NGÀY KHAI TRƯỜNG
Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng hè đã thoáng qua như giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi đưa tôi vào trường Ba-ret-ti để ghi tên lên lớp bốn. Đi đường, óc tôi cứ vơ vẩn đến chốn thôn quê, lấy sự đi học làm ngại. Phố nào cũng thấy nhan nhản học trò. Hai hiệu sách lớn chật ních những phụ huynh vào mua sách vở, giấy, bút cặp da. Cửa trường đông nghịt những người, người gác cổng phải khó nhọc mới mở được một lối vào.
Vừa bước qua cổng trường thấy một bàn tay vỗ vào vai, tôi giật mình ngoảnh lại thì ra thầy giáo lớp ba tôi học năm ngoái, mái tóc đỏ hoe vẫn để rối, nét mặt vẫn tươi, thầy bảo tôi:
-En-ri-cô ơi! Thầy trò ta từ nay chia tay nhau nhỉ?
Điều ấy, tôi đã nghĩ đến, nay thầy tôi lại nhắc, khiến tôi thêm chạnh lòng. Mẹ tôi và tôi phải chen chúc mãi mới vào được trong trường. Các ông, các bà sang trọng, các bà thường dân, thợ thuyền, sĩ quan, các cụ già, những đầy tớ, ai nấy đều một tay dắt trẻ, một tay cắp gói, đứng chặt phòng trú chân và ở trên thang gác. Cảnh tượng rất là náo nhiệt.
Hôm nay, lại được trông thấy 7 phòng học ở tầng dưới là nơi ròng rã ba năm trường, ngày nào tôi cũng lui tới, lòng tôi sung sướng vô cùng!
Trên thềm, các cô giáo đi lại tới tấp. Cô giáo lớp một đứng ở cửa lớp, thấy tôi liền bảo:
- En-ri-cô ơi! Năm nay em học trên gác. Ít ra ta lại được nhìn em qua lại!
Mẹ tôi đỡ lời:
-Thưa cô, cháu sẽ đến thăm cô luôn.
Chúng tôi chào cô rồi đi.
Ông Hiệu trưởng, râu tóc bạc hơn năm ngoái, có vẻ bận rộn vội vàng, đang bị vây trong đám các bà, một số người thất vọng vì không còn chỗ cho con. Bạn tôi đi học đông đủ. Nhiều người nhìn lớn hẳn lên. Ở tầng dưới, việc chia lớp đã xong. Mấy em lớp 1 mới đến trường lần thứ nhất, không chịu vào lớp, giật lùi như những con ngựa bất kham ; người ta phải dùng sức lôi vào. Có em đã ngồi vào ghế rồi lại trốn ra, có em thấy cha mẹ thì tru lên khóc.
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập:
Câu 1: Ai là người đưa En-ri-cô đến trường?
a.Mẹ
b. Bố
c. Chị
d. Không ai cả
Câu 2: Ai là người đã vỗ vào vai En-ri-cô ?
a.Bạn cậu.
b.Cô giáo
c.Thầy giáo đã dạy cậu năm học lớp 3.
d. Hiệu trưởng
Câu 3: Thầy giáo cũ của En-ri-cô được miêu tả có những chi tiết nào?
a.Gầy và cao
b.Mái tóc đỏ hoe vẫn để rối, nét mặt vẫn tươi
c. Mái tóc đỏ, gương mặt u sầu
d.Lùn và mập
Câu 4: Trong bài có mấy hình ảnh so sánh?
a.
. Một hình ảnh đó là:
b.Hai hình ảnh là:
………………………………………………………………………………………
c.Ba hình ảnh là:
………………………………………………………………………………………
Câu 5:Những từ ghép nào có tiếng chí mang nghĩa “bền bỉ theo một mục đích tốt đẹp”?
a.Chí hướng b. chí công c. quyết chí
d.chí lí e. chí tình g. ý chí
Câu 6: Đặt câu rồi viết vào chỗ trống:
a.Giới thiệu cô giáo của lớp em:
b. Nêu thành tích học tập của tổ em trong tuần qua:
c.Nói lên điều em lo hoặc điều em băn khoăn trước khi làm bài kiểm tra môn Tiếng Việt:
Câu 7:Chọn một từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào 4 chỗ trống trong câu sau: (hiền lành, hiền hòa, hiền từ, nhân ái)
Dòng sông chảy…… Hiền hòa …………giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
Bạn Lan lớp em rất… Hiền lành ……………
Ba em luôn nhìn em với cặp mắt....... hiền từ.................
Cụ già ấy là một người.................. nhân ái...................
Câu 8: Từ nào dưới đây là động từ?
a. vỗ tay
b. đỏ hoe
c. chen chúc
d. thầy giáo
Câu 9: Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em vào ngày khai trường.
Câu 10: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy.
Nghe bố tôi kể thì ông tôi vón là thợ gò hàn vào loại giỏi , chinh mắt tôi đã trông thấy ông chui vào nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn to . Phơi bỏng rát dưỡi cái nắng tháng bảy như cái lò bánh mì, nóng khủng khiếp. Quạt máy quạt giò mạnh tới cấp bảy, thổi như bão, vậy mà tóc ông cứ bết vào trán. Ông tôi nện búa vào đầu đình đồng mới dồn dập làm sao. Tay búa hoa lên, nhát đậm, nhát mờ, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm ttấy trước mặt ông phất phơ bay những sợi tơ mỏng. Còn tiếng búa thì oang oang. Đinh tai nhức óc. Đi xa hàng mấy trăm mét cũng nghe thấy.
on ròi hẻ:>?