Câu 4: Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường nào?
A. Đường tiêu hoá.
B. Đường hô hấp.
C. Đường bài tiết nước tiểu.
D. Đường sinh dục.
Câu 5: Môi trường sống của thủy tức là:
A. Nước ngọt B. Nước mặn
C. Nước lợ D. Trên cạn
Câu 6: Tế bào nào giúp thủy tức tự vệ và bắt mồi?
A. Tế bào gai B. Tế bào mô bì – cơ
C. Tế bào sinh sản D. Tế bào thần kinh
Câu 7: Cơ quan hô hấp của giun đất:
A. Mang B. Da
C. Phổi D. Da và phổi
Câu 8: Thức ăn của giun đất là gì?
A. Động vật nhỏ trong đất B. Chất dinh dưỡng trong ruột của vật chủ
C. Vụn thực vật và mùn đất D. Rễ cây
Câu 9: Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là:
A. Tự dưỡng. B. Dị dưỡng.
C. Cộng sinh. D. Tự dưỡng và dị dưỡng.
Câu 10: Cơ quan trao đổi khí ở trai sông
A. Phổi B. Bề mặt cơ thể
C. Mang D. Cả A, B và C
Câu 11: Ôxi tan trong nước được trai sông tiếp nhận ở
A. Miệng B. Mang C. Tấm miệng D. Áo trai
Câu 12: Các phần cơ thể của nhện là
A. Đầu và ngực B. Đầu, ngực và bụng
C. Đầu-ngực và bụng D. Đầu và bụng
Câu 13: Hóa thạch của một số vỏ ốc, vỏ sò có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?
A. Làm đồ trang sức.
B. Có giá trị về mặt địa chất.
C. Làm sạch môi trường nước.
D. Làm thực phẩm cho con người.
Câu 14: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với sống kí sinh là:
A. Mắt và giác quan phát triển
B. Hệ tiêu hóa tiêu giảm
C. Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển
D. Hệ sinh dục lưỡng tính
Câu 15: Đại diện nào sau đây sống dưới da của người ?
A. Ve bò. B. Cái ghẻ. C. Bọ cạp . D.Cái ghẻ, ve bò.
Câu 16: Lớp cuticun bọc ngoài cơ thể giun tròn có tác dụng gì?
A. Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù.
B. Như bộ áo giáp giúp không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non.
C. Giúp cơ thể luôn căng tròn.
D. Giúp cơ thể dễ di chuyển.
Câu 17: Đặc điểm để phân biệt giun đốt với giun tròn, giun dẹp là gì:
A. Cơ thể phân đốt.
B. Có thể xoang và có hệ thần kinh.
C. Cơ thể phân đốt, có thể xoang, hệ thần kinh, hô hấp qua da.
D. Cơ thể phân tính
Câu 18: Trai tự vệ bằng cách
A. Thu mình vào 2 mảnh vỏ B. Phụt nước chạy trốn
C. Chống trả D. Phun mực ra
Câu 19: Sán lá gan di chuyển nhờ
A. Lông bơi B. Chân bên
C. Chun giãn cơ thể D. Giác bám
Câu 20: Thủy tức thuộc nhóm
A. Động vật phù phiêu B. Động vật sống bám
C. Động vật ở đáy C. Động vật kí sinh
Câu 21: Ấu trùng loài thân mềm có tập tính kí sinh ở cá là
A. Mực B. Trai sông
C. Ốc bươu D. Bạch tuộc
Câu 22: Phủ ngoài cơ thể chân khớp là lớp
A. Da B. Vỏ đá vôi C. Cuticun D. Vỏ kitin
Câu 23: Số đôi chân bò ở nhện là:
A. 2 đôi B. 4 đôi C. 3 đôi D. 5 đôi
Câu 24: Muốn mua được trai tươi sống ở chợ, phải lựa chọn
A. Con vỏ đóng chặt B. Con vỏ mở rộng
C. Con to và nặng D. Cả A, B và C
Câu 25: Động vật được giới thiệu trong Sinh học 7 sắp xếp theo
A. Từ nhỏ đến lớn B. Từ quan trọng ít đến nhiều
C. Trật tự biến hóa D. Thứ tự xuất hiện từ trước đến sau
Câu 26: Tính tuổi trai sông căn cứ vào
A. Cơ thể to nhỏ B. Vòng tăng trưởng của vỏ
C. Màu sắc của vỏ D. Cả A, B và C
Câu 27: Tác hại của giun đũa kí sinh:
A. Suy dinh dưỡng B. Đau dạ dày
C. Viêm gan D. Tắc ruột, đau bụng
Câu 28: Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun?
A. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp.
B. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.
C. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.
D. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.
Câu 29: Vai trò của giun đất đối với đất trồng trọt:
A. Làm cho đất tơi xốp.
B. Làm tăng độ màu cho đất.
C. Làm mất độ màu của đất.
D. Làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu cho đất.
Câu 30: Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là:
A. Giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.
B. Giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.
C. Giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.
D. Giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.
Câu 31: Ý nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu trùng trai sông là
A. giúp bảo vệ ấu trùng không bị động vật khác ăn mắt.
B. giúp ấu trùng phát tán rộng hơn nhờ sự di chuyển tích cực của cá.
C. giúp ấu trùng tận dụng được nguồn dinh dưỡng trên da và mang cá.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 32: Tại sao máu của giun đất có màu đỏ?
A. Máu mang sắc tố chứa sắt. B. Máu mang sắc tố chứa đồng.
C. Máu chứa nhiều chất dinh dưỡng. D. Máu chứa nhiều muối.
điền vào chổ trống bằng cách sử dụng từ hoặc cụm từ gợi ý sau:môi trường trong, hệ hô hấp, hệ bài tiết, máu, môi trường trong.
Máu ,nước mô và bạch huyết làm thành môi trường của cơ thể. bạch huyết có thành phần gần giống máu, chỉ khác là không có hồng cầu, ít tiểu cầu. Môi trường trong thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết , hệ hô hấp Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua môi trường trong