Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quan sát chức năng của các từ in đậm và trả lời câu hỏi
Trong các ví dụ (a), (b), (c) nếu bỏ đi các từ in đậm "à", "đi", " thay", "ạ" thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi.
+ Bỏ từ "à" câu không còn là câu nghi vấn
+ Bỏ từ "đi" câu không còn là câu cầu khiến
+ Câu "thay" câu không còn là câu cảm thán
Mẹ vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
C1___________V1_______________\(\downarrow\)_C2_________V2_______________.
quhe từ
Dàn ý:
Mở đoạn:
- Giới thiệu văn bản "Trong lòng mẹ" của nhà văn Nguyên Hồng.
+ Nhà văn Nguyên Hồng đã viết ra những cảm xúc vô cùng chân thật của một cậu bé xa mẹ từ nhỏ. Tuy nhiên cậu vẫn luôn yêu thương mẹ vô cùng. Đó cũng chính là tuổi thơ cũng như chính những gì ông đã trải qua.
Thân đoạn:
- Niềm vui an ủi nhất của văn bản có lẽ là đoạn trích mà nhân vật tôi được gặp lại mẹ:
+ Khi ấy nhà thơ đã diễn tả lại hình ảnh mình nhớ rõ: thở hồng hộc, trán thì đẫm mồ hôi đến nỗi khi trèo lên xe thì ríu cả chân lại.
+ Cùng với đó là lần đần "tôi" được cảm nhận tình yêu thương - sự ấm áp dịu dàng bao bọc mà chỉ nơi người mẹ mới có qua việc được xoa đầu.
=> Cảm xúc của cậu vỡ òa lên khóc nức nở: những ấm ức, buồn tủi cùng chung với nỗi nhớ mẹ nhiều ngày của một cậu bé còn quá nhỏ đã dồn nén rất lâu để rồi khi được nhận lại tình thương - thứ cảm xúc mà mình luôn hi vọng được có thì lại òa khóc trong niềm hân hoan hạnh phúc vô đỗi.
+ Người mẹ cũng đi vào dòng cảm xúc của con, bản thân cô cũng vô cùng yêu thương con mình nên sụt sùi theo con: "Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà."
=> Lời nói dịu dàng, an ủi sưởi ấm trái tim - tâm hồn một cậu bé suốt bao năm qua phải sống trong sự xa cách của người cô họ hàng, những lời nói xấu mẹ.
=> Đoạn văn gây nên xúc động cho người đọc, thấu hiểu về tình mẹ con cũng như những định kiến xã hội cổ hữu làm tổn thương vô cùng đến một cậu bé còn nhỏ phải xa mẹ.
- Mở rộng:
+ nhân vật "tôi" trong đoạn trích là người con hiếu thảo, tin tưởng và rất yêu thương mẹ mình.
+ đồng thời cậu cũng rất đáng thương vì có một tuổi thơ không mấy trọn vẹn tình cảm của một gia đình hoàn chỉnh, mà còn phải xa mẹ từ nhỏ.
Kết đoạn:
- Qua đoạn trích ta thấy rằng tình mẫu tử thật thiêng liêng và đẹp đẽ. Tình yêu thương mà cậu bé Hồng dành cho mẹ thật đẹp, thật nhiều và cũng thật làm người đọc xót xa thấy đáng thương!
Các từ ngữ xưng hô địa phương trong đoạn trích trên:
a, U – cách xưng hô của địa phương nhằm gọi mẹ.
b, Từ "mợ"- cách xưng hô của một số gia đình trung lưu ở thành thị thời Pháp thuộc, không phải từ toàn dân, không phải từ địa phương.