Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự từ xa tới gần.
Từ “cửa bể chiều hôm” tới “ghế ngồi”, bốn khung cảnh khác nhau:
+ Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển.
+ Những cánh hoa lụi tàn trôi man mác trên ngọn nước mới.
+ Nơi cỏ héo úa, rầu rầu.
+ Cảnh tưởng tượng sóng quanh ghế ngồi.
→ Diễn đạt nỗi buồn dâng lên đầy ắp, càng ngày như muốn nhấn chìm Kiều trước cuộc bể dâu.
Em tham khảo nhé: (Trông dài v thôi chứ 15 câu đó em :>)
Tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện qua bút pháp tả cảnh ngụ tình. Mỗi bức tranh thiên nhiên cũng là một bức tranh tâm trạng. Trước hết là hình ảnh cánh buồn thấp thoáng nơi của bể chiều hôm, một ánh buồn nhỏ nhoi đơn độc giữa biển nước mênh mông gợi lên thân phận nhỏ bé, cô đơn, gợi nỗi nhớ nhà nhớ quê của Kiều. H/ả hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi nỗi buồn về thân phận trôi nổi lênh đênh vô địch giữa sóng nước, cuộc đời của cô không biết sẽ trôi về đâu và bị vùi dập ra sao. Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” là một hình ảnh nhân hóa, biểu hiện tâm trạng của con người. Lòng người buồn nên nhìn đâu cũng thấy buồn; nỗi buồn của Kiều như thấm vào cảnh vật khiến cho cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng. Trong văn học từ xưa tới nay, màu sắc xanh thường khiến chúng ta nghĩ tới màu của sự sống, của sự sinh sôi bất diệt. Nhưng cũng có trường hợp, màu xanh có khi trở thành màu sắc của bi kịch con người. Nếu như những bức tranh thiên nhiên bên trên đều được tái hiện trong trạng thái tĩnh thì khép lại bài thơ, bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong trạng thái động. (Câu bị động). Đó là âm thanh dữ dội của gió, của sóng; gió làm cho mặt biển tung lên những con sóng ồ ạt đập vào bờ mà phát ra tiếng kêu. Nhưng quan trọng, tiếng sóng ấy không đơn thuần là những con sóng thực ở ngoài biển khơi mà đó còn là con sóng lòng của tâm trạng. Điệp khúc “buồn trông” ở những câu thơ trên kết đọng, tích tụ rồi dồn đẩy xuống câu thơ cuối khiến cho nỗi buồn ngày càng trở nên chồng chất như lớp lớp sóng trào. Đồng thời, tiếng sóng “ầm ầm” dữ dội ấy cũng chính hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời phong ba bão táp đã và đang đổ ập xuống đời Kiều, đổ ập xuống đôi vai gầy yếu của một cô gái trẻ đáng thương và tội nghiệp. Vì thế lúc này Kiều không chỉ buồn mà còn lo lắng, sợ hãi như đang rơi vào vực thẳm một cách bất lực. Qua việc phân tích ở trên, chúng ta thấy đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ hay, đặc sắc và thành công nhất trong Truyện Kiều về nghệ thuật miêu tả, khắc họa thế giới nội tâm nhân vật và nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình". Qua đoạn thơ chúng ta thấy được tâm trạng, cảnh ngộ cô đơn, đáng thương, tội nghiệp và tấm lòng thủy chung son sắt với người yêu, hiếu thảo với cha mẹ của nàng Kiều, một con người tài hoa mà bạc mệnh!
Câu 1 : Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự từ xa tới gần.
Câu 2 :
điệp từ “buồn trông” có ý nghĩa khắc họa nỗi buồn trông ra bốn phía, ngóng đợi những thứ xa xôi, mơ hồ làm thay đổi hiện tại bế tắc.
Câu 3 Tham khảo
Câu hỏi tu từ: “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
- Hình ảnh cánh buồm nhỏ, đơn độc giữa mênh mông sóng nước, cũng giống như tâm trạng của Kiều trong không gian thanh vắng ở hiện tại nghĩ tới tương lai mịt mù của bản thân.
+ Nàng cảm thấy lênh đênh giữa dòng đời, không biết ngày nào mới được trở về với gia đình, đoàn tụ với người thân yêu.
Câu hỏi tu từ: “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Những cánh hoa trôi vô định trên mặt nước càng khiến Kiều buồn hơn, nàng nhìn thấy trong đó số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh giữa dòng đời ngang trái.
Kiều lo sợ không biết số phận của mình sẽ trôi dạt, bị vùi lấp
Câu 4 :Các từ láy ;
+ thấp thoáng
+ xa xa
+ man mác
+ rầu rầu
+ xanh xanh
+ ầm ầm
Câu 5 Tham khảo
- Nỗi buồn càng lúc càng tăng, càng dồn dập. Một cơn “gió cuốn mặt duềnh” là sự tưởng tượng của Kiều trước thực tại mù mịt, chênh vênh của Kiều.
- Âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” ấy chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đã, đang ập xuống cuộc đời nàng và còn tiếp tục đè lên kiếp người đè nặng lên trong xã hội phong kiến cổ hủ, bất công.
- Tất cả những đợt sóng đang gầm thét trực chờ nhấn chìm Kiều, nàng không chỉ buồn mà là sợ, kinh hãi trước khi rơi vào vực thẳm một cách bất lực.
Nỗi buồn đã lên tới đỉnh điểm khiến Kiều thực sự tuyệt vọng.
→ Cảnh vật được nhìn thông qua lăng kính tâm trạng của Kiều “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Câu 7 :
Chỉ với 8 câu thơ tả thực cảnh nhưng thực chất là tâm cảnh đã nói lên sự vô định, buồn bã, nỗi lo âu kinh hãi dồn tới đỉnh điểm trong cảm xúc của Kiều. Hình ảnh cánh buồm xa xa nơi cửa biển là hình ảnh rất đắt khi thể hiện được nội tâm nhân vật Kiều. Cánh buồm nhỏ nhoi vô định cũng chính là hình ảnh Kiều vẫn lênh đênh giữa dòng đời không biết khi nào mới về đoàn tụ với gia đình. Tiếp nối là hình ảnh những cánh hoa tàn lụi trôi man mác trên mặt nước mới xa thì Kiều lại càng buồn hơn bởi nàng nhìn thấy thân phận vô định giữa dòng đời của mình. Hình ảnh nội cỏ rầu rầu như khắc họa sâu thêm nỗi buồn không lối thoát của Kiều. Nàng vô vọng vì những chuỗi ngày vô định xung quanh tẻ nhạt, không biết kéo tới bao giờ. Dường như nỗi buồn ngày càng tăng lên tới vô định, dồn dập. Nỗi buồn và sợ hãi dâng lên tột đỉnh, khiến Kiều rơi vào tuyệt vọng. Tất cả như muốn nhấn chìm, à dìm Kiều xuống tận đáy của sự đau khổ cùng cực.
Câu 8 tình cảm của tác giả đối với Thúy Kiều. là :
+ xót thương cho số phận bi đát của nàng
+ Nguyễn du thấu hiểu đc nỗi cô đơn của Kiều vì vậy qua đó có thể diễn tả thông qua hình ảnh của ngoại cảnh nhưng chạm tới được dụng ý nghệ thuật của mình.
Câu 9
Tác phẩm cùng loại : Lục Vân Tiên
Tác giả Nguyễn đình chiểu
Nhắc em n+2021 lần về cách trình bày và đây là bài của lớp mấy?
Điệp ngữ: buồn trông
Tác dụng: Cho thấy nỗi buồn cô đơn, đau đớn xót xa, đầy bế tắc tuyệt vọng của Kièu.
Em tham khảo:
- Điệp ngữ “buồn trông”… kết hợp với các hình ảnh đứng sau diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau. Nhằm thể hiện tâm trạng buồn đau, cô đơn hiu quạnh trước khung cảnh thiên nhiên cùng bao nỗi nhớ ùa về trong lòng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
- Nỗi buồn càng lúc càng tăng, càng dồn dập. Một cơn “gió cuốn mặt duềnh” là sự tưởng tượng của Kiều trước thực tại mù mịt, chênh vênh của Kiều.
- Âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” ấy chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đã, đang ập xuống cuộc đời nàng và còn tiếp tục đè lên kiếp người đè nặng lên trong xã hội phong kiến cổ hủ, bất công.
- Tất cả những đợt sóng đang gầm thét trực chờ nhấn chìm Kiều, nàng không chỉ buồn mà là sợ, kinh hãi trước khi rơi vào vực thẳm một cách bất lực.
Nỗi buồn đã lên tới đỉnh điểm khiến Kiều thực sự tuyệt vọng.
→ Cảnh vật được nhìn thông qua lăng kính tâm trạng của Kiều “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu, khắc họa nỗi buồn trông ra bốn phía, ngóng đợi những thứ xa xôi, mơ hồ làm thay đổi hiện tại bế tắc.
- Buồn trông cái thảng thốt, lo âu, mỗi sợ hãi của người con gái non nớt khi lạc vào cuộc đời ngang trái.
- Cụm từ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã diễn tả nỗi buồn với những sắc thái cao độ khác nhau.
- Điệp ngữ lại kết hợp với các từ láy chủ yếu là từ láy tượng hình, dồn dập, tạo nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày càng dâng kín bủa vây lấy Kiều.
- Điệp ngữ tạo nỗi buồn trầm hùng, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.
Câu hỏi tu từ: “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
- Hình ảnh cánh buồm nhỏ, đơn độc giữa mênh mông sóng nước, cũng giống như tâm trạng của Kiều trong không gian thanh vắng ở hiện tại nghĩ tới tương lai mịt mù của bản thân.
+ Nàng cảm thấy lênh đênh giữa dòng đời, không biết ngày nào mới được trở về với gia đình, đoàn tụ với người thân yêu.
Câu hỏi tu từ: “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Những cánh hoa trôi vô định trên mặt nước càng khiến Kiều buồn hơn, nàng nhìn thấy trong đó số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh giữa dòng đời ngang trái.
Kiều lo sợ không biết số phận của mình sẽ trôi dạt, bị vùi lấp ra sao.
Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự từ xa tới gần.
Từ “cửa bể chiều hôm” tới “ghế ngồi”, bốn khung cảnh khác nhau:
+ Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển.
+ Những cánh hoa lụi tàn trôi man mác trên ngọn nước mới.
+ Nơi cỏ héo úa, rầu rầu.
+ Cảnh tưởng tượng sóng quanh ghế ngồi.
→ Diễn đạt nỗi buồn dâng lên đầy ắp, càng ngày như muốn nhấn chìm Kiều trước cuộc bể dâu.