K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2017

Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã rất tài hoa khi khái quát được đặc trưng tiếng nói của dân tộc trong hai câu thơ xuất thần: "Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa. Óng tre ngà và mềm mại như tơ". Tác giả mượn những hình ảnh vừa gần gũi, thân thuộc vừa mang đậm bản sắc dân tộc như “đất cày”, “lụa”, “tre ngà”, tơ” để nói về tiếng Việt. Nhà thơ đã gợi cho người đọc cảm nhận được được tiếng nói dân tộc vừa có sự mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn của “đất cày”; vừa có sự dịu dàng, mát mẻ của “lụa”; vừa có sự óng ả, thanh tao của “tre ngà”; vừa có sự mềm mại, uyển chuyển của “tơ”.

Như chúng ta đã biết với một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, hệ thống các thanh điệu với những âm độ, âm vực, tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: du dương trầm bổng, réo rắt, sâu lắng, thiết tha… Tiếng Việt giàu âm thanh, nhạc điệu “nói thường nghe như hát/ kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh”.

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

Và như để chứng minh tiếng Việt là ngôn ngữ giàu hình tượng, nhà thơ đã dẫn ra một số tiếng nói quen thuộc mà có khả năng gợi nhiều liên tưởng:

Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

Nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai cho rằng: “Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”(2). Không đi sâu phân tích hay luận bàn sự giàu đẹp của tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ mượn chính ngôn ngữ đậm chất thơ của dân tộc mình để nói về vai trò của người sáng tạo ra thứ ngôn ngữ đó.

13 tháng 2 2017

Nhà thơ đã sáng tạo nên một thế giới hình ảnh sinh động, gợi cảm để tái hiện cội nguồn lịch sử tiếng nói dân tộc. Tiếng Việt không phải là một khái niệm trừu tượng mà là tiếng mẹ gọi, tiếng cha dặn, tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, là câu hát lời ru "rung rinhnhịp đập trái tim" ...nghĩa là tất cả những gì gần gũi, thân thiết, máu thịt nhất đối vớimỗi người; là thứ tiếng lấm láp giọt mồ hôi mặn chát, những giọt nước mắt cay đắng và cả những tâm tình sâu lắng, ngọt ngào, say đắm. Tiếng Việt là thứ tiếng của Tình yêuvà Lao động. Có thể xem hai câu thơ: "Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa. Óng tre ngà và mềm mạinhư tơ" là những câu thơ hay nhất của bài thơ. Đó là một sự phát hiện, đúc kết sâu sắcvề đặc trưng tiếng nói, bản sắc dân tộc: vừa mộc mạc, chân chất, khoẻ khoắn, vừamềm mại, dịu dàng, mát mẻ, vừa cứng cỏi lại vừa óng ả, tinh tế, bay bổng...Những hìnhảnh "đất cày", "lụa", "tre ngà", "tơ" đều gần gũi, quen thuộc, mang đậm bản sắc dântộc. Hai câu thơ đẹp, lung linh sắc màu, càng đọc, càng suy ngẫm càng thấy thấm thía,xúc động.
Mình chưa chắc lắm!

19 tháng 2 2017

*Tác giả muốn nhắn gửi :

+Tiếng Việt trong sáng, thiết tha, yêu tiếng nói là yêu tiếng nói dân tộc. Thể hiện xuyên suốt cụ thể lòng yêu nước của nhân dân.

a,Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:

   - Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

   - Óng tre ngà và mềm mại như tơ

   - Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

   - Như gió nước không thể nào nắm bắt

   Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.

b, Tác giả muốn thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú  của tiếng Việt.

13 tháng 5 2021

a,Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản là so sánh, những chi tiết cho thấy điều đó là: 

+ Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

+ Óng tre ngà và mềm mại như tơ

+ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

+ Như gió nước không thể nào nắm bắt

Tác dụng : Làm giàu hình ảnh của các câu thơ trở nên sinh động, mang tính nghệ thuật và hấp dẫn hơn. 

b, Tác giả muốn thể hiện lòng yêu mến, lòng thán phục trước sự phong phú và sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Bài 2. Em hãy đọc kĩ đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi Tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu trầm huyền, dấu ngã chênh vênh.”( Trích Tiếng Việt -...
Đọc tiếp

Bài 2. Em hãy đọc kĩ đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi Tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu trầm huyền, dấu ngã chênh vênh.”

( Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ )

Câu 1 : .Chỉ ra ba từ láy trong khổ thơ trên.

Câu 2 : Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu sau:

“Ôi Tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.”

Câu 3 : Em hiểu gì về tình cảm của tác giả gửi gắm trong những vần thơ trên?

Câu 4: Giải thích ý nghĩa của thành ngữ bách chiến bách thắng. Em hãy đặt một câu có chứa thành ngữ mà em biết.

 

1
10 tháng 12 2021

c1:mềm mại , tha thiết , ríu rít, chênh vênh

c2:-biện pháp tu từ so sánh , nhân hoá 

c3:no bt

c4:no bt lun 

xl mik chỉ làm đc 2 câu thôi ...

Đọc và trả lời câu hỏi TIẾNG CHIM BUỔI SÁNG Sáng ra trời rộng đến đâu Trời xanh như mới lần đầu biết xanh Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi cây dậy cùng Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm Gọi bông lúa chín về thôn Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà Tiếng chim cùng bé tưới hoa Mát trong từng giọt nước hòa tiếng chim Vòm cây...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi TIẾNG CHIM BUỔI SÁNG Sáng ra trời rộng đến đâu Trời xanh như mới lần đầu biết xanh Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi cây dậy cùng Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm Gọi bông lúa chín về thôn Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà Tiếng chim cùng bé tưới hoa Mát trong từng giọt nước hòa tiếng chim Vòm cây xanh,đố bé tìm Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung Mà vườn hoa cũng lạ lùng Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên. Câu 2: Từ "tiếng chim" trong câu thơ "Tiếng chim cùng bé tưới hoa" thuộc loại từ gì? Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa có trong những câu thơ sau: Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi cây dậy cùng Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm Giúp với ae ơi💤💤

2
24 tháng 12 2023

1. Thể loại: Thơ lục bát.

2.Từ loại: Danh từ ( chỉ tiếng hót của chim mà ta nghe được )

3. Tác dụng: Làm cho " tiếng chim" trở nên sinh động, hấp dẫn và gần gũi với người đọc, cho ta biết được sự quan trọng của "tiếng chim" đối với muôn loài.

Chúc bạn học tốt ><

23 tháng 12 2023

Câu 1: Thể thơ lục bát.
Câu 2: Thuộc loại từ "danh từ" (câu này mình không chắc lắm)
Câu 3:
→ Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ, làm cho "tiếng chim" trở nên sinh động hơn. Qua đó thể hiện sự đáng yêu của "tiếng chim"


Xin tick =))

Làng chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống.Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.Đã bao lần tôi...
Đọc tiếp

Làng chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống.Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về làng mình và lần nào tôi cũng nghĩ thầm: “Ta sắp được thấy hai cây phong sinh đôi ấy chưa? Mong sao chóng về tới làng.."

Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn: chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đám lửa vô tình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một hơi như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đồi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền

a) Những chi tiiét nào trong bài thể hiện tình cảm đặc biệt của tác giả đối với cây phong?

b) theo bạn, vì sao nhân vật tôi trong bài lại yêu quý 2 cây phong đến thế?

c)Bài viết cho bạn suy nghĩ gì về cách nhìn, cách cảm nhận của bạn đối với thiên nhiên quanh ta?

d)Bạn học được những gì qua cách tả cảnh vật qua bài viết trên?

Giúp mình nha các bạn mình lạy ,mình xin các bạn đấy

giúp mình nha các bạn

1
22 tháng 10 2016

a)

+“Ta sắp được thấy hai cây phong sinh đôi ấy chưa? Mong sao chóng về tới làng.."

+bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đồi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ.

+ Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.

b) Vì Chuyện về hai cây phong giống như lời tâm sự tự nhiên và chân thành. Tác giả đã truyền tình yêu tha thiết từ trái tim mình sang trái tim bạn đọc, dẫn dắt bạn đọc đến với nhân vật Đuy-sen – người thầy đầu tiên của ngôi làng Ku-ku-rêu nghèo nàn, nhỏ bé bằng đoạn văn miêu tả vẻ đẹp khó quên của hai cây phong nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về tình thầy trò, về lương tâm và trách nhiệm cao cả của thầy giáo Đuy-sen.

c)

Tôi mở rộng tâm hồn để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống, sống với sự biết ơn người mẹ thiên nhiên đã mang lại cho con người “bông hoa” kỳ diệu đến vậy.

Bằng cách đó, tôi có được những rung động sâu sắc nhất mà một tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên tuyệt vời có thể mang lại cho con người. Tôi cảm nhận được hoàn toàn vẻ đẹp của bông hoa, mặc dù tôi chỉ có thể phác họa hoặc miêu tả lại vẻ đẹp ấy một cách rất hạn chế bằng năng khiếu diễn đạt rất tồi của mình. Và nếu bạn cũng muốn cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp ấy, tôi khuyên bạn hãy trải lòng ra với thiên nhiên.

Chúc bạn học tốt!

 

đoạn 1.“Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt...
Đọc tiếp

đoạn 1.“Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt, bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ.

đoạn 2.Bác thợ rèn cao lớn, cao lớn nhất vùng, vai cuộn khúc, cánh tay rám đen khói lửa và bụi búa sắt. Bác có đôi mắt lọt trong khuôn mặt vuông vức; dưới rừng tóc rậm dày, đôi mắt trẻ, to, xanh, trong ngời như thép. Quai hàm bạnh của bác rung lên như những tràng cười. Những tiếng thở rền vang như ngáy, giống như nhịp thở phì phò của ống bễ tông.

a,hai đoạn văn trên tái hiện điều gì?

b,tìm ra nhũng đặc điểm tiêu biểu là rõ cảnh ấy,người ấy,vật ấy?

c,kết luận về 2 phương thức biểu đật của 2 đoạn văn?

ai biết giúp milk với nha

cảm ơn mọi người rất nhiều

2
26 tháng 4 2020

a)Đoạn văn 1: đoạn văn tái hiện lại cảnh thiên nhiên khu rừng U - Minh - nơi miền Tây Nam Bộ uy nghi ; tráng lệ ; nhộn nhịp ; nhẹ nhàng ; giàu chất thơ .

Đoạn văn 2:  Đoạn văn trên miêu tả hình ảnh bác thợ rèn cao lớn, vui tính , cuồn cuộn, khoẻ mạnh.

b)

 Cảnh rừng – đoạn 1 :

          +Rừng uy nghi tráng lệ dưới ánh mặt trời vàng óng.

          + Những cây tràm vỏ trắng, vươn thẳng lên trời (so sánh với những cây nến khổng lồ).

          +Mùi hương tràm bị hun nóng dưới mặt trời.

          + Tiếng chim vang xa, vọng lên trời cao xanh thẳm.

          + Hàng nghìn côn trùng có cánh bay đi bay lại, tạo tiếng gió vù vù ; những bông hoa sặc sỡ.

          Hình ảnh bác thợ rèn – đoạn 2

          + Cao lớn.

          +Vai cuộn khúc.

          + Cánh tay ám đen khói và bụi sắt.

          + Khuôn mặt vuông vức.

          + Tóc rậm dày.

          +Đôi mắt to, xanh, trong ngời như thép.

          + Khi cười quai hàm bạnh ra.

          +Tiếng thở rền vang như ngáy

c) Kết luận :

=>Phương thức biểu đạt của 2 đoạn văn : miêu tả  

28 tháng 4 2020

cảm ơn bạn nguyễn thái sơn