K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào…”

(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).

1. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên.

2. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của các từ láy đó trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên.

3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.

4. Viết một đoạn văn khoảng từ 8-10 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản có đoạn trích trên.

0
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương...
Đọc tiếp

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. Tìm câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên.

Câu 3. Câu mở đầu văn bản, tác giả viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là “nồng nàn yêu nước”?

Câu 4. Từ “nó” thuộc từ loại gì? Nhận xét gì về việc sử dụng đại từ “nó” trong câu văn?

Câu 5. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì trong câu.

Câu 6. Việc sử dụng liên tiếp một loạt các động từ mạnh: “kết thành”, “lướt qua”, “nhấn chìm” trong một câu văn có tác dụng gì?

0
9 tháng 4 2019

PHẦN I: PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/Phương thức nghị luận.
Câu chủ đề: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”.

Câu 2:
Nội dung: Mỗi người đều có giá trị riêng và cần biết trân trọng những giá trị đó.

Câu 3:
Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.

II.  PHẦN LÀM VĂN 

Câu 1: 
+ Khẳng định mỗi người trong chúng ta đều sinh ra với những giá trị có sẵn.

+ Nhận thức được rằng mỗi người có một giá trị riêng vì vậy không nên mặc cảm, tự ti khi thua kém về mặt nào đó.

Câu 2:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
– Thạch Lam là nhà văn có sở trường ở thể loại truyện ngắn.Ông thường viết về những người dân nghèo sống mòn mỏi, bế tắc ở những phố huyện nghèo nàn xơ xác bằng sự cảm thương s u sắc.  – Đọc truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, chúng ta không thể quên cảnh chị em Liên đêm đêm thức đợi đoàn tàu chạy qua phố huyện .

Khái quát về Hai đứa trẻ trong truyện ngắn:

– Hai đứa trẻ là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Toàn bộ bức tranh cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người nơi phố huyện được miêu tả qua cái nhìn và cảm nhận của Liên.

– Cũng giống như những người d n nơi phố huyện, hai đứa trẻ không được nhà văn miêu tả ngoại hình. Những con người đáng thương tội nghiệp nơi đ y bị bóng tối che khuất gương mặt đời của họ. Liên là kiểu nhân vật tâm trạng trong sáng tác Thạch Lam, nhân vật ít hành động mà đầy ắp suy tư rung cảm. Đặc biệt trong đoạn cuối cùng của tác phẩm hai chị em Liên đã chờ đợi chuyến tàu qua phố huyện nghèo với nhiều  ý nghĩa.

Hai chị em Liên đêm đêm cố thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về vì:
– Chuyến tàu là hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Liên và An muốn nhìn chuyến tàu là muốn nhìn thấy một thế giới hoàn toàn khác với sự phẳng lặng tẻ nhạt, đơn điệu mà chúng đang sống.

– Con tàu còn mang đến thế giới của kỉ niệm, đánh thức dậy trong hai chị em những kí ức về Hà Nội- nơi mà ở đó chúng đã có những ngày đẹp đẽ…

-Nhìn thấy đoàn tàu không chỉ đơn thuần là một hành động thoả mãn thị giác mà nó còn lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn chị em Liên bằng hoài niệm và những ước mơ, phần nào làm bớt đi sự tẻ nhạt trong cuộc sống hằng ngày của hai đứa trẻ.

Ý nghĩa:
– Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên. Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn, ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc.

– Đó cũng là tình cảm nh n đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của con người.

Đánh giá:
– Liên là một nhân vật vừa đậm chất hiện thực vừa đậm chất trữ tình được xây dựng qua ngòi bút tài hoa của Thạch Lam. Thể hiện khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, gợi tả những xúc động, những biến thái mơ hồ, mong manh tinh tế trong tâm hồn con người. Nhân vật hầu như ít hành động mà đầy ắp suy tư rung cảm. – Hai đứa trẻ thực sự như một bài thơ để lại cảm xúc vấn vương, man mác trong lòng người đọc.

– Xã hội đầy rẫy những bất công, mâu thuẫn, ngòi bút  Thạch Lam vẫn biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp tinh tế trong tâm hồn con người. Điều đó chứng tỏ  Thạch Lam là một tâm hồn giàu yêu thương, giàu lòng nhân hậu với con người.

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Trích Ngữ văn7, tập một) Câu 1. Đoạn văn...
Đọc tiếp
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Trích Ngữ văn7, tập một) Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. Trình bày phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 3. Tìm những từ ghép trong đoạn văn. Phân loại từ ghép. Câu 4. Theo em “thế giới kì diệu” là gì? Ý nghĩa của câu văn “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Câu 5. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. Trong đoạn có sử dụng ít nhất một câu trần thuật đơn (gạch chân chỉ rõ câu trần thuật đơn đó). Giúp em với 😢😢😢 Ai giúp em mua kẹo cho 🥺🥺🥺
9
28 tháng 10 2021

ship 1 thùng kẹo oshi vị me tới nhà thì chỉ =))))

28 tháng 10 2021

Câu 1 : Tác giả : Lý Lan - Văn bản nhật dụng 

Câu 2 : " Đêm nay mẹ không ngủ được" 

Câu 3 : Tham khảo:

- Người mẹ suy nghĩ và lo lắng cho ngày khai trường đầu tiên của con, đó là ngày rất đặc biệt và thật sự quan trọng đối với một đứa trẻ. (cổng trường rộng lớn đang đợi con, những điều mới lạ đang chờ đón con và ngày mai, ngày khai trường đầu tiên chính là lúc đặt một nền móng, một chân trời mới cho kho tàng tri thức của con)

- Sự chuẩn bị và nghĩ đến ngày khai trường đầu tiên của đứa con làm người mẹ hồi tưởng về kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình. Những cảm xúc bồi hồi, háo hức mẹ cũng từng có như chính đứa con bây giờ trước ngày khai trường.

- Người mẹ suy nghĩ về những điều sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến con mình, đó là môi trường nhà trường, về một nền giáo dục bởi “nếu sai một li sẽ chệch đi hàng dặm”

*Chi tiết thể hiện ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ:

“Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…… cái thế giới mà mẹ bước vào”. Có thể nói, những cảm xúc đầu tiên về ngày khai trường, đã xếp gọn vào trong miền kí ức của người mẹ trong truyện nói riêng, và cả thực tại mỗi chúng ta.

(từ những chi tiết này bn triển khai thành đoạn văn nha)

Câu 1: Cho đoạn văn sau:“Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho đoạn văn sau:

“Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.

a. Hãy cho biết đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản là ai?

b. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

c. Xác định các câu rút gọn được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của việc sử dụng các câu rút gọn đó.

3

a.Đoạn trích trong bài :tinh thần yêu nc của nhân dân ta

   Tác Giả :HCM(1890-1969)

b.Phương thức biểu đạt:Nghị luận-chứng minh

c.Câu rút gọn 1: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm

Tác dụng:

Thành phần bị lược bớt:CN

-Thông tin nhanh, tránh lặp từ

Câu rút gọn 2:Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến

Thành phần bị lược bớt:Cn

-Ngụ ý hành động nói trong câu là của chung mọi người.

Chúc bạn học tốt!

11 tháng 4 2020

a.Đoạn văn trên trích trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" . Tác giả của văn bản là Chủ tịch Hồ Chí MInh
b.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn : Nghị luận

 

11 tháng 5 2021

Đọc sách rất có lợi. Trong đó, đọc để học tập, bổ sung kiến thức cho con người là ích lợi quan trọng nhất của việc đọc sách. Khi học bài, làm bài, ta phải học, phải đọc sách giáo khoa. Muốn học nâng cao hơn, ta phải đọc và giải bài tập trong sách tham khảo. Những quyển sách ấy chính là phương tiện giúp ta học tập và việc đọc sách chính là để học tập. Vì mang trong mình sự hiểu biết về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, lịch sử, khoa học, mà sách cho chúng ta lượng tri thức khổng lồ. Có đọc sách, ta mới biết Trái Đất của chúng ta hình thành từ bao giờ, có bao nhiêu rừng núi, sông hồ. Có đọc sách ta mới biết đất nước Việt Nam ta có những trang lịch sử hào hùng như thế nào. Có đọc sách ta mới hiểu biết về cây cối, cấu tạo của chúng dù ta vẫn luôn nhìn thấy chúng hàng ngày. Lượng kiến thức to lớn ấy chính là từ việc đọc sách mà ra. Sách chính là người thầy của mỗi con người bởi lượng kiến thức hiểu biết mà sách truyền lại cho chúng ta. Không chỉ mang nguồn tri thức to lớn, còn vun đắp tình cảm cho chúng ta, dạy ta làm người. Đọc sách ta mới biết nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo, nỗi khổ của các cô chú bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đọc sách rèn cho ta lòng biết ơn. Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Không chỉ để học tập, việc đọc sách cũng giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng. Sau khi học bài xong, ta đọc truyện cười trong sách thì sẽ sảng khoái, thoải mái biết bao.Ngày nay, sách cũng như người bạn cùng học, cùng chơi với chúng ta.

11 tháng 5 2021

Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh hơn nữa sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Đọc sách giúp con người trưởng thành về cả trí tuệ và nhân cách. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

(Trích Ngữ văn 7- Tập I)

Câu 1: Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì ? Câu 2: Hãy chỉ ra một từ láy có trong những câu văn trên. Xét về cấu tạo, từ láy đó thuộc kiểu từ láy nào ?

Câu 3: Tại sao người anh lại nói “tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” ?

Câu 4. Qua văn bản mà em vừa xác định, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?

Bài 2: . Đọc kỹ bài ca dao sau:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong bài ca dao là gì?

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong bài ca dao? Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Tìm các từ láy trong bài ca dao và phân loại.

Câu 3: Em có biết bài ca dao nào khác cũng có nội dung tương tự như bài ca dao trên? Hãy chép lại bài ca dao đó.

Câu 4: Từ nội dung bài ca dao trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 8- 10 câu )nêu cảm nhận của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép – chỉ rõ 1 từ láy và từ ghép.

1

1. Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay.

2. 

Quan hệ từ: và, mà, như, của.

Đại từ: chúng tôi, tôi