn khiến em nhớ mãi đó là ông tiên trong các câu truyện dân gian
Ông tiên là người mặt một bộ đò trắng với mái tóc và bộ râu trắng xuôn mượt. ông có nước da mịn và trắng. đôi mắt sáng hiện lên những nụ cười của những người đã rừng được ông giúp. vào một hôm ông thấy có một cô bé nhà nghèo không có tiền hay quần áo đẹp để mặc thường hay bị các bạn trong làng trọc ghẹo là " đồ nhà quê'" ông tiên thấy thế thương lắm ông hóa thành một ông cụ đói nghèo phải đi ăn xin đến từng nhà để xin ăn ai ai cũng thấy ông cũng kêu là " đồ bẩn thỉu biến đi" ông cụ khóc và đi qua nhà cô bé cô bé tháy ông lão đi qua xin bữa cơm cho qua ngày cô bé vào nhà kêu mẹ cho cô bé bát cơm canh raunho nhỏ cho ông lão ăn. khi ông lão ăn xong cảm ơn và tạm biệt cô bé nhỏ rồi lên đường bỗng ông rớt một thứ có hình ảnh gia đình của ông cô bé kêu ông và đưa cho ông và ông lão bỗng nhiên biến thành một ông tiên. cô bé ngạc nhiên hỏi ông
Ông ơi sao ông lại ở đây ạ
ông tiên hk ngại ngùng gì nói thẳng ông đến đây để giúp cháu mà ông nhìn thấy hình ảnh của cháu qua cảm nhận của ông cháu đúng là một cô bé tốt bụng có lòng nhân hậu ông sẽ giúp cháu có một gia đình khá giả như bao bạn khác được đến trường vui chơi nhé
rồi ông biến mất và ngày hôm sau cô bé thức dậy bỗng thấy nhà mình khác lạ không như mọi ngày nữa rồi mẹ cô bảo cô đi học rồi cô chuẩn bị đồ đi học cô vui lắm nhờ có ông tien đã giúp mình rồi cô bé vui vr đến trường cô bé vẫn nhớ mãi hình ảnh của ông tiên đã giúp cô
ông tiên là một người tốt luôn giúp đỡ những người khó khăn nghèo khổ.ông tiên là một người tốt không ai có thể sánh bằng
Đề 1:
MB: Giới thiệu về giấc mơ đó (nguyên nhân, thời gian, địa điểm). Đặc biệt là nói sơ qua về nhân vật cổ tích mà em đc học.
** Nhân vật cổ tích đó có thể là một nhân vật là 1 hình mẫu lí tưởng, đại diện cho sự công bằng và tốt đẹp trong xã hội. Đó còn là một nhân vật thể hiện đc những điều mà em đang mong muốn.
** Hoặc có thể đó là 1 con người địa diện cho tầng lớp xấu xa trong truyện.
TB:
- Tâm trạng của em trc khi có đc giấc mơ.
- Thơi gian? địa điểm? <nói cụ thể hơn>
- Nhân vật mà em được gặp:
+ Hình dáng bên ngoài: là một nhân vật như trong truyện cổ tích nên em có thể nói là nhân vật đó có hình dáng bên ngoài giống như trong truyện và chính yếu tố hình dáng tương tự như trong truyện làm em biết đó là nhân vật ở trong câu chuyện nào.
+ Giọng nói, nụ cười, ... <hiền hay ác, ...>
+ Đó là nhân vật đại diện cho mong ước hiền lành hay là một người xấu xa trong truyện.
- Em lúc đó ntn?
+ Tâm trạng của em: buồn, vui hay sợ hãi?
+ Em đã làm gì: đứng yên, ôm chầm lấy nhân vật đó, hay ...?
- Những việc sau đó diễn ra, giữa em với nhân vật đó.
+ Nếu là 1 nhân vật địa diện cho cái thiện thì 2 người có thể ngồi nói chuyện,tâm sự với nhau, em bày tỏ những ước mơ của mình và nhân vật đó thì khuyên bảo em nhiều điều.
+ Nếu là 1 nhân vật đại diện cho cái xấu xa, tàn bạo trong truyện thì em có thể đấu tranh mãnh liệt với người đó, có thể là bằng lời nói hoặc trực tiếp bằng hành động.
- Kết hợp với miêu tả khung cảnh xung quanh, có thể là mờ ảo hay có nhiều ánh sáng?
- Kết thúc giấc mơ:
+ Hình ảnh cuối cùng của nhân vật.
+ Em tỉnh dậy và tâm trạng lúc đó.
Kb: Suy nghĩ của em sau giấc mơ đó.
ĐỀ 3
Một đêm, đang mơ màng ngủ bỗng tôi nghe thấy tiếng động từ phía nhà xe. Tiếng động mỗi lúc một lớn dần. Tò mò không hiểu chuyện gì đang xảy rạ, tôi lặng lẽ bước xuống giường. Đứng ngoài cửa, tôi ngạc nhiên khi thấy ba anh xe đạp, xe máy, ô tô đang cãi nhau, so bì hơn thua rất kịch liệt.
Khu nhà nỏ bé phía sau là nơi cư trú của mấy chiếc xe nhà tôi, xe máy cũ của bố, xe đạp đi học của tôi. Đã mấy năm nay chúng luôn sống với nhau rất hoà thuận. Niềm vui hay nỗi buồn đều chia sẻ và giúp đỡ nhau. Nhưng từ khi chiếc ô tô mới về ở chung thì giữa các xe xuất hiện mâu thuẫn. Chúng ngấm ngầm chê bai nhau, so bì thiệt hơn qua từng việc nhỏ. Tôi biết điều đó nhưng không nghĩ rằng chúng lại cãi nhau kịch liệt đến vậy. Dường như bao nhiêu khó chịu trong lòng được chúng bộc bạch hết. Đêm nay, tôi mới tận mắt chứng kiến chúng cãi nhaụ. Ba xe, xe nào cũng cho ý kiến của mình đúng, đang cố tranh luận phản bác ý kiến nhau.
Đầu tiên là chiếc ô tô: “Các anh làm sao so bì được với tôi. Tôi hiện đại nhất, đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất. Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động, nào ti vi, đài phát thanh, máy điều hoà... Gia đình ông chủ lại có bốn người, đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện lợi quá rồi. Các anh liệu có làm được như thế không?”. Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh, tự hào. Nghe vậy, xe máy liền lên tiếng: Dù anh có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tiện lợi bằng tôi được. Tôi tuy không sang trọng như anh nhưng tôi chạy rất nhanh, những chỗ đông người hay ùn tắc anh chịu chết nhưng tôi vẫn có thể vượt qua dễ dàng. Anh cồng kềnh đi đâu cũng chiếm nhiều diện tích. Còn tôi, khiêm tốn và giản dị nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Mà bây giờ họ hàng nhà tôi được sản xuất ngày càng đa dạng, chất lượng cũng tốt hơn với nhiều kiểu dáng, màu sắc, không thua kém gì anh đâu nhé. Quan trọng, tôi đã gắn bó với ông chủ nhà suốt bao năm nay. Trải qua bao vất vả của những ngày nắng gắt, mưa giông tôi đều tận tình phục vụ ông chủ. Từ ngày chưa có anh, gia đình nhà chủ đều rất quí tôi, coi tôi là số một. Đã nhiều năm rồi nên tôi mới cũ đi và xấu xí như thế này đây. Chắc ông chủ không còn yêu tôi nữa...”. Nói đến đây, xe máy bật khóc nức nở. Có lẽ nó đang xúc động lắm khi nhớ về một thời đã xa. Không biết lúc này ô tô suy nghĩ gì. Im lặng một lát, cuối cùng, chiếc xe đạp cũ của tôi mới nhỏ nhẹ lên tiếng: “Các anh ai cũng cho mình đúng,mình tiện lợi nhất, tốt nhất nhưng không ai biết rằng trong chúng ta xe đạp tôi là người có mặt sớm nhất. Từ lâu lắm rồi, tôi được con người sáng tạo ra thay thế cho nhiều phương tiện khác. Lúc đó, ai có một chiếc xe đạp để đi thì thật hạnh phuc. Tôi gọn nhẹ nhất, đi lại dễ dàng, còn giúp con người tập thể dục khi sử dụng tôi nữa. Mà các anh ai cũng cần phải có “thức ăn” mới chịu chạy, nếu không thì đành đứng xó. Còn tôi, chẳng cần xăng dầu vẫn bon bon. Tôi cũng là người gắn bó lâu nhất với gia đình chủ, từ ngày họ còn khó khăn. Tôi cùng ông chủ đi làm, cùng ông đưa đón cậu chủ mỗi ngày, cùng bà chủ đi chợ hay đi đâu xa.... Cứ thế đã bao năm rồi...” Mỗi xe, xe nào cũng đưa ra những lí lẽ rất thuyết phục. Nhưng cả ba xe không ai chịu ai vẫn khăng khăng cho rằng mình tốt nhất, được gia đình chủ yêu nhất và xứng đáng là người được sử dụng nhều nhất
Chúng mải mê cãi cọ mà không biết tôi đứng nghe từ bao giờ. Tôi bước vào khi chúng vẫn còn tranh luận. Nhìn thấy tôi, chúng ngạc nhiên, sửng sốt. Nhìn một lượt những chiếc xe trong gia đình, tôi thấy những điều chúng nói đều có lí. Nhũng chiếc xe này đã giúp gia đình tôi thật nhiều. Không chỉ vậy, chúng còn gắn bó cùng gia đình tôi với bao kỉ niệm từ thuở còn khó khăn. Tôi lại gần từng chiếc xe, vỗ về và âu yếm chúng. Chúng nằm yên ngoan ngoãn dõi theo tôi. “Các bạn xe ạ! Tôi đã nghe hết những điều các bạn nói. Ai cũng có ý kiến của mình và đều đúng cả. Các anh đều có ích với gia đình tôi. Thử hỏi, nếu thiếu các bạn thì không chỉ gia đình tôi mà bao nhiêu gia đình khác sẽ thế nào. Vì thế, các anh hãy bình tĩnh lại và lắng nghe nhau nói xem sao. Các anh sẽ hiểu nhau và thông cảm với nhau hơn đấy. Từ nay, gia đình tôi sẽ sử dụng đều tất cả các anh. Khi có dịp đi đâu xa, cả nhà tôi nhờ anh ô tô nhé. Còn anh xe máy, anh vẫn ngày ngày giúp bố đến cơ quan, anh xe đạp giúp tôi đến trường. Như thế ai cũng có việc riêng và vẫn phát huy được những chức năng của mình. Các anh hãy nhớ, không ai là người thừa cả và cũng không ai hơn thua ai vì mỗi người đều có sức mạnh riêng của mình... Những chiếc xe im lặng gật gù vẻ tán đồng. Chúng nhìn nhau thân thiện như để giảng hoà...
Cuộc cãi vã giữa những chiếc xe kết thúc từ đó. Ai cũng chăm chỉ làm công việc của mình. Chúng lại sống vui vẻ, hoà thuận bên nhau. Và cũng từ đó, để thể hiện lòng biết ơn với những người bạn nhỏ, gia đình tôi luôn chú ý giữ gìn và chăm sóc chúng tốt hơn.
Dân tộc Việt Nam là 1 dân tộc anh hùng,đất nước Việt Nam là 1 đất nước anh dũng.Trải qua mấy ngàn năm lịch sử,trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh,nhưng đã có bao giờ những người con dân nước Việt phải cúi đầu run sợ.Trong những năm tháng chiến đấu bi tráng ấy,đã có biết bao nhiêu anh hùng đã ngã xuống vì 1 chính nghĩa lớn,vì độc lập tự do của đất nước.Và tôi thật may mắn khi được gặp mặt 1 người con gái anh hùng : Triệu Thị Trinh trong 1 giấc mơ của mình
Hôm ấy,khi vừa thiếp đi,thì tôi nhìn thấy 1 đoàn quân, khí thế ngút trời.Đứng đầu là 1 vị nữ tướng.Qúa tò mò,tôi đến lại gần,cúi chào lễ phép và hỏi:
-Dạ thưa,bà là ai ạ? Và bà đang dẫn đoàn quân đi chinh chiến nơi đâu đó ạ?
1 viên tướng của người đàn bà ấy hùng hổ nói:
-Hỗn láo,đây là Bà Triệu,ngươi gặp mà sao còn không quỳ?
Người con gái anh hùng khí thế lẫm liệt là thế,trên lưng con hắc chiến mã càng tỏ rõ vẻ uy nghi mà lại trả lời tôi bằng 1 dọng hết sức hiền từ:
-Cháu đừng sợ,viên tướng của ta tuy lỗ mãn nhưng rất thật thà.À mà ta là Triệu Thị Trinh,ta đang dẫn quân đi đóng quân để phục kích lũ địch Ngô
Tôi ngạc nhiên,hỏi:
-Có phải là nữ tướng anh hùng Triệu Thị Trinh,người nữ tướng anh hùng dẫn đầu đoàn quân đánh quân Ngô vào năm 248 không ạ?Bà sẽ chẳng thể biết được đâu,sau này tên của bà sẽ được lưu trong sử sách,được mọi thế hệ biết đến và noi gương đấy.
-Thật vậy sao,mà cháu muốn hỏi ta việc gì vậy?
-Cháu chỉ muốn biết tại sao 1 người con gái như bà lại có quyết tâm đánh đuổi lũ giặc Ngô tàn bạo
-Cháu à,khi tổ quốc lâm nguy,thì dù gái hay trai,đều cùng phải chung sức đánh giặc.Đất nước còn,nhân dân có cuộc sống ấm no,là ước nguyện chung của tất cả mọi người.Vậy,ta phải hành động.Không chỉ ngồi đó mà ước muốn không.Ta chỉ nghĩ có nghiệp lớn,chứ làm sao nghĩ được được nhiều như vậy,gái trai thì có quan trọng gì?
Tôi lại hỏi tiếp:
-Nhưng sao bà không lấy chồng,sống 1 cuộc sống an nhàn yên ổn như bao người con gái khác? Sao bà lại chọn là 1 vị tướng dũng mãnh mà không là người mẹ hiền từ?
Bà đáp lời tôi với 1 dọng hào hùng đanh thép:
-Cháu biết không,ngay từ nhỏ ta đã có chí lớn nối lại non sông rồi.Nhìn thấy cảnh làng mạc chìm trong tang tóc và bóng đêm,nhân dân nghèo đói mà lòng ta nghẹn lại .Ta đã thề không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ,mà phải đánh đuổi lũ giặc Ngô,dựng lại cơ nghiệp của các vua hùng
-Ta đã quyết tâm,và thực hiện mơ ước của mình không mệt mỏi . Buổi đầu,thế lực của ta còn non trẻ lắm,còn bị địch đàn áp dữ dội lắm.Ta và các quân sĩ dưới trướng của ta đã có lúc tưởng chừng như muốn bỏ cuộc.Nhưng rồi,càng ngày càng có những người theo phe ta,thế lực càng mạn,giờ đã sắp diệt được quân thù.Hi sinh 1 đời con gái của mình để đổi lại đất nước giang sơn chẳng phải rất đáng sao.
Thấy trời đã sáng,bà bảo thôi:
-Thôi,đã canh 3,canh 4 rồi,ta phải đi đây.Cháu là con trai,phải tìm ra cái oai hùng khí thế của con trai,đừng bao giờ run sợ trước kẻ thù cháu nhé.Tạm biệt cháu,hẹn ngày tái ngộ.Rồi bà ngoảnh lại bảo quân sĩ:"đi thôi"
Tôi nhớ đến 1 câu mà bà Triệu đã từng nói:"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh,đạp luồng sóng dữ,chém cá kình ở biển khơi,đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn ,cởi ách nô lệ,đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!".Tôi thầm cảm phục bà,cảm phục cái chí lớn bất tận của người con gái anh hùng ấy.
very good!